RSS

Daily Archives: 03.09.2011

Clip: Thăng Long ngàn năm

 

Nhãn: ,

Chương 7: Đừng xét đoán (Lc 6:37-38,41-42)

 

1 “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán,2 vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em.3 Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?4 Sao anh lại nói với người anh em: “Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn”, trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh?5 Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.
Đừng quăng của thánh cho chó
6 “Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai, chớ liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi còn quay lại cắn xé anh em.
Cứ xin thì sẽ được (Lc 11:9-13)
7 “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho.8 Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho.9 Có người nào trong anh em, khi con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá?10 Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn?11 Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao?
Khuôn vàng thước ngọc (Lc 6:31)
12 “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó.
Hai con đường (Lc 13: 24 )
13 “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó.14 Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.
Cây nào trái ấy (Lc 6:43-44)
15 “Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi.16 Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ?17 Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu.18 Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt.19 Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa.20 Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai.
Môn đệ chân chính (Lc 6:47-49; 13:25-27)
21 “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa! ” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.22 Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: “Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao? “23 Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!24 “Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá.25 Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá.26 Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát.27 Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành”.

Cách giảng dạy của Đức Giê-su
28 Khi Đức Giê-su giảng dạy những điều ấy xong, dân chúng sửng sốt về lời giảng dạy của Người,29 vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư của họ.
 Mátthêu
 

Nhãn:

Chuyện "mê tín" của người thời nay (tham khảo)

Chuyện “mê tín” của người thời nay (tham khảo)

Open in new window
– Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần: “Giữa thời đại tàu vũ trụ bay lên không gian như đi chợ, con người đã chuyển ghép gen, tiến hành sinh sản vô tính mà nói chuyện mê tín thì cũng… hơi kỳ! Thật ra, đời sống tâm linh của con người đương đại vẫn có những góc khuất dành cho những điều không thể lý giải được bằng thực nghiệm hay khoa học. Mê tín là những niềm tin “truyền tử lưu tôn” từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm trước. Không có cơ sở khoa học nào hết, nhưng chúng vẫn luôn chi phối sinh hoạt của con người một cách vô thức hay có ý thức. Tìm hiểu chúng để tránh cho mọi người giao tiếp không bị “hiểu nhầm” nhất là trong thời buổi hội nhập Đông – Tây này, xem ra cũng cần thiết“

Đến nay, có lẽ không ai dám bảo rằng con số 13 là không xui xẻo. Đến Mỹ, bạn dễ dàng bắt gặp những khách sạn sang trọng, hoành tráng, không hề có phòng số 13 hay tầng số 13, ngay cả bàn số 13 trong nhà hàng ăn cũng không có. Trên một số con đường, người ta đi từ số 12 sang 12 bis rồi nhảy sang số 14, làm như con số 13 chưa hề có mặt trên đời này. Không riêng gì Mỹ, ở Pháp và nhiều nước phương Tây khác cũng thế, đặc biệt là thứ Sáu, ngày 13 lại càng tối kỵ. Ở các nước Anglo-saxon, hầu như không ai đi du lịch vào ngày thứ Sáu, ngày 13 cả.

Sự mê tín này được phần đông giải thích căn cứ vào ngày mất của Chúa Jesus Christ (thứ Sáu) cũng là ngày ông Adam và bà Eva bị trục xuất khỏi Thiên đàng sau khi ăn một trái cấm quá ngon, là ngày Cain giết anh là Babel, ngày thánh Jean Baptiste bị xử tử… Ở Anh, truyền thống xử giảo (treo cổ) tội nhân vào ngày thứ Sáu quen thuộc đến nỗi thứ Sáu còn được nhiều người gọi là “ngày của những kẻ bị treo cổ”. Con số là còn liên hệ đến một sự kiện khác được ghi trong Kinh Thánh, đó là bữa tiệc cuối cùng của chúa Jesus với 12 vị thánh tông đồ, cộng lại thành 13 người. Ngày nay, khi gia đình tổ chức tiệc, nếu có chủ lẫn khách chỉ có 13 người thì chủ nhà phải tìm cho được vị khách thứ 14.

Ngày thứ Sáu và con số 13 cũng có một cách giải thích khác bắt nguồn từ một số tin tưởng tồn tại trước ngày Chúa giáng sinh: người ta tin rằng cứ mỗi ngày thứ Sáu, có 12 tảo phù thủy cùng một con quỷ tụ họp lại với nhau để bàn bạc việc gieo rắc chuyện kinh hoàng cho con người.

Tuy nhiên, xin chớ tưởng con số 13 là con số độc quyền của sự mê tín. Ở Ý, nhiều người rất kỵ con số 17, bởi vì con số này viết theo kiểu chữ số La Mã là XVII, theo phép đảo chữ (anagramme), có thể viết thành VIXI, mà trong tiếng Latin, VIXI có nghĩa là “Tôi đã từng sống”, tức là “Tôi đã chết”. Trong giới trẻ “sành điệu” hiện nay, có điện thoại mang bốn con số 4 (4444) là một niềm tự hào lớn lao, không dễ gì có được nhưng với người Nhật Bản thì không có gì đáng sợ bằng bồn con số này. Trong tiếng Nhật, con số 4 đọc là “shi”, mà âm “shi” cũng có nghĩa là “chết”, có đến bốn con số 4 thì không còn có hy vọng gì… thoát chết!
Hồi thế chiến thứ nhất (1914 – 1918), có một điều mê tín rất…dễ thương và cảm động. Tại mặt trận Verdun ở Pháp, trước khi tham dự một trận đánh, nhiều người lính soát xét lại trong túi mình có còn chiếc vé khứ hồi tuyến xe điện ngầm hay không. Họ mua vé khứ hồi để luôn sống với niềm tin rằng một ngày nào đó sẽ trở về đoàn tụ với gia đình. Họ tin chiếc vé đó có đủ uy lực giúp cho sự thực diễn ra đúng như mơ ước. Câu chuyện này được thi hào Pháp Guillaume Apollinaire nhắc lại như một trong những điều mê tín của con người khi đối mặt trước hiểm nguy, một cách giải mệt mỏi, ưu phiền và xua đuổi phần nào nỗi lo trước cái chết đang cận kề.
Ngày trước, các thủy thủ đi biển lâu ngày, cuộc sống may rủi khôn lường nên họ có nhiều kiêng kỵ khó hiểu so với người bình thường, chẳng hạn như không ai được chúc họ “thượng lộ bình an”. Họ cũng không bao giờ mang lên tàu vật dụng có hình con thỏ. Chuyện kể rằng ban đầu, các thủy thủ đoàn thường mang những con thỏ lên tàu cho vui, ai ngờ có những con trốn khỏi tay chủ và gặm nhấm gỗ thành tàu và tàu bị chìm. Từ đó, con vật hiền lành này trở thành biểu tượng đáng sợ của người đi biển. Ngày nay, điều mê tín này đã không còn những thủy thủ thường sờ vào chiếc mũ có túp len màu đỏ đề cầu may.

Câu chuyện mê tín về chiếc gương soi cũng bắt nguồn từ một giai thoại thú vị. Vào thế kỷ XV, những chiếc gương soi đầu tiên sản xuất tại Venice (Ý) rất đắt tiền và dễ vỡ nên các bà chủ nhà thường xuyên căn dặn, răn đe đám hầu cận trong nhà hết sức thận trọng để không làm vỡ gương. Không lâu sau, ngoại trừ trường hợp cố ý “đập cố kính ra tìm lấy bóng” như vua Tự Đức, những ai vô ý làm vỡ gương soi đều lo sợ điều đó sẽ mang lại xui xẻo cho khổ chủ.

Trường hợp chiếc dù (ô) cũng tương tự. Chúng được ra đời trước tiên ở London (Anh) vào thế kỷ XVIII, có những chiếc gọng bằng kim khí cứng và khó giương, có thể gây nguy hiểm cho người và vật chung quanh. Ngày nay vẫn còn nhiều người không dám giương dù trong nhà do tin là làm việc này sẽ gây xui xẻo cho người có dù. Dù sao mê tín này cũng có lợi của nó: giương dù trong nhà chật chội thì kèo dù có thể làm mù mắt như chơi.

Gần với chúng ta hơn, ngày 12/7/1998, đội tuyển bóng đá Pháp đoạt chức vô địch bóng đá thế giới. Trước mỗi trận đấu, trung vệ Laurent Blanc lại tiến đến ôm hôn thắm thiết cái đầu bóng láng của thủ môn Fabien Barthez, vì tin rằng hành động này sẽ mang lại may mắn cho đội bóng. Hai năm sau (2000), đội tuyển Pháp lại đoạt chức vô địch châu âu và cái đau hói của Barthez lại một lần nữa được tuyên dương. Ngày nay, nhiều đội bóng Châu Âu cũng có những chuyện mê tín tương tự. Họ có nhiều màu áo khác nhau, khi họ thắng trận trước trong màu áo nào thì trận sau cũng sẽ đá trong màu áo đó và sẽ có tranh đấu giữ cho được màu áo này trong trường hợp đối thủ có cùng màu áo.

Đó là những chuyện mê tín còn có thể giải thích bằng cách này hay cách khác, hoặc truy nguyên nguồn gốc của chúng. Trong sinh hoạt của con người hôm nay, còn lắm điều mê tín khác, trong đó nhiều điều không biết giải thích cách nào hay tìm xuất xứ từ đâu.
Xin kể một số trường hợp để mỗi chúng ta có thể tránh đụng chạm đến chúng, giúp cho những giao tiếp hàng ngày, nhất là trên thương trường được trôi chảy:

– Nếu một phụ nữ đặt hai chiếc thìa lên cùng một cái đĩa thì điều đó có nghĩa là bà sẽ sinh đôi, hai đứa bé có tóc vàng (Anh). Nếu trẻ con xếp cuống bắp cải quanh cửa chính và cửa so của một ngôi nhà trong ngày lễ Halloween thì các bà tiên sẽ mang đến cho chúng một đứa em trai hay em gái (Scotland).
– Đứa trẻ sẽ sinh ra với cái đầu cá nếu bà mẹ không chịu từ bỏ sự đam mê ăn cá (quan niệm của người Canada nói tiếng Pháp).
– Nếu bà mẹ mang giày cao gót khi mang thai, đứa con sinh ra sẽ bị lác (lé) mắt (Guyana).
– Trước ngày cưới không nên mua một chiếc đồng hồ khác, vì điều này tiên báo là mối quan hệ nam nữ đang đi đến kết thúc.
– Nếu chỉ thổi trong một hơi mà tắt hết tất cả các cây nến trên chiếc bánh sinh nhật thì những gì đang cầu mong sẽ trở thành hiện thực.
– Đối với người phương Tây, con mèo đen tượng trưng cho những điều xui xẻo nhất.
– Đặt một chiếc nón trên giường là điềm không may (Nam Carolina, Mỹ).
– Đặt chìa khóa trên bàn cũng là điềm không may (Thụy Điển).
– Ở Argentina, nhiều người tin là từ menem đồng nghĩa với xui xẻo nên dân chúng thường dùng chữ Mendez thay vì Menem để gọi tên họ của cựu Tổng thống Cailos Menem.
– Khi bạn đang nói về một điều may mắn, hãy dùng tay gõ vào gỗ.
– Chim hoang dã bay vào nhà là điềm chẳng lành.
– Cắm cây đũa thẳng đứng trong một chén cơm là dấu hiệu của cái chết.
– Nhìn thấy một con cú vào ban ngày là điềm chẳng lành.
– Làm rơi một cây dù trên sàn nhà nghĩa là sẽ có một án mạng trong nhà.
– Treo chiếc móng ngựa ở cửa ra vào sẽ có được nhiều vận may.
– Không bao giờ nên đi qua dưới một chiếc thang.
– Tiếng chuông gióng lên là để xua đuổi ma quỷ.
– Làm rơi một cây nĩa có nghĩa là sắp có khách đến chơi.

Lê cẩn

(Theo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần)

 
 

Nhãn:

Elysée thâm cung bí sử

Open in new window– Ảnh: Nữ hầu Tước Pompadour(1721-1764)
TTCT – 11g trưa 16-5, tân Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã bước chân qua cánh cổng lớn của điện Elysée. Không biết có nằm trên “long mạch” hay không mà lâu đài Elysée, ban đầu là một “phòng nhì” của các hoàng đế Pháp, sau này đã lại trở thành nơi tập trung quyền lực.

Khi bá tước Evreux cho xây dựng dinh thự lộng lẫy này, ông hoàn toàn không ngờ rằng nó sẽ trở thành chỗ ở và làm việc của nhiều đời hoàng đế và tổng thống về sau. Công trình kiến trúc tuyệt đẹp này do kiến trúc sư Armand – Claude Mollet thiết kế, nằm không xa hoàng cung là bao.

Năm 1753, sau khi bá tước Evreux qua đời, vua Louis XV vì say mê một phụ nữ thông minh, quyến rũ tên là Jeanne Antoinette Poisson, đã mua tặng cô nàng tòa nhà này và phong cho tước hiệu hầu tước để mỹ nhân có thể bước lên hàng quí tộc cùng vua vui vầy. Người đời gọi bà là nữ hầu tước Pompadour hay bà Pompadour (1721-1764), một gương mặt phụ nữ quyền thế đã từng khuynh loát cả một triều đại.

Tương truyền khi Jeanne Antoinette Poisson mới lên chín tuổi, một nhà tiên tri đã tiên đoán ngày sau bà sẽ được một vị hoàng đế sủng ái. Vì vậy, cha nuôi của bà, một nhà tài phiệt có tên Le Normant de Tournehem, đã đặt cho bà một biệt danh trong nhà là “Reinette” có nghĩa “hoàng hậu bé”. Để nâng cánh cho cô con nuôi bay thẳng vào tương lai, ông De Tournehem không tiếc công huấn luyện bà về âm nhạc, khiêu vũ, hội họa, học vấn, cách giao tiếp và Jeanne Antoinette cũng tỏ ra thông minh xuất sắc trong việc lĩnh hội.

Năm 1741, khi “hoàng hậu bé” 20 tuổi, cô kết hôn với một người si mê cô điên cuồng là cháu trai của ông De Tournehem. “Hoàng hậu nhỏ” nổi danh trong giới tài chính Paris như là một “nữ hoàng thời trang”. Nhưng “hoàng hậu nhỏ” luôn nhớ lời tiên tri ngày nào. Vì lẽ đó, bà đã dụng công nhiều phen để được gặp vua và cuối cùng vua Louis XV bị “sét đánh” trong một dạ tiệc khiêu vũ do chính bà sắp xếp. Người cháu trai của ông De Tournehem phải lập tức ly dị vợ theo yêu cầu của vua, còn tân nữ hầu tước Pompadour dọn vào sống trong tòa nhà của cố bá tước Evreux mà nhà vua vừa tậu cho.

Vốn là một người say mê thời trang và nội thất theo kiểu “Niềm vui của tôi không phải là ngắm vàng trong rương của mình, mà là làm cho nó nhiều hơn lên”, nên bà Pompadour cho tân trang dinh thự vốn đã rất nguy nga càng phải lộng lẫy hơn…, tất nhiên là bằng ngân khố quốc gia do nhà vua phê duyệt.

Thời đó tư tưởng “quay về với thiên nhiên” của Jean – Jacques Rousseau rất được ưa chuộng. Bà Pompadour cho người mang về một bầy cừu, dát vàng quanh sừng, thắt nơ quanh cổ chúng rồi thả trong vườn. Ngày ngày, bà thường ra vườn đóng vai “cô gái chăn cừu”. Một hôm, trong lúc quá hứng khởi, bà đã đưa bầy cừu của mình vào phòng ngủ dành cho khách làm náo loạn tòa nhà.

Mười năm sau khi hầu tước Pompadour qua đời, dinh thự này rơi vào tay một ông trùm trong giới ngân hàng tên Nicolas Beaujon. Ông này đã cho nới rộng và chỉnh trang nội thất. Năm 1787, tòa nhà lại thuộc về nữ công tước Bourbon, tức Louise Marie Bathilde d’Orleans, cô của vua Louis Philippe (cầm quyền từ 1830-1848). Bà Bourbon là một người đồng bóng nên tòa nhà cũng theo sở thích của bà mà trở thành một chốn âm u – nơi nữ chủ nhân thường tiếp đãi khách trong ánh đèn mờ ảo, bên bộ bài hay quả cầu chiêm tinh. Thời gian này, tòa nhà cũng được đổi tên thành điện Elysée, lấy tên đại lộ trước cửa.

Khi Cách mạng Pháp bùng nổ, bà công tước hiến tòa nhà cho chính phủ Cộng hòa. Năm 1793, vua Louis Philippe chạy sang Áo nên chính quyền bấy giờ cho tống giam tất cả những người thuộc hoàng tộc còn ở lại. Nữ công tước đã phải sống một năm rưỡi trong tù trước khi được trả tự do vào năm 1795. Bà quay về nơi ở của mình tại Paris. Trong thời gian bà vắng mặt, điện Elysée được sử dụng làm nơi đặt nhà in và phục vụ nhiều yêu cầu khác của nhà cầm quyền.

Ngày trở về, bà công tước không còn tiền của rủng rỉnh như trước để bảo dưỡng tòa nhà và tự nuôi sống. Vì vậy, bà cho một người Bỉ tên Hovyn thuê tầng trệt của tòa nhà để tổ chức các loại hình giải trí. Tòa nhà lúc này náo nhiệt chưa từng thấy. Sau cơn khủng hoảng, người Paris muốn cởi bỏ những u sầu phiền muộn nên lao vào các cuộc chơi. Ở điện Elysée, họ có thể nhấm nháp cà phê ở quán cà phê hòa nhạc rồi ra vườn xem một con cừu vừa tiếp đất bằng dù. Họ cũng có thể xem kịch, triển lãm, nghe diễn thuyết, khiêu vũ, kể cả mướn “phòng riêng” để làm tình nhân một đêm.

Năm 1805, một người em rể của Napoleon là Johachim Murat đã mua lại điện Elysée và cho sửa chữa lớn tòa nhà. Sau nhiều năm sống chung với hoàng hậu Joséphine de Beauharmais không con nối dõi, lại thêm cái tính không chung thủy của Joséphine đã làm Napoleon mệt mỏi. Ông bắt đầu có nhiều tình nhân và đã lấy điện Elysée làm nơi hẹn hò, vì tòa nhà nằm cách hoàng cung chỉ một khu vườn Tuileries.

Từ những mối tình đó, ông đã có một con trai là bá tước Leon với một cô giáo riêng của em gái mình. Sau khi ông Murat được tấn phong làm vua xứ Naples và lên đường về nơi trị vì, Napoleon đến sống hẳn ở điện Elysée. Cũng tại nơi này, ông tuyên bố ly dị hoàng hậu Joséphine sau 15 năm chung sống. Hoàng đế tặng điện Elysée cho bà nhưng cựu hoàng hậu chẳng thể nào đành lòng ở lại. Elysée trở thành nơi Napoleon sống những năm tháng sau cùng trong cuộc đời trị vì của ông.

Sau khi Pháp bại trận trước nước Nga, điện Elysée đã là nơi ghé chân của Sa hoàng Alexandre đệ nhất. Sau đó, tòa nhà lại trở về tay những người thuộc hoàng tộc cũ, rồi thì chỗ ở của hoàng đế Napoleon Bonaparte. Năm 1852, Louis – Napoleon Bonaparte tuyên bố xóa sổ nền cộng hòa bằng đệ nhị đế chế và trở thành Napoleon đệ tam, tức vị vua cuối cùng của nước Pháp. Cuộc sống hoàng tộc trong cung kết thúc cùng với sự ra đi của Napoleon đệ tam vào năm 1871.

Sau đó, các tổng thống Cộng hòa Pháp luôn chọn nơi này làm chỗ ở và làm việc. Dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle (1958-1969), ông từng dự định chuyển phủ tổng thống sang một địa điểm khác để có được khoảng không gian rộng hơn, an ninh tốt hơn và chỗ đáp cho máy bay trực thăng. Nhưng dự án này chưa bao giờ được thực hiện.

THỦY TÙNG (Theo wikipedia, National Gallery, encyclopedia, Linternaute

 

Nhãn: , ,

Võ Nguyên: Người Giữ Nửa Quả Tim Trương Chi

NGƯỜI GIỮ NỬA QỦA TIM TRƯƠNG CHI

Open in new window
Vua nhắc tay khỏi thành ngai:
– Nàng hãy xích lại gần đâỵ Ba hôm trước ta mơ thấy con bạch tượng rụng ngà, rồi bỗng dưng mọc lại và nhẩy húc vào bụng tạ Ta biết giấc mơ chảng lành. Có thể, có kẻ đang ám hại ta, hoặc là sự báo hiệu sức khoẻ của ta đang đến hồi suy sụp. Chắc mệnh ta sắp hết!

Nàng sụp xuống chân vua thổn thức:

– Lỡ bệ hạ có mệnh hệ gì, thần thiếp biết nương tựa vào đâủ

Vua nâng khuông mặt nàng lên:

-Tục nước ta, khi ta chết, buộc nàng phải lên dàn hoả, chết theọ

Nàng rùng mình nấc lên một tiếng úp mặt vào lòng bàn tay:

– Vâng! Thì đành phải vậy! Nhưng…

– Nhưng thế nào?

– Nhưng còn hàng trăm cung tần hầu thiếp sang đâỵ Và cả nhà sư nữa

Vua thở dài:

– Họ là người hầu, nàng chết, họ cũng phải chết theọ

Nàng khóc rấm rức:

– Thế thì oan cho họ quá! Thiếp không dành. Có cách nào giải thoát cho họ chăng?

Vua trầm ngâm hồi lâu:

– Ta vốn kẻ đa tình. Từ khi cưới nàng, ta phải chống chọi với bao điều diễn ra chung quanh. nàng thấy đấy! Ta dâng trọn tình cảm cho sắc đẹp của nàng, nhưng làm sao biết được ta để lại gì trong trái tim nàng. hay một năm chăn gối, nàng chỉ là bổn phận, là nghĩa vụ? Còn tạ..

– Thánh thượng đừng nghĩ thế. Ban đầu tưởng như cưỡng ép, nhưng về sống trong tấm lòng thánh thượng dành cho, trái tim này đã bao lần thổn thức. Và thần thiếp đã sinh thái tử Đađạ..

Vua đứng lên đi lại một vòng:

– Bây giờ vì Đađa, và vì chính cuộc đời nàng, nàng phải sống. Ta sẽ tìm cách đưa nàng, về cố quốc trước khi ta từ giã cõi đờị Cả một giang sơn, khi nhắm mắt xuôi tay, cá nhân ta chẳng còn có nghĩa gì. Huống chi đối với nàng, tấm thân nhỏ bé, ta ích kỷ làm gì để trở nên tàn nhẫn. Nàng còn oán trách ta chăng?

– Muôn tâu thánh thượng…

– Có thể rồi người đời sẽ lên án ta, cũng có thể họ ca ngợi tạ Ai mà biết được! Riêng chuyện tình của ta với nàng, mai sau thiên hạ sẽ đem ra thêu dệt, bịa đặt biết đến khi nào mới hết? Nhưng họ biêt gì nỗi lòng ta bây giờ. Thật khốn nạn! Ta chẳng cần. Đêm nay, nàng hãy nhớ đêm nay, một đêm mùa hạ năm Đinh Mùị..

Hình như có tiếng voi gầm đâu đó, báo hiệu gì chẳng lành chăng?

Hai người lại ôm siết vào nhau như không muốn rời.

Tiếng trống chầu bên dưới giục lên liên hồị Từng nắm thẻ bay lên như mưa tuyết, rồi người cầm chầu ném cả khay thẻ lên sân khấụ Tiếng vỗ tay rào ràọ Chỉ có ông đạo diễn đứng bên trong cánh gà trố mắt nhìn kinh ngạc, trong kịch bản và khi dàn dựng không có đoạn ôm nhau như thế. Diễn tuồng cổ làm gì có đoạn ôm nhau Hỏng! Hỏng mất! Ông lệnh kéo màn khép cảnh. Bên dưới khán giả không hề hay biết. Mãi sau này bà con trong làng trong xã mới haỵ

Đặng Hộ mồ côi cha mẹ từ bé, lớn lên thành trai lực điền, cày thuê cuốc mướn. Tạo hoá đã ban cho anh vóc hình cân đối, khuôn mặt đẹp cương nghị và quyến rũ lạ lùng, lại có giọng hát thanh và ấm như chuông ngân.

Mỗi năm, nơi nào trong huyện có lễ lạt, cúng tế, tổ chứ hát bội, đểu mời anh tham gia đóng tuồng. Phân vai, anh thường thủ vai chính. Vai anh đóng thành công là tướng hoặc vua

Hộ thầm yêu Thị Huệ, nhưng không dám ngỏ ý và chẳng dám thổ lộ cùng aị Anh ôm mối tình dơn phương hơn hai năm trờị Thị Huệ biết điều đó. Cả hai im lặng. Đến khi làng Yên Thượng khánh thành nhà thờ thiền hiền tổ chức hát bội, anh tham gia đóng tuồng. Trong vở “Đường sang Châu Lý”, anh đóng vua Chế, còn Huệ đóng Huyền Trân. Tình ý gần xa của họ từ trước được nảy nở trong suốt thời gian luyện tập.

Sau chuyện hai người tự ý ôm nhau trên sân khấu, người ta bắt đầu đàm tiếụ Càng đàm tiếu, càng đẩy họ xích lại gần hơn. họ công khai tình yêụ Người ta thường bắt gặp Đặng Hộ và Thị Huệ ngồi bên nhau ở những nơi vắng vẻ, khi bên bụi cây mé rừng, lúc trên bờ ruộng trong đêm tốị Nhưng Huệ là con ông Thất Sáu, thuộc loại giàu nhất vùng. Thất Sáu biết tin, cấm con gái yêu thằng lực điền làm thuê cuốc mướn. Uy lệnh của ông sắc như dao chém nước và luôn có hiệu lực, nên tình yêu của họ bị đổ vỡ.

Hai năm sau, Huệ lấy chồng, đi khỏi làng. Còn Hộ, tháng ngày lặng lẽ làm thuệ Hàng năm, làng xã tổ chức hát hội, anh lại tham gia đóng tuồng. Vai anh đóng, thường là tướng, hoặc vuạ bước ra sân khấu, anh lắc cái đầu, mũ mào rung rinh. Anh phất cái tay, anh giậm cái chân… mới đĩnh đạc, oai phong, lẫm liệt làm saọ Nhưng hết mấy bữa hội hè, anh cởi trả “áo mào triều đình” trở về lặng lẽ làm thuê hết nhà này sang nhà khác.

Sau khi Huệ đi lấy chồng, người ta thấy anh chăm chỉ học thổi sáo và kéo đàn nhị. Căn nhà tranh cuối xóm của anh đêm đêm thường vọng lên tiếng đàn, tiếng sáọ Anh thổi sáo giỏi, nhưng đàn không haỵ Tiếng sáo của anh mê hoặc lòng ngườị Các cụ già bảo: “Tiếng sáo thằng Hộ có tà khí, vướng vất hồn vía cõi âm”. Và cấm con cháu theo học thổi sáo với Đặng Hộ. Nhưng bọn trai làng chẳng mấy ai cấm nổi, đêm đêm chúng tụ tập ở nhà Hộ, khi thì hát, lúc kéo đàn, thổi sáọ Nhưng tiếng sáo của bọn thanh niên theo tập nghe nhạt phèọ Chỉ khi tiếng sáo của Hộ cất lên trong đêm thanh vắng mới làm cho lòng người ngẩn ngơ. Con gái trong vùng không ít người mê Hộ. Nhưng hình như anh chẳng còn quan tâm.

Một hôm, Thị Huệ về thăm nhà. Đến khuya, nghe tiếng sáo của Hộ vọng lên. Tiếng sáo lửng lơ giữa trời, lúc thiết tha êm dịu, khi man man như gió thoảng trong vườn, rồi lại vút lên chơi vơi, nghe đến buồn và thương cảm làm sao! Nhìn ngọn đèn dầm ở nhà trên đã tắt. Huệ lách mình qua cửa sau, lẻn ra khỏi nhà. Đêm sáng sao mờ ảọ Bầu trời như chiếc dù khổng lồ bị thủng những lỗ li tị Huệ lần dò trong đêm để đi và đã đến. Cô sà vào lòng Đặng Hộ, khóc! Căn nhà nhỏ cuối làng tối mờ như bao ngôi nhà khác, nàng nằm trong vòng tay của Hộ, bé nhỏ, dịu hiền. Đến khi nàng lắng cơn xúc động, Hộ mới thì thầm vào tai: “Thế rồi nàng lại đến với trẫm. Nàng hãy nhớ đêm naỵ.. không phải cái đêm mùa hạ năm Đinh Mùi đâu nhé”. nàng cười rúc rích, bá đôi tay vào cổ anh: “Muôn tâu bệ hạ. Người là tất cả của đời em. Dù mai sau có xiêu dạt đến chốn nào, đối với em, bệ hạ luôn là vua trong trái tim này”. Mờ sáng hôm sau, khi bóng tối còn ôm choàng cảnh vật. Huệ lại lặng lẽ về nhà cha mẹ. Chuyện ấy chỉ co hai người biết.

Đặng Hộ ngước nhìn tấm ảnh làm vua của mình trên vách. Nước thuốc đã chuyển sang màu ố vàng, đôi ba chỗ đã bị thời gian làm rộp, để lại những chấm trắng đến buồn. Thế mà đã hơn bốn mươi năm. Hơn bốn mươi năm ông sống cô độc. Dấu ấn thời gian gặm nhấm khuôn mặt, khắc những vết hằn trên má, in những dợn sóng trên vừng trán khô gàỵ Chỉ có bức ảnh kia còn chút gì níu giữ, lưu lại bóng hình của thời đã quạ Nó gợi bao kỷ niệm của thời trai trẻ. Dẫu sao, ông vẫn thích thú đến tự hào về cái thời “làm tướng, làm vua” ấỵ Nay tóc ông đã bạc. Gần đây thấy ông ít thổi sáo, chỉ kéo đàn nhị. Có người bảo do ông đã rụng mất mấy chiếc răng cửạ Bây giờ, người ta biết đến ông là một cụ già. Một cụ già được dân làng tặng cho cái tên dễ mến: Ông già nghệ sĩ.

Một tin chẳng lành đến từ chiềụ Đêm nay ông chong đèn, ngồi quấn thuốc hút hết điếu này đến điếu khác. Khi ngước mắt lên nhìn tấm ảnh trên vách, khi dõi nhìn ra cửạ Bên ngoài là màu đen của trời đêm. ánh sáng sao không đủ để làm nổi lên hình thù cảnh vật. Chỉ có màn đêm hun hút. Nàng đã chết. Ông bàng hoàng! Cũng một đêm sáng sao như đêm nay, hơn bốn mươi năm về trước, nàng nằm bên ông trên chiếc giường tre chật hẹp trong căn nhà nàỵ Ông đã đón nhận tất cả tình yêu và nước mắt, hạnh phúc và buồn. Đón nhận sự âu yếm dịu êm trong đổ vỡ… Nhưng đời ông chỉ có nàng và nàng cũng nói như vậỵ Nàng bây giờ không còn. Ông thấy mình cô độc như chưa bao giờ được cô độc.

Sáng hôm sau, ông về thị xã, đến phòng nha khoa để trồng lại ba chiếc răng.

Khi đưa đám , ông lặng lẽ theo sau như bao người khác. Lúc quan tài hạ xuống trước cái hố mới đào như cái miệng tử thần nham nhở, bỗng dưng ông rút sáo ra thổị Trong không khí vắng lặng của buổi sớm mai, không một gợn gió, tiếng sáo vút lên réo rắt, rồi lả lơi uốn lượn bao trùm ảo nãọ Người nghe ai cũng động lòng, cũng cảm nhận một nỗi buồn lan tỏạ Hai dàn chiêng trống ngừng đánh. Đội kèn cũng lặng im. Tiếng khóc cũng ngưng bặt. Tiếng sáo lại khoan thai như vỗ về, như âu yếm Rồi đột ngột vút lên day dứt não nề, buồn se sắt! Tiếng khóc theo đó tiếp tục oà lên. Trống chiêng giống lên. Chợt một cụ già mặc đồ tang trắng toát chạy đến chộp lấy đôi vai Đặng Hộ:

– Không được thổị Tôi cấm. Không thổi nũa!

Đặng Hộ gạt đôi tay ông già ra và nói như hét:

– Nàng không thuộc về ông. Nếu ta làm vua, nàng đã là hoàng hậụ Ông hiểu chưả!…

Ông tách ra khỏi đám đông, ôm ngực ho sặc sụạ..

Tôi chứng kiến cảnh ấy xảy ra từ đầu đến cuốị Vì tôi có mặt trong đoàn người đưa tang. Người chết là cô ruột của tôi – bà Thị huệ. Tôi nhìn ông Đặng Hộ thất thểu, bơ phờ đi ngược về phía saụ Còn những người đưa đám, tụm năm, tụm bảy xầm xì bàn tán.
(Sưu tầm)

 

Nhãn: ,

Chuyến Tầu Vào Ga (1)

CHUYẾN TẦU VÀO GA (1)

Anh thân yêu!
Anh còn nhớ không? Ngày ấy… Một đêm khuya mùa Thu… Một đoàn tầu chuyển bánh, vào ga…

Em cùng một cô bạn gái, sau khi dự đám cưới một người bạn gái, ở Vĩnh Phú, trở lại Hà Nội.
Sau khi lấy xong xe đạp, em đứng một mình, chờ cô bạn. Sân ga thật đông người. Bỗng nhiên, em nhìn thấy anh xuất hiện, cao hơn hẳn mọi người, mắt đang nhớn nhác, như tìm kiếm…

Và ánh mắt em đã bắt gặp ánh mắt của anh… Dường như có một luồng điện vừa xuyên qua thân thể em… khiến em bối rối vô cùng…
Và rồi, anh đã len lỏi qua khối người dày đặc đó, vội vã đến bên em, hỏi:
– Em đi về đâu?
– Em về phố Huế! Em lúng túng trả lời.
– Vậy, chúng ta cùng đường! Chờ anh về cùng nhé! Anh nói xong, đi ngay, không chờ xem em trả lời… Anh nhớ không?
Đêm đó, là một đêm Thu tuyệt diệu, phải không anh? Một đêm trăng sáng muộn màng, nhưng thật đẹp… Đường phố loang lổ ánh trăng đêm… Hàng cây hoa sữa vi vu trước gió, tỏa hương thơm nồng… Anh đã rất tự nhiên, giới thiệu em với mẹ của anh:
– Đây là bạn gái của con!
Đoạn đường từ ga Hàng Cỏ tới nhà em không xa… Anh chỉ kịp nói, anh cùng mẹ đi dự một đám cưới của người bạn cũng ở Vĩnh Phú – một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà kỳ lạ, mà tuyệt vời… phải không anh?
Vì từ đó… bắt đầu cuộc tình say đắm, đẹp như đêm trăng gặp gỡ… của hai chúng mình… Chúng mình đã chia xẻ cho nhau bao nhiêu là niềm vui, bao nhiêu là nước mắt… Anh còn nhớ không? Những đêm Giao Thừa Hà Nội có chúng mình cùng chen chúc, góp vui ngắm nhìn pháo hoa lộng lẫy muôn màu sắc… Vui qúa! Nhớ qúa, anh ơi!
Và rồi… chúng mình phải chia tay nhau… Không phải vì chúng mình đã phai nhạt tình cảm cho nhau… Chúng ta yêu nhau thắm thiết, thủy chung… thế nhưng… “ông Tơ, bà Nguyệt“ đã chẳng xe duyên cho chúng mình…

Anh ơi! Đã bao nhiêu năm dài dằng dặc trôi qua… nhưng chuyến tầu vào ga cùng ánh mắt như có lửa tình, như luồng điện của anh nhìn em… “Tình yêu của em“… vẫn như còn đâu đây… vẫn theo em đến tận bây giờ…
Anh biết không???

(Còn tiếp)

Nước Đức 14-2-2008
Trần Kim Lan

 

Nhãn: , , , , , ,

Thân Này… Ứơc Xẻ Làm Hai

N NÀY… ƯỚC XẺ LÀM HAI

Open in new windowAnh nọ, rất yêu vợ, bởi thế, anh mới cưới nàng… Và hai người đã có hai con, một trai, một gái. Họ sống bên nhau hạnh phúc… Cho đến một ngày kia…

Anh gặp một thiếu nữ… Cô ta cũng không xinh đẹp gì hơn vợ anh… Thế mà , anh đã bị cô nàng “hút hồn“… Đến nỗi… hình ảnh cô ta luôn ẩn hiện trong tâm trí anh, ngày cũng như đêm…

Cô ta dường như là một cục nam châm… Khiến anh lúc nào cũng tìm cách gặp gỡ, chuyện trò… Anh tâm sự, giãi bày với cô ta mọi chuyện vui cũng như buồn… Cô lắng nghe chăm chú, thích thú … Như thể anh là người có biệt tài kể chuyện lắm! Cô cũng kể cho anh mọi chuyện , mọi uẩn khúc … của đời cô… Cứ thế… Từ tình bạn … chuyển sang tình yêu lúc nào… không biết!
Họ gặp gỡ nhau hàng ngày, nhưng chỉ vào giờ nghỉ trưa của công sở, thời gian còn lại, anh dành hết cho vợ, con ở nhà. Cô tình nhân, biết vậy, cũng đành phải chấp nhận, không có đòi hỏi gì hơn… Thế rồi… Ngày dành cho“tình yêu” đã tới…
Người vợ, dự định, ngày này, cả nhà sẽ ra một vùng ngoại ô, hít thở khí trời, ăn uống chung vui văn nghệ, đàn hát… Vì anh đàn giỏi, hát hay… Còn cô nhân tình, nhân dịp này, cũng muốn anh chứng tỏ với cô rằng “anh yêu em nhất đời“- Như anh thường thủ thỉ cùng cô… Thế nên, cô cũng chuẩn bị làm cơm, thật đặc biệt, mời anh buổi tối đến nhà…
Cô nhắn tin (SMS) cho anh:
– “Anh đến em tối nay nhé! Em muốn dành cho anh… Một sự bất ngờ lý thú!”
… Nhận được tin nhắn… Lòng anh ngổn ngang trăm mối tơ vò… ”Ôi! Biết làm sao bây giờ? Vợ con níu giữ cả ngày? Làm sao có thể đển với nàng tối nay được? Đến với nàng , nàng vui, nhưng vợ con anh sẽ buồn, và chắc chắn, vợ anh sẽ nghi ngờ… Mọi chuyện sẽ … Không được!”…

Anh liền gửi tin nhắn:
– “Ôi! Em yêu qúy! Người tình tuyệt diệu của anh! Anh đang bị “níu chặt” nơi đây, không thể nhúc nhích, xê dịch được… Chắc em thấu hiểu lòng anh??? Ước gì… Ước gì…Thân này… Ước xẻ làm hai…!!!”
-!!!

Nước Đức 14-2-2008
Trần Kim Lan 

 

Nhãn: , ,

Theo Chân Chúa

KTTƯ: 43-THEO CHÂN CHÚA
(Giọng kể chuyện)

 

“Con cáo có hang, con chim có tổ
Nhưng Con Người – Không có nơi gối đầu”
Chúa Jesus đã trả lời rõ ràng
Khi có người muốn Gia Nhập Môn Đệ!

Theo Chân chúa, thì phải vì Trần Thế
Đem Tin Mừng Rao Giảng đến mọi nơi
Để nhân loại hiểu Đạo Nước Chúa Trời
Để muôn người đều được về Đất Hứa!

Nhưng giữa cuộc đời tội lỗi chất chứa
Qủy Satan còn phá phách tung hoành
Theo Chân Chúa là khốn đốn, nhọc nhằn
Nên cần lựa chọn, nghĩ suy cho kỹ!

Tình Yêu Thiên Chúa Là Tình Hoàn Mỹ
Không thể đong, đếm, không thể đo lường
Thánh Hiến Đời Mình – Hướng Tới Thiên Đường
Tưởng khó… Mà dễ – Nếu Ta Vì chúa!

(Dựa theo Mt: 8(20),Lc: 9(57-62)-KTTƯ)

Nước Đức Thứ 4 ngày 17-10-2001
Trần Kim Lan 

 

Nhãn: , ,

Sự Bố Thí, Cầu Nguyện Và Kiêng Ăn

KTTƯ: 52-SỰ BỐ THÍ, CẦU NGUYỆN VÀ KIÊNG ĂN

Xem tại đây:
– Những câu chuyện kỳ lạ giữa anh chị em ruột

 

Chớ có khoe mình trước cả đám đông
Khi làm việc thiện, hãy giữ kín nhiệm
Đừng như Kẻ Giả, thổi kèn, đánh trống
Vì dù kín nhiệm, Cha cũng rõ lòng!

Khi cầu nguyện gì, yên lặng trong phòng
Đừng như Kẻ Giả, góc đường, nhà Hội
Để khoe thiên hạ, làm trò múa rối
Cha ở trên Trời, thấy hết mọi nơi…

Khi cầu xin Cha, chớ có nhiều lời
“Thánh vinh Danh Cha, Nước Cha được đến
Được Như Ý Cha, đủ no tối sớm
Xin Cha tha tội và tha tội người…

Xin Cha gìn giữ, cám dỗ xa rời
Xin Cha cứu thoát khỏi mọi điều ác
Vì Nước Quyền Cha là Vinh Hiển nhất!“
Cha nghe tất cả điều ta xin cầu!

Như khi kiêng ăn, chẳng nên buồn rầu
Như kẻ Giả Hình tỏ cho người biết
Hãy nên Xức Dầu và nên Rửa Mặt
Vì Cha biết hết và sẽ thưởng công!

(Dựa theo Matthêu KTTƯ)

Nước Đức thứ Sáu ngày 26-10-2001
Trần Kim Lan 

 

Nhãn: , ,

Năm Hồng Ân

112-NĂM HỒNG ÂN

Xem tại đây:
– Phúc Cho Ai 
– Bữa Tiệc Ly Cuối. 
– Lạy Cha, Sao Cha Lại Bỏ Rơi Con? 
– Chúa Đã Phục Sinh 
– Mừng Chúa Phục Sinh. 
– Qủy Satan Dụ Dỗ Chúa Jesus 
– Video Clip: Ca Nhạc: Chúa Đã Phục Sinh

Giữa trời phiêu bạt viễn phương
Chúa đưa con tới Thiên đường thương yêu

Vatican huyền ảo bồng liêu
Thiên tòa tráng lệ Ngự triều Thánh linh

Mừng Chúa Cứu Thế Phục Sinh
Ngỡ ngàng… hạnh phúc, Ân tình Chúa ban

Thiêng liêng Thánh lễ ngân vang
Thánh ca mừng Chúa Thiên đàng siêu thăng!

Vượt qua bể khổ trần gian
Thập Giá Cứu Độ mênh mang hãi hùng

Hai ngàn năm… máu chẳng ngừng
Khổ đau Chúa trải… không ngưng lệ tràn…

Mừng Chúa Jesus Khải hoàn
Nhân gian ca hát, hợp đoàn ngợi ca

Được về dự lễ nhà Cha
Hồng Ân Thiên Chúa… ngỡ là mơ thôi

Dâng lòng nhạc khúc bồi hồi
Thiên Thần bay lượn, rợp trời chim câu…

Vatican Mùa Lễ Chúa Phục Sinh năm Thánh 2000
Trần Kim Lan

 

Nhãn: , ,