RSS

Category Archives: Chuyện đạo thơ văn và nhạc

Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều?

Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều?

TRANG CHỦ>

TIN TỨC>

XÃ HỘI

18:50 PM, 28-04-2014

 

(ĐSPL) – Mỗi từ, mỗi câu trong Truyện Kiều là mỗi viên ngọc long lanh trong kho tàng ngôn ngữ và văn chương Việt Nam, điều đó có lẽ không cần phải bàn. Nhưng nay có lẽ phải bàn lại vì có người… chê dở, và đã sửa tới 1/3 tác phẩm!

“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua mỗi cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Mỗi người thứ có thứ không
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen…”

Đọc những câu thơ trên, ắt hẳn người ta sẽ nghĩ: “Sao mang máng như Truyện Kiều, mà sao hình như không phải Truyện Kiều?

   Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều? - Ảnh 1

Ngôn từ Truyện Kiều đang bị người ta dùng bạo lực can thiệp!

1/3 kiệt tác bị sửa!

Vâng, nói sao cũng đúng. Là Truyện Kiều cũng đúng, bởi cái gốc là đại thi hào Nguyễn Du viết ra. Nhưng nói không phải Truyện Kiều cũng không sai, vì nó đã được/bị ông Đỗ Minh Xuân, một kỹ sư, sửa đi rồi.

Ngay những câu đầu tiên mở đầu kiệt tác, đã bị ông Đỗ Minh Xuân chọc bút vào. Một câu ông sửa một từ (Trải qua mỗi cuộc bể dâu); còn một câu ông thay đổi hoàn toàn. Chắc chắn những người đã thuộc câu thơ lấp lánh ánh ngọc “Lạ gì bỉ sắc tư phong” của đại thi hào, nay trở thành “Mỗi người thứ có thứ không”, có lẽ không thể nào không bị… sốc phản vệ!

Chuyện cứ tưởng như đùa nhưng lại là có thật 100% ở xứ ta! Xin đừng nóng vội, “dẽ cho thưa hết một lời đã nao” (Kiều – Nguyễn Du). Đó là trong cuộc hội thảo Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ – Từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới, tổ chức vào ngày 15/12/2012 tại khu di tích Nguyễn Du (Hà Tĩnh), mỗi đại biểu tham dự được phát một cuốn sách (bản photo) có nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân khảo dịch – NXB Văn hóa – Thông tin in năm 2012. 

Ông Đỗ Minh Xuân, được biết là một kỹ sư. Không rõ kỹ sư gì, nhưng thông thường danh từ này dành cho giới kỹ thuật, khoa học tự nhiên. Thế nhưng ông đã “dày công nghiên cứu, nghiền ngẫm, đối chiếu, so sánh…”, và ông đã sửa hơn 1.000 chỗ trong Truyện Kiều như thế.  Cứ cho là mỗi đơn vị sửa sẽ rơi vào 1 câu, thì với  Truyện Kiều 3.524 câu, ông Xuân đã sửa đến 1/3 kiệt tác của đại thi hào!

Thật là ngạc nhiên, chưa nói là việc này có giúp làm cho tác phẩm hay hơn hay dở hơn, thì việc sửa tác phẩm của người khác là điều xưa nay chưa bao giờ có trong giới văn chương và kể cả các lĩnh vực học thuật khác. Trước hết, bởi quyền tác giả và trí tuệ của tác giả đã bị xâm phạm.

Lý do ông Xuân đưa ra là, vì người đọc Truyện Kiều ngày nay, không còn thịnh như trước đây do rào cản về điển tích, từ Hán, từ cổ, từ địa phương…, trong khi đó chữ nghĩa của Truyện Kiều lại rườm rà, trùng lặp, không hay, thiếu logic, trái văn cảnh…, nên ông sửa lại cho phù hợp!

Cười đến… dào mạch Tương!

Nói vòng vo không bằng chỉ ra trực diện. Ngoài câu mở đầu “Lạ gì bỉ sắc tư phong” lấp lánh ánh văn chương đã bị hãm hiếp bởi câu “Mỗi người thứ có thứ không” đầy cục súc, thì hàng loạt câu, từ, điển cố điển tích… đã bị ông kỹ sư này ra tay sát hại không thương tiếc. Chiếc cầu Lam, được gọi là “Lam kiều” một cách thướt tha sang trọng trong câu “Xăm xăm đè nẻo Lam kiều lần sang”, được ông thay bằng từ “đánh liều”, thì quả thật không có sự… liều mạng nào bằng!

“Thời trân” thì sửa thành “quả ngon”, “sẵn bày” thành “xách tay”, nên câu thơ miêu tả hành động của Thúy Kiều, một người con gái khuê các với mỗi động tác đều dịu dàng thanh nhã, cao sang “Thời trân thức thức sẵn bày”, thành ra một hành động dung tục “Quả ngon thức thức xách tay”! Nghe cứ như là nàng Kiều đang ăn trộm trái cây nhà mình cho vào giỏ rồi lén lút mang sang cho tình lang Kim Trọng!

   Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều? - Ảnh 2

Trộm nghe thơm nức hương lân,
Buồng đào nơi tạm khóa Xuân hai Kiều”! (Đỗ Minh Xuân)

Nhưng chưa! Điều đáng sợ là ông Xuân… sợ điển cố điển tích, nên cứ gặp điển cố là ông cố tình gạt ra và thay vào đó là thứ từ ngữ dung tục của ông! Cái đài Đồng Tước mà Tào Tháo xây lên để tính vui thú với 2 nàng con gái sắc nước hương trời Đại Kiều và Tiểu Kiều – vợ của Tôn Sách và Chu Du – hiện lên trong câu thơ của đại thi hào một cách nên thơ, đẹp đẽ và sang trọng:

Trộm nghe thơm nức hương lân
Một nền Đồng Tước khóa Xuân hai Kiều”

đã bị ông Xuân hô biến thành “Buồng đào nơi tạm khóa Xuân hai Kiều”, nghe cứ như là cái buồng tạm giam tội phạm hình sự!

Không thể nào nói hết cái ngô nghê, ngớ ngẩn với hành động “sát phạt điển cố” đến kỳ dị của ông kỹ sư. Trong đêm gió mát trăng thanh, lửa tình nồng nàn, chàng thư sinh Kim Trọng cũng muốn thụ hưởng cái thơm tho của xác thịt người con gái đẹp như hương như hoa. Để giữ tiết trinh, nàng Kiều đã dẫn chuyện của cặp đôi Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy trong “Tây Sương ký”. Cặp đôi này vì quá yêu nhau mà đã ăn nằm với nhau trước khi thành hôn, để rồi sau đó chán nhau, bỏ nhau, khiến người đời sau cứ tiếc mãi cho đôi trai tài gái sắc mà không thành duyên giai ngẫu:

“Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay
Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi – Trương
Mây mưa đánh đổ đá vàng
Quá chiều nên đã chán chường yến anh
Trong khi chắp cánh liền cành
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên
Mái Tây để lạnh hương nguyền
Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng…”

Ấy thế nhưng ông Xuân sẵn sàng chém ngay cái điển cố:

“Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay
Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang”!

Nàng Kiều thông minh tuyệt đỉnh đã lấy truyện “Tây Sương ký” để thuyết phục Kim Trọng. Như vậy Kim Trọng mới thực sự bị thuyết phục và “Thấy lời đoan chính dễ nghe / Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân”. Còn nay, khi ông Xuân cắt quách đi cái điển cố văn học này, thì có nghĩa những lời Kiều nói chỉ là lý luận suông của nàng. Thử hỏi trong đêm gió mát trăng thanh, người yêu như hoa như ngọc, rượu đã ngấm, tình đã nồng, có ông thánh nào chịu chấp nhận những lời lý lẽ suông của người yêu như vậy không?

Lệch lạc, ngớ ngẩn, sai kiến thức, quy chụp… là những thứ nhan nhản trong “bản sửa” của ông kỹ sư. Vua Thuấn đi tuần thú sông Tương và chết, hai người vợ là  Nga Hoàng và Nữ Anh đi tìm, và ngồi bên bờ sông khóc, rồi trầm mình tự vẫn. Từ đó “mạch Tương”, “giọt Tương” chỉ giọt nước mắt, là khóc. Thúy Kiều khóc cho thân phận mình: “Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương”. Ấy thế nhưng ông kỹ sư ngang nhiên sửa thành “trời đã sáng”:“Chưa xong điều nghĩ đã chào vừng dương”!

Than ôi, còn sự hàm hồ nào bằng!

Còn nhiều, nhiều lắm, vô kể. Thiếp Lan Đình thì gọi là “thiếp xem tình” (?), Lãm Thúy (có lý giải đây là danh từ riêng) đổi thành “kiểu dáng”; “đỉnh Giáp, non Thần” ngụ ý chuyện nam nữ mây mưa thì bị cưỡng hiếp đổi thành “tiên nữ giáng trần”, Chung (Tử) Kỳ – danh từ riêng, một người nghe đàn giỏi – được biến thành “ngưỡng vì”, lạ hoắc chẳng ăn nhập gì với nhau!…

Đọc những câu từ được ông kỹ sư sửa lại, người ta không khỏi ôm bụng mà cười! Thế nhưng, cười nhưng mà đau xót. Cười nhưng mà không thể không… dào mạch Tương, tức không thể không khóc! Không thể nào nghĩ ra được rằng, người ta có thể dám ngang nhiên mạo phạm văn chương, mạo phạm tiền nhân đến như vậy! Nhà thơ Nguyễn Quang Thân gọi hành động này là “vô đạo”, còn ông Thế Anh, trên tạp chí “Thơ” của Hội Nhà văn Việt Nam, gọi việc làm, hành động này là “vô lối”, “hỗn hào”; có người nói đây là hành động bất kính, người thì cho là hành động phản văn hóa, phản văn chương.

   Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều? - Ảnh 3

Hiện nay Truyện Kiều có quá nhiều dị bản. Người ta cố giữ những bản Kiều cổ vì muốn tìm về đúng nguyên bản của nó.

Được cổ xúy bởi nhà nghiên cứu văn hóa lừng danh!

Cứ như vậy, đến hơn 1.000 chỗ sửa, 1/3 tác phẩm chứ không phải ít ỏi, tức gần như bất cứ chỗ nào trong Truyện Kiều, cũng bị ông kỹ sư cắt xé, bức tử!

Điều đáng nói là, việc sửa thơ này của ông kỹ sư lại nhận được cổ xúy của một bậc giáo sư lừng danh: Anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu!

Người ta đã kinh ngạc với hành động của ông kỹ sư, thì lại càng kinh hãi hơn khi biết rằng, hành động này được một bậc danh tiếng, “đức cao vọng trọng” trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa khuyến khích và tán dương! Quả thật giới văn chương và học thuật không khỏi ngỡ ngàng rồi kinh sợ, khi đọc những dòng đề tựa của vị giáo sư này:

Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, ông tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”

Chính vì vậy chả trách tại sao, cứ mỗi chỗ sửa, ông Xuân tự khen là hay hơn cả chữ của Nguyễn Du, đến nỗi còn nói nếu cụ Nguyễn Tiên Điền mà sống dậy thì ắt phải thốt lên “hậu sinh khả úy”!

Quả thật đây là lối nói hàm hồ! Ngày nay, người ta dùng Truyện Kiều để bói, còn gọi “bói Kiều”. Điều này không phải do nàng Kiều linh thiêng linh ứng, mà bởi chính vì tác phẩm của đại thi hào quá súc tích, nó đã chứa đựng tất cả mọi mặt của cuộc sống, của đời người trong đó. Đồng thời, cũng có nghĩa bất cứ người dân nào cũng biết Truyện Kiều, chứ không phải như ông Xuân nói là ít người đọc.

Còn việc hiểu, thẩm thấu, phải nói Truyện Kiều là một hiện tượng đặc biệt: Ngôn ngữ Truyện Kiều là thứ ngôn ngữ văn chương bác học nhưng diễn đạt lại rất giản dị, khiến mọi người, tất cả những ai, khi đọc đều hiểu. Người học ít thì hiểu theo mức của người học ít, người học cao thì hiểu theo cách của người học cao, còn người không biết chữ cũng hiểu được, theo cách của người không biết chữ. Chẳng vì thế mà ông bà ta xưa, dù không biết đọc chữ Nôm, vẫn thuộc làu làu 3.524 câu một mạch không vấp. Thậm chí có người mê Truyện Kiều đến mức, thuộc và đọc ngược nguyên tác phẩm! Thậm chí, dân gian còn thạo Truyện Kiều đến mức còn tập Kiều, vịnh Kiều, đố Kiều… Biết bao nhiêu là hoạt động phong phú, thể hiện dân ta đâu có… dốt Kiều, như ông Xuân nói.

Sở dĩ, trong văn học Việt Nam, chúng ta có một khối lượng đồ sộ tác phẩm, bài viết, công trình nghiên cứu Truyện Kiều, cũng bởi độ uyên bác, thâm sâu của tác phẩm này, mà tất cả đều nằm trong văn chương, ngôn từ của tác phẩm. Vậy thì, khi ông Xuân làm một cái việc là “làm cho dễ hiểu”, thì có còn gì là cái bản thể, cái tinh hoa của Truyện Kiều nữa!

Phải nói, ngôn ngữ trong Truyện Kiều cô đọng, súc tích, thâm sâu đến mức, cố học giả Đào Duy Anh đã phải viết một cuốn “Từ điển Truyện Kiều“, giải nghĩa từng từ một theo nội dung tác phẩm. Như vậy, khi ông Xuân kỹ sư dùng bạo lực can thiệp vào Truyện Kiều thế này, thì có nghĩa công trình của ông Đào Duy Anh đành phải… vứt sọt rác?

Cách đây gần trăm năm, Phạm Quỳnh, cố học giả, nhà báo, nhà văn, đã viết: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn…”. Một thời quan điểm của học giả Phạm Quỳnh bị ta chỉ trích kịch liệt. Nhưng đến giờ, ngẫm lại câu nói của ông vẫn cứ nguyên giá trị.

Nhưng, nếu vậy thì hiện “tiếng ta” có lẽ bị lung lay bởi việc làm ngông cuồng của một ông kỹ sư! Bởi những viên ngọc long lanh trong Truyện Kiều đang bị chà đạp bằng một thứ ngôn ngữ cục súc, mà được giáo sư Vũ Khiêu cho là kết quả của một một việc làm “với một tinh thần rất khoa học và nghiêm túc”, để thực hiện một “ý tưởng lớn”! Nếu thứ sản phẩm của trí óc điên loạn này mà đem phổ biến ra, tức là thực sự Truyện Kiều đã mất! Mà, cứ tam đoạn luận theo kiểu Đề-các, thì “Truyện Kiều còn – tiếng ta còn”, nên Truyện Kiều mất thì tiếng ta… còn đâu! Rồi “tam đoạn luận” nữa: Tiếng ta mất thì nước ta… Hỡi ôi! Nghĩ đến đây thấy giật mình, không dám nghĩ tiếp nữa! Sợ quá!

(Đặng Vĩ) (Nguồn: doisongphapluat.com)

 

Chuyện đạo thơ và nhạc sĩ đạo thơ (3)

Chuyện đạo thơ và nhạc sĩ đạo thơ (3)

Nhạc sĩ Phạm Duy trả tác quyền bài thơ 5 lượng vàng

PDLinh Phương

 (HNVC): Nhà thơ Linh Phương nổi tiếng khi ông còn làm lính của Quân lực VNCH với bài thơ ĐỂ TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát KỶ VẬT CHO EM. Nhưng Phạm Duy đã không ghi tên Linh Phương. Nhiều tờ báo Sài Gòn trước 1975 đã viết về chuyện này, và cuối cùng, Phạm Duy và Linh Phương đã gặp nhau… Và tiền tác quyền bài thơ Linh Phương nhận được là 50.000đồng (trị giá 5 lượng vàng hồi đó), nghĩa là ngang giá trị Giải thưởng Nhà nước hiện nay. Nhân 32 năm kết thúc chiến tranh, với tinh thần Hòa Hợp Một Nhà, tôi trân trọng giới thiệu dưới đây hồi ức về chuyện này của người lính cọng hòa – nhà thơ Linh Phương.

Nhà thơ Linh Phương

Thôi thì kể lan man một vài chuyện về bài thơ đó vậy, Xuất xứ bài thơ của tôi đăng trên nhật báo Độc Lập vào năm 1970 với tựa đầu tiên ” Để trả lời một câu hỏi ” đề tặng một người con gái tên Hương. Trang sáng tác của tờ báo này do Ấu Lăng ( tức nhà thơ Trần Dạ Từ chồng của nhà văn nữ Nhã Ca ) phụ trách. Tôi thường xuyên đăng bài ở trang này, có thể nói một tháng 30 ngày thì bài tôi xuất hiện khoảng  hơn 20 ngày với tên Linh Phương -Vương Thị Ai Khanh và Phạm Thị Âu Cơ.

Khi nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc với duy nhất tên ông, tôi không có phản ứng gì. Nhưng tôi có người bạn làm việc ở bản tin THT đã đưa vấn đề tác quyền lên trang tin tức của một tờ nhật báo với đại ý ” Tác giả Kỷ Vật Cho Em sẽ kiện nhạc sĩ Phạm Duy ra tòa “.Tiếp theo là tờ tuần báo SÂN KHẤU TRUYỀN HÌNH , tác giả Phan Bảo Quân cho in một bài viết đề cập tác quyền và tên Linh Phương phải được để  là đồng tác giả bản nhạc Kỷ Vật Cho Em.

Thời đó ở Sài Gòn có trên 20 tờ nhật báo, 30 tờ tuần báo và rất nhiều tạp chí bán nguyệt san, nguyệt san…Và chuyện tác quyền giữa tôi và nhạc sĩ Phạm Duy đều có bài viết , thư nhạc sĩ Phạm Duy gởi tôi, thư tôi trả lời …hầu hết trên báo chí lúc ấy.Cuối cùng thì một người cháu của Phạm Duy là Phạm Duy Nghĩa tìm gặp tôi tại địa chỉ 104/23 đường Yersin nhà người bạn thân của tôi là nhà thơ Vũ Trọng Quang ( hiện là Hội viên Hội nhà văn Thành phố HCM ).Phạm Duy Nghĩa đưa tôi đến phòng trà ca nhạc ĐÊM MÀU HỒNG nơi Ban Thăng Long thường xuyên trình diễn.

Ở đây, tôi và nhạc sĩ Phạm Duy đã có sự thông cảm với nhau về vấn đề bài thơ Kỷ Vật Cho Em. Nhạc sĩ  Phạm Duy chở tôi trên chiếc xe Trắc-xông đen đến phòng trà Queen -Bee do nhạc sĩ Ngọc Chánh làm chủ xị. Ở Queen-Bee nhạc sĩ Phạm Duy .đã giới thiệu tôi  trước công chúng về tác giả bài thơ KVCE. Sau cái bắt tay giữa tôi với nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Ngọc Chánh và quái kiệt Trần Văn Trạch , ca sĩ Thái Thanh đã trình bày bài thơ phổ nhạc này.

Sáng hôm sau, tôi đến tư gia của nhạc sĩ Phạm Duy 215 E/2 đường Chi Lăng- Phú Nhuận ăn cơm và ký hợp đồng bài thơ KVCE tại đây. Trong bản hợp đồng tiền tác quyền là 30.000 đồng (thời điểm đó giá một lượng vàng nếu tôi nhớ không lầm là khoảng 10.000 đồng đến 12.000 đồng ), nhưng thực tế thì nhạc sĩ Phạm Duy trả tôi 50.000 đồng ( 30.000 đồng bằng Sec nhận ở Pháp Á ngân hàng- 20.000 đồng tiền mặt.

Lúc bản KVCE được hát là cuộc chiến tranh Việt Nam trở nên dữ dội, nên đã gây những chấn động lớn lao vào tâm hồn của những quân nhân Sài Gòn cũng như mọi tầng lớp dân chúng.Như trong hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy phát hành ở hải ngoại đã dành chương hai mươi hai viết về KVCE và tác giả có đoạn : “…Tôi hát bài này trước tiên tại phòng trà RITZ của Jo Marcel với ban nhạc Dreamers, rồi hầu hết các ca sĩ từ Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly qua Thanh Lan, Nhật Trường đều thu thanh vào băng nhạc. Bài hát trở thành một hiện tượng lớn của thời đó. Ở phòng trà, khi ca sĩ hát bài đó lên, bao giờ cũng có sự náo động nơi khán thính giả. Nếu là thường dân thì phản ứng cũng vừa phải, nhưng vì hồi đó dân nhà binh ở bốn vùng chiến thuật về Sài Gòn là đi phòng trà và khi trong đám thính giả có một sĩ quan đi nghỉ phép hay một thương phế binh là có sự phản ứng ghê hồn nơi người nghe. Có thể nói bài này gây một không khí phản chiến, nhưng có một cái gì cao hơn chính trị. Nó nói đến định mạng của con người Việt Nam mà ai cũng phải chấp nhận…”

Cuộc chiến tranh càng ngày càng trở nên khốc liệt, nhất là cuộc hành quân  Lam Sơn 719 qua bên kia Lào. Có nguồn tin tôi đã nằm lại ở vùng Hạ Lào ,không hiểu xuất phát từ đâu, và cái chết của Linh Phương tác giả KVCE  còn có bài viết của tác giả Trần Tường Trình đăng trên nhật báo Sóng Thần của ông Chu Văn Bình ( tức nhà văn Chu Tử ): và một số phân ưu chia buồn trên các báo khác. Rồi mặt trận Kampuchea bùng nổ ,tôi lại được khai tử thêm lần nữa tại chiến trường này.

Lúc đó, anh Thiện Mộc Lan ký giả báo Đuốc Nhà Nam đã cố công tìm sự thật về cái chết của tôi . Sau nhiều ngày tìm hết chỗ này đến chỗ khác qua nhiều nguồn, ký giả Thiện Mộc Lan đã đến nhà nhạc sĩ Phạm Duy như  tác giả bài báo đã kể : ” …Chúng tôi chợt nghĩ đến nhạc sĩ Phạm Duy, hy vọng rằng giữa nhạc sĩ và nhà thơ có nhiều liên hệ từ lúc KVCE ra đời, thế nào Phạm Duy cũng biết rõ về Linh Phương. Khi nghe chúng tôi báo tin Linh Phương đã chết, nhạc sĩ họ Phạm sửng sốt : – Linh Phương mới thăm tôi cách đây nửa tháng mà. Lẽ nào …như vậy được. Oi dzời ! Tôi nghĩ rằng anh ấy chưa chết đâu… “. Được nhạc sĩ Phạm Duy ghi cho địa chỉ , kí giả TML tìm đến tư gia nhà thơ Vũ Trọng Quang và gặp tôi tại đây . Báo ĐNN đã  đăng loạt bài 4 kỳ báo qua những tít : 1- ” Nhà thơ có nhiều huyền thoại, tác giả “Kỷ Vật Cho Em ” Linh Phương còn sống hay đã vĩnh viễn ra đi ? 2-Liên lạc khắp nơi ĐNN mới tìm ra tông tích tác giả Kỷ Vật Cho Em . 3-Linh Phương đã nói gì với ĐNN . 4-Linh Phương thích làm thơ nhưng không mang danh thi sĩ”.

Thực ra, không chỉ bài thơ Kỷ Vật Cho Em làm tốn nhiều giấy mực báo chí, mà còn có 2 bài thơ đăng cùng một số báo trên tờ tuần báo KHỞI HÀNH của Hội Văn nghệ sĩ quân đội Sài Gòn, đó là bài thơ ” Bài cho chiến trường Đông Dương ” nói về những cái chết của người Việt Nam trên đất Kampuchea, Hạ Lào…và bài ” Từ giã bọn mày ” nói về thân phận của những Lao công đào binh. Tôi chỉ còn nhớ 3 khổ thơ của bài này như sau:

“Từ giã bọn mày mai tao lên núi

Mặc áo lao công đập đá xây thành

Làm bạn vắt mòng chung vui với muỗi

Đắp lũy thông hào chờ cuộc giao tranh

*

Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt

Võ đạn đồng rơi rớt giữa quê hương

Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt

Dưới ruộng- dưới đồng- những máu- những xương…

*

Từ giã bọn mày xin đừng đưa tiễn

Dù một lần tao làm gã tội nhân

Từ giã bọn mày mai tao xuống biển

Tay ngoằn nghoèo vẽ trọn chữ Việt Nam”

Khi báo phát hành khoảng một giờ sau thì bị cảnh sát tịch thu tất cả những số báo còn lại. Đấy là trường hợp có một không hai vì đây là tờ báo của Hội văn nghệ sĩ quân đội. Sau năm 1975, đúng hơn là 1978 tôi từ Côn Đảo lang bạt kỳ hồ về Cà Mau , ba chìm bảy nổi , bị người ta “đánh” tơi tả, không còn chỗ dung thân dạt về Kiên Giang cho đến bây giờ. Có những lúc tôi chảy nước mắt khi tự hỏi : tại sao người ta không sống với nhau bằng tấm lòng để cư xủ với nhau tử tế hơn ? Có lẽ tôi lan man hơi nhiều, dù còn có biết bao chuyện quanh bài thơ KVCE mà tôi chưa thể kể hết, chỉ hy vọng một ngày nào đó tôi viết một cuốn hồi ký, hoạ may mới dàn trải được số phận của bài thơ KVCE .

*Tựa đề của tác giả là : Tản mạn về bài thơ kỷ vật cho em. Trên vannghesongcuulong.org là Những thông tin chính thức của chính tác giả về bài thơ Kỷ Vật Cho Em.

BÀI THƠ NGUYÊN BẢN VÀ LỜI BÀI HÁT

BÀI THƠ: TRẢ LỜI CHO MỘT CÂU HỎI

LINH PHƯƠNG

Em hỏi anh bao giờ trở lại

Xin trả lời mai mốt anh về

Không bằng chiến thắng trận Pleim

eHay Đức Cơ- Đồng Xoài- Bình Giã

*

Anh trở về hàng cây nghiêng ngã

Anh trở về hòm gỗ cài hoa

Anh trở về bằng chiếc băng ca

Trên trực thăng sơn màu tang trắng

*

Mai trở về chiều hoang trốn nắng

Poncho buồn liệm kín hồn anh

Mai trở về bờ tóc em xanh

Vội vã chít khăn sô vĩnh biệt

*

Mai anh về em sầu thê thiết

Kỷ vật đây viên đạn màu đồng

Cho em làm kỷ niệm sang sông

Đời con gái một lần dang dở

*

Mai anh về trên đôi nạng gỗ

Bại tướng về làm gã cụt chân

Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân

Bên người yêu tật nguyền chai đá

*

Thì thôi hãy nhìn nhau xa lạ

Em nhìn anh- ánh mắt chưa quen

Anh nhìn em- anh cố sẽ quên

Tình nghĩa cũ một lần trăn trối

20/02/1970

BÀI HÁT: KỶ VẬT CHO EM

NHẠC: PHẠM DUY

*

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở lại có thể bằng chiến thắng Pleime,
Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã,
Anh trở về anh trở về hàng cây nghiêng ngả
Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa,
Anh trở về trên chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng.

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chít khăn sô lên đầu vội vã..Em ơi!

Em hỏi anh. Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở lại với kỷ vật viên đạn đồng đen
Em sang sông cho làm kỷ niệm
Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân .
Em một chiều dạo phố mùa Xuân,
Bên nguời yêu tật nguyền chai đá.

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về nhìn nhau xa lạ
Anhh trở về dang dở đời em
Ta nhìn nhau ánh mắt chưa quen
Cố quên đi một lần trăn trối…Em ơi!
Em hỏi anh em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về…..

 Pd Lp

Nhạc sĩ Phạm Duy (phải) và Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

(Sưu tầm-Hội Ngộ văn chương)

 

 

Nhãn: ,

Chuyện đạo thơ và nhạc sĩ đạo thơ (2)

Chuyện đạo thơ và nhạc sĩ đạo thơ (2)

ĐẶNG TIẾN:Không ai dám nói là các cụ Tiên Điền, Tản Đà đã đạo văn, vì cành hoa đào kia đã nhập hồn vào thơ họ, như theo “ma lực”. Còn ông Hữu Thỉnh thì cật lực mài dũa; ông đã cố tình thay thế những hình ảnh phụ thuộc gió, mặt trời, sao, bằng: đất, nước, cỏ, và giữ hình ảnh chính ở cuối bài là người, và phát triển ý tưởng chỉ đạo này bằng cách lặp lại ba lần.

TRÍCH BÀI CỦA THƯỜNG NHÂN “PHẨN BIỆN TRẦN KH….” Tôi được đọc bài “Em, anh, ta, và tôi” của tác giả Trần Kh. hơi muộn. Một bài viết tản mạn về nhiều chuyện, mà chuyện nào cũng thú vị. Đặc biệt là chuyện dịch (tiếng Đức ra tiếng Việt), chuyện danh từ nhân xưng của tiếng Đức nghèo nàn, dẫn tới những cách dịch bài thơ “Thượng đế tạo ra mặt trời” khác nhau, và từ đó mà Trần Kh. cho rằng Thường Nhân “buộc tội Hữu Thỉnh đạo thơ” là “đã đi quá xa”. Về vấn đề này tôi xin thưa với tác giả Trần Kh. như sau: Tôi mù tịt tiếng Đức, và Hữu Thỉnh (sau khi tôi đã thăm dò) cũng mù tịt tiếng Đức như nhiều người Việt Nam khác, nên chúng tôi chỉ có thể biết/hiểu bài thơ này của Christa Reinig qua hai bản dịch ra tiếng Việt của hai tác giả (mà trong đó Quang Chiến là một dịch giả rất có uy tín, còn bản dịch ở Sài Gòn trước 1975 không rõ là dịch từ nguyên bản hay dịch từ các bản dịch ngoại ngữ nào khác). Ngay cả bản dịch của Trần Kh. cũng không khác mấy bản dịch của Quang Chiến (như Trần Kh. tự thú nhận), và tinh thần bản dịch của Quang Chiến cũng không khác mấy bản dịch trước 1975. Thế nên, việc so sánh bài thơ của Christa Reinig và bài “Hỏi” của Hữu Thỉnh là so sánh qua bản tiếng Việt – cơ sở để đạo thơ. (Chứ không bàn vào bản tiếng Đức được hiểu là bài thơ tôn giáo như Trần Kh. đã chỉ ra vô cùng nghĩa lý). Và Hữu Thỉnh đạo thơ là đạo từ bản dịch tiếng Việt. Trần Kh. cho rằng, Thường Nhân “cho hai bài thơ hoàn toàn giống nhau về tư tưởng tôi e là có hơi vội vã”. Trần Kh. dùng từ khá dè dặt: “tôi e”, “có hơi vội vã”, nghĩa là ông không dám phủ nhận điều Thường Nhân khẳng định, nên nói vòng vo cho nhẹ tội đạo văn của Hữu Thỉnh. Việc hai bài thơ “hoàn toàn giống nhau về tư tưởng” là rõ như ban ngày. Hai bài dịch đều toát lên rằng, mọi sinh thể đều tốt với em (với Thượng đế, với nhau?), duy chỉ có con người là không rõ thế nào. Bài “Hỏi” cũng không ngoài tư tưởng đó. Nó cũng chính là thắc mắc của Nguyễn Trãi hơn 500 năm trước: “Ngoài trong mọi thứ đều thông hết/ Bui (duy) một lòng người cực hiểm thay”. Vậy thì ở đây có phải là “các tư tưởng lớn gặp nhau” hay không? Không thể có chuyện “gặp nhau” ở đây. Trong bài “Ai đạo ai?” Thường Nhân đã phân tích sự giống nhau về cách lập tứ – cách cùng chọn 4 đối tượng để hỏi/gọi, và trả lời, và đối tượng thứ 4 – con người – cùng không trả lời. Sự trùng hợp như thế không thể gọi là ngẫu nhiên được. Có thể nói, đây là chuyện “bắt tận tay day tận mặt”, muốn bào chữa cũng không phải dễ, vì đặt hai bài cạnh nhau, nó sờ sờ ra đấy. Cái nhà tôi nó kiến trúc như thế, anh lại thay ngói bằng cách lợp mấy lá tranh chữ nghĩa vào để thành nhà của anh sao được. Anh đã xâm phạm bản quyền kiến trúc của tôi rồi đấy. Trần Kh. muốn xoá tội cho Hữu Thỉnh, đã đưa ra một lý lẽ mập mờ rằng: “Nhưng tôi ngờ rằng nếu đem tất cả thơ Việt tự cổ chí kim ra mà xét thì chắc cũng có khối bài ‘na ná’ nhau. Ta có thể bị ảnh hưởng Tàu, rồi Tây, và Ta cũng có thể bắt chước Ta, tự nguyện hay là vô thức”. Không sai. Nhưng không nghĩa lý đối với câu chuyện “đạo thơ” mà chúng ta đang bàn ở đây. Ở đây là trường hợp cụ thể giữa hai bài thơ cụ thể của hai tác giả cụ thể. Không nhất thiết chữ nghĩa phải “chồng khít” lên nhau mới là đạo thơ. Chỉ có trẻ con mới ăn cắp thơ kiểu ấy. Còn nhà thơ thì ăn cắp tinh vi hơn nhiều. Và người đọc cũng “tinh vi” không kém, chỉ cần ngửi mùi thơ, người ta cũng biết được anh đã ăn cắp nó ở đâu. Nếu Trần Kh. có làm thơ, thì, chắc sẽ thấy hai bài thơ ta đang nói tới không thể là “na ná” được. Với bài “Bò lợn chó…” tôi nghĩ nếu dịch theo cách hiểu của Trần Kh. tôi nghĩ nó sẽ phải thế này: Ta gọi bò
Này bò hãy trả lời ta
Bò nói con
Luôn ở bên Ngài

Ta gọi lợn
Lợn hãy trả lời ta
Lợn nói con
Luôn ở bên Ngài

Ta gọi chó
Chó hãy trả lời ta
Chó nói con
Luôn ở bên Ngài

Ta gọi con người
Hãy trả lời ta
Ta gọi – Im lặng
Không ai trả lời ta. Hoặc là:

Ta gọi bò
Này bò hãy trả lời ta
Bò nói con
Luôn ở bên Ngài

Ta gọi lợn
Lợn hãy trả lời ta
Lợn nói con
Luôn ở bên Ngài

Ta gọi chó
Chó hãy trả lời ta
Chó nói con
Luôn ở bên Ngài

Ta hỏi người:
– Người sống với người như thế nào?
Ta hỏi người:
– Người sống với người như thế nào?
Ta hỏi người:
– Người sống với người như thế nào?

Vậy thì chắc tác giả Trần Kh. sẽ đồng ý với tôi rằng, khổ cuối được ghép vào quả là “không chê vào đâu được”.
Việc tác giả Trần Kh. làm luật sư cho Hữu Thỉnh trong “phiên toà đạo thơ” xem ra quá gượng gạo. Đã làm luật sư thì cứ việc cãi cho khách quan, việc gì phải thanh minh thanh nga thế này: Đấy, quan hệ “sâu sắc” nhất giữa tôi và Hữu Thỉnh chỉ có ngần ấy, chỉ qua một bài hát, không hơn không kém, nghĩa là chưa có mặn mòi quá đáng để đến nỗi tôi thiên vị, không chịu nhìn ra cái chất đạo thơ ở ông”. Trên thì Trần Kh. thú nhận là đã đọc một tập thơ của Hữu Thỉnh “trong đó có trường ca…” và thuộc một số câu thơ Hữu Thỉnh, dưới thì bảo “chỉ qua một bài hát, không hơn không kém…”. Làm luật sư bào chữa mà mâu thuẫn thế thì đến người cả tin cũng không tin cho được, huống hồ là trước ông quan toà dư luận nghìn tai nghìn mắt.

TRÍCH BÀI “VĂN ĐẠO… ĐẠO VĂN CỦA ĐẶNG TIẾN

 Trên talawas ngày 16.11.2006, bạn Trần Kh. trong bài “Em, anh, ta, và tôi” có hỏi tôi, giọng nửa thật nửa đùa, về bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh, dựa theo bài “Thượng Đế tạo ra mặt trời” nguyên bản tiếng Đức của Christa Reinig. Nguyên ủy là Trần Kh. muốn thương thảo với Thường Nhân tác giả một bài trên talawas ngày 11.11.2006.Trần Kh. viết: “chuyện hai bài thơ có giống nhau về cách lập tứ, cách hỏi và cách lập ngôn hay không thì tôi không rõ lắm, cái này thì phải để tôi đi hỏi ông Đặng Tiến. Nhưng khi Thường Nhân bảo hai bài thơ giống nhau về tinh thần, giống nhau về tư tưởng, và buộc tội Hữu Thỉnh đã đạo thơ thì tôi thấy hình như ông đã đi quá xa“.Anh hỏi tôi, chắc là chuyện “vui thôi mà”, nhưng trước đây Đại Lãng Du Tử, trên VietnamNet, ngày 9.11.2006 đã đặt câu hỏi như thế, và yêu cầu “các nhà nghiên cứu nên sớm có tiếng nói“, nên nhân một công đôi ba việc, tôi xin trả lời ngắn gọn, dứt khoát: Hữu Thỉnh có đạo văn và Thường Nhân đã chứng minh chính xác không có gì là đi quá xa.Chuyện phóng tác, tập cổ, tập Kiều, nối điêu, sử dụng điển cố, xưa nay vẫn có, ở ta cũng như Tây phương. Ví dụ câu thơ Đường “đào hoa y cựu tiếu đông phong” là một câu ý nhị; đến tay Nguyễn Du “hoa đào năm ngoái còn cười gió đông“, thì nó tuyệt vời, có lẽ nhờ chữ nôm “năm ngoái” và văn cảnh truyện Kiều, cái đoạn Kim Trọng trở về vườn Thúy. Đến tay Tản Đà, nó trở thành “trơ trơ là cái hoa đào gió đông” thì là tuyệt cú mèo, Xuân Diệu phục lăn, đã phải tự hỏi không biết nhà thơ đã có cái ma lực nào để làm được câu thơ như vậy, trong bài tựa các cuốn thơ văn Tản Đà hiện hành.Không ai dám nói là các cụ Tiên Điền, Tản Đà đã đạo văn, vì cành hoa đào kia đã nhập hồn vào thơ họ, như theo “ma lực”. Còn ông Hữu Thỉnh thì cật lực mài dũa; ông đã cố tình thay thế những hình ảnh phụ thuộc gió, mặt trời, sao, bằng: đất, nước, cỏ, và giữ hình ảnh chính ở cuối bài là người, và phát triển ý tưởng chỉ đạo này bằng cách lặp lại ba lần.Như vậy, ông đã thao tác ý thức và công phu. Chữ đạo văn hay đạo thơ dùng ở đây là đúng, công bằng và chính xác. Còn tinh thần hay tư tưởng trong một bài thơ, lại là chuyện khác, dông dài lắm. Tôi chỉ nêu hai điều:

Ý tưởng trong một câu thơ hay bài thơ là cái mà độc giả (và Hữu Thỉnh) hiểu, không phải là điều mà tác giả nhất thiết muốn nói, dù được google xác nhận.

Nguyên tác của Christa Reinig là một bài thơ hay, ý nhị, nhuần nhị, sâu lắng; phóng tác của Hữu Thỉnh là một bài thơ xoàng, không dở không hay. Do đó không thể so sánh tinh thần hay tư tưởng. So sánh là tội nghiệp cho Hữu Thỉnh. Ta đối chiếu một nguyên tác hội họa với sao bản hay phiên bản thì thấy ngay.

Tóm lại: Hữu Thỉnh có đạo văn, một cách ý thức, công phu và tinh tế. (………)

Orleans, 20.11.200

TRÍCH BÀI “THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU” CỦA TRẦN KH.

Chủ nhật tuần trước, lúc ngồi viết những dòng trao đổi với Thường Nhân về chuyện đạo thơ, tôi không biết rằng mình đã làm một việc… bốc đồng. Vì mấy ngày sau khi gởi bài đi rồi thì tôi mới biết là ngoài Thường Nhân ra, trước đó chuyện đạo/phỏng dịch thơ đã được nêu ra bởi một người viết có tên là Đại Lãng Du Tử trên báo mạng VietNamNet và bởi ông Trần Mạnh Hảo, một cao thủ (danh trấn giang hồ) như chúng ta đều biết, với hai bài viết dựa trên những chi tiết của ông Đại Lãng. Tôi bản tính vốn nhút nhát, gặp người thường thì còn cố làm thầy gồng huơ vài đường kiếm (cùn), chứ mà đụng võ lâm cao thủ cỡ như ông Trần Mạnh Hảo thì thường là tôi xin vái vài vái rồi tìm đường cao bay xa chạy.Nhưng làm thế nào bây giờ, đã lỡ phóng thì tôi phải theo… đao.
Theo các bài viết của hai ông thì ta biết ông Thường Nhân đòi “trị bệnh cứu người” (tôi phải thú thật là hồi nhỏ tôi là tôi rất sợ mấy ông lang nghiệp dư, mà trong họ hàng nhà tôi chừng như cũng có được vài ông: “Cái con bé này, mới chừng ấy tuổi đầu mà tóc đã bạc cả ra thế kia, bảo bu mày mua hà thủ ô về mà uống!”, hoặc: “Trông thần sắc ông như thế này thì chắc là thận suy rồi, tôi còn một ít viên tam tinh hải cẩu nếu ông muốn thì tôi mang lại, hiệu nghiệm ra phết ông ạ!”), còn ông Trần Mạnh Hảo thì vừa ai oán vừa đao to búa lớn, xin mời quí vị cùng tôi để cho những câu chữ sau đây nó tan từ từ trên đầu lưỡi nhé:“Chuyện động trời này chúng tôi không dám tin là sự thật/ …nền văn hoá Việt Nam sẽ bị một cú “sốc” khủng khiếp, khiến kẻ viết những dòng này cũng thấy đau buốt ruột gan và không thể cầm lòng đặng/ …đang là đêm của Việt Nam, Trần Mạnh Hảo thức dậy vì những cú điện thoại (cùng nhắn tin) uỳnh oàng như súng liên thanh… từ khắp trong nước và hải ngoại gửi tới máy di động, sửng sốt vì bài viết về chuyện ông Hữu Thỉnh Chủ tịch hội Nhà Văn Việt Nam ăn cắp thơ của nữ thi sĩ ngưởi Đức tung ra trên Việt Nam Nét của tiên sinh Đại Lãng Du Tử/…Trong các thư điện tử gửi tới TMH, có ngót trăm thư gửi tới bàn luận về chuyện tày trời… của ông Hữu Thỉnh, bởi hành vi đạo thơ nơi gương mặt số 1 của chế độ này về văn học nghệ thuật tức ông Hữu Thỉnh đang là “quả bom nguyên tử” nổ inh trời dư luận Việt Nam”Xin lỗi các ông nếu như tôi nói có gì không phải phép. Nếu Hữu Thỉnh thực sự là kẻ đạo văn thì trước sau gì cũng bị “nhân dân ta” lôi ra trước “phiên toà đạo thơ” (chữ của ông Thường Nhân), ăn cắp tài sản bạc tỷ của nhân dân để đi cá độ hay là ăn cắp thơ thì cũng đều là ăn cắp. Các ông nói đúng thôi. Nhưng chuyện đâu còn có đó, làm gì mà phải ầm ĩ lên như thế. Trong cái cách mà ông Trần Mạnh Hảo lo lắng cho “danh dự chung của nền văn học Việt Nam” tôi thấy có cái gì đấy hơi giả. Lo lắng kiểu này thì làm thế nào mà thuyết phục được những thế hệ trẻ tinh mắt cỡ như Đỗ Hoàng Diệu, Cao Việt Dũng… Ngoài ra ông dựa vào một thông tin của Thường Nhân để la toáng lên rằng Hữu Thỉnh đã đạo thơ của Tự Đức. Xin thưa ngay rằng đối với tôi, đây không phải là một “phát hiện” của Thường Nhân, chuyện này ông Nguyễn Trọng Tạo đã có nhắc đến trong một cuốn sách của ông (1) trước đây nhiều năm, chỉ có điều ông ta không nói đó là thơ của Tự Đức và cũng không xem đó là chuyện đạo thơ.(……..)Bây giờ xin trở lại với bài thơ. Ông có cái lý của ông, khi ông bảo không thể đem cái phiên bản có màu sắc tôn giáo ra để so sánh, vì các ông không sành tiếng Đức. Vâng, thì ta dẹp nó qua một bên. Như vậy còn lại là bản dịch của Quang Chiến mà ông khẳng định là “hoàn toàn giống về tư tưởng” với bài thơ của Hữu Thỉnh. Tôi đã đọc lại bản dịch này nhiều lần, rất tiếc là tôi phải nói với ông một lần nữa rằng tôi cảm nhận bài dịch của Quang Chiến vẫn có khác ông. Tôi xin lưu ý ông về sự khác biệt giữa Hỏi và Gọi. Trong bản dịch của Quang Chiến, tôi/em ở đây chỉ lên tiếng gọi chứ chẳng hỏi han ai cả, “em” chỉ cần một lời đáp vọng: “tôi ở bên em”, thế là đủ, “em” không quan tâm đến chuyện “mọi sinh thể đều tốt với em”, hoặc “lòng người cực hiểm” hay không. Và khi “em” gọi “người” thì đáp trả lại chỉ là sự câm lặng. Tôi chỉ có thể cảm nhận ra ở đây cái cảm giác cô đơn lạc loài của “em” mà thôi. “Em” phải ráng mà… đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất. Và nếu phải đem một bài thơ cổ vào đây để minh hoạ thì, bằng tất cả lòng tôn kính với cụ Nguyễn, tôi vẫn không thể đem hai câu thơ của tác giả Ức trai thi tập ông đã trích dẫn vào đây được, mà tự dưng tôi nhớ đến một bài thơ ngắn của Trần Tử Ngang, ngắn mà đầy ấn tượng, tôi chép lại đây theo trí nhớ, hy vọng là không sai sót: Trước không thấy người trước
Sau không thấy người sau
Ngẫm trời đất vô cùng
Một mình rơi giọt lệ Vâng, một mình rơi giọt lệ! Song song đấy là bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh mang một ý nghĩa khác mà tôi đã đưa ra nhận xét của mình về nó trong bài viết vừa rồi, tôi không muốn lặp lại ở đây, sợ nhàm. Mà ông Thường Nhân cũng đến thật lạ. Thượng đế đã tạo ra biết bao sinh vật mỹ miều ông không chịu đưa vào thơ mà cứ nhằm mấy con bò lợn chó mà lôi xềnh xệch vào mấy bài thơ ông “sáng tác”. Ông đã bỏ công ra viết lại hai bài thơ “Bò lợn chó” với hai đoạn kết khác nhau và hỏi ý kiến của tôi. Vậy thì tôi xin thưa là bài thơ đầu thì được, còn bài thơ sau của ông với đoạn thơ của ông Hữu Thỉnh theo tôi rõ ràng là khập khiễng, là một sự ép duyên. Đấy là tôi ngửi ra được bằng cái khứu giác bình thường của tôi. Còn như ông vẫn khư khư khẳng định rằng “không chê vào đâu được” thì dĩ nhiên đấy là quyền của ông. Điều an ủi là ít ra tôi cũng có giống với ông được một điểm, khi cho đây không phải là một bài thơ đáng được đưa vào sách giáo khoa; nhưng theo tôi không phải vì lý do đấy là một bài thơ “đạo” mà chỉ đơn giản vì đấy không phải là một bài thơ hay. Đọc ba cái khổ thơ đầu tiên được đặt ngoan ngoãn trên đường ray thì người ta có thể đoán ngay rằng đoàn tàu sẽ đi về đâu, người ta có thể đoán tỏng được ngay ý đồ của tác giả, nghĩa là một bài thơ không có một tí gì gợi mở – mà gợi mở là một trong những đặc tính của thơ, theo cách hiểu của tôi. Ông Thường Nhân phong tôi làm luật sư để biện hộ cho ông Hữu Thỉnh thì thật là oan cho tôi. Xin cho tôi được nói ngay rằng: Ai toà thì nấy xử, tôi sẽ không tham dự “phiên toà” của quí ông, “nhân chứng” cũng không mà “thầy cãi” lại càng không, cái chức danh “luật sư” tôi xin trả lại ông, tôi không dám nhận. Chuyện tôi đọc được một cái trường ca của ông Thỉnh rồi sau đó nó không để lại ở tôi một ấn tượng sâu sắc nào nên quên hết, mà chỉ còn nhớ đến vài câu thơ chắp vá mà người ta hay nhắc đến khi nói về thơ của ông thì việc gì mà ông Thường Nhân phải bắt bẻ và cho là tôi mâu thuẫn với gượng gạo. Tôi nhắc lại bài hát mà tôi còn thuộc nằm lòng từ dạo ấy đến giờ mà tôi đùa là dấu ấn “sâu sắc” nhất về thơ Hữu Thỉnh là một phần vì muốn không khí đỡ căng thẳng. Nhưng ngầm dưới những tiếng cười (gượng) ấy là nỗi ngậm ngùi của tôi. Bài hát nó khơi gợi trong tôi một thời quá khứ chưa xa, cái thời mà đất nước ta còn chìm trong máu lửa và thù hận, cái thời mà… Nhưng thôi, đây là chuyện dài nhiều tập của tất cả người Việt chúng ta mà tôi nói tiếp thì sợ bài viết này sẽ chẳng bao giờ xong được.Tôi nghĩ trò chuyện với ông như thế là đã quá đủ. Tôi cũng không muốn thành một kẻ vô duyên, cứ bô bô bàn về chuyện đạo thơ của người khác trong khi chính đương sự lại chưa lên tiếng. Cho nên bây giờ thì tôi đi ới ông Hữu Thỉnh đây, ông Thường Nhân có ới cùng tôi không?
Tôi hỏi ông H.T.
ông H.T. ơi xin trả lời tôi
thơ (ông) đến từ đâu
im lặng
ông H.T.
chưa trả lời 22.11.2006   *HNVC: Và tháng Tư 2007 này, ông H.T. (nhà thơ Hữu Thỉnh) đã không còn im lặng nữa, ông dã cất giọng người oan giãi bày cùng ông Trần Kh. Và độc giả.Chúc cho các nhà thơ đừng bao giờ lâm vào cảnh oan khiên kêu trời không thấu như thế nữa.

 (Sưu tầm . Hội ngộ văn chương)

 

Nhãn: ,

Chuyện đạo thơ và nhạc sĩ đạo thơ (1)

Chuyện đạo thơ và nhạc sĩ đạo thơ (1)

 
NHÀ THƠ HỮU THỈNH TRẢ LỜI VỀ CHUYỆN “ĐẠO THƠ”
 

“Câu chuyện đạo thơ mà người ta dựng lên ấy, biết thanh minh thế nào… Trời ơi ! Thỉ có người viết ra nó mới biết được thôi”…Cả hội trường lại ran lên tiếng vỗ tay, như đồng cảm với tiếng thở dài của nhà thơ. 

HNVC: Báo Tiền Phong Cuối Tuần số 16 (16-22/4/2007) vừa đăng bài tường thuật “Nhà thơ Hữu Thỉnh trả lời về một nghi án văn chương” của Ngọc Phượng (nghe nói là của nhà văn Hoàng Minh Tường). Thực ra đây là một bài tường thuật dài về cuộc giao lưu của một số nhà văn với Đại học Sư phạm HN. HNVC tuần này muốn bàn tới cái chữ ĐẠO (tặc) nên chỉ xin trích đoạn nhà thơ Hữu Thỉnh trả lời về cái sự đạo mà công chúng đã nóng lòng chờ đợi từ lâu, như một cách làm sáng tỏ hơn “nghi án” này mà thôi. Cũng nhân đây, HNVC xin phép giới thiệu một số tư liệu đã đăng tải trên báo trong và ngoài nước do nhà văn Đoàn Tử Huyến vừa gửi tới chúng tôi ngày hôm qua. Có một số bài viết chung quang chuyện này đã đăng trên báo Pháp Luật và một số báo (giấy) trong nước, HNVC chưa tìm được. Có ai có sẵn, post cho HNVC được không?

 

Nhà thơ Hữu Thỉnh

NHÀ THƠ HỮU THỈNH KÊU TRỜI

 

(………………….)

Nhưng đến câu hỏi này thì hội trường bỗng căng ra :

– Thưa, gần đây trên mạng internet có một số ý kiến xung  quanh bài thơ  “Hỏi ” của nhà thơ. Có người cho rằng“ Hỏi ” giống một bài thơ của nữ thi sĩ người Đức. (*)  Xin ông cho biết về sự việc này ?

Nhà thơ  Hữu Thỉnh bật lên như ngồi trên ghế nóng:

– Trước khi trả lời, tôi muốn biết ai là người ra câu hỏi này thế ?

Mọi ánh mắt đều dõi một vòng quanh hội trường. Không khí bỗng lặng phắc. Không có cánh tay nào giơ lên. Có ai đó thì thầm: “Lẽ ra MC Hồng Minh không nên đọc câu hỏi này. Cuộc giao lưu sẽ mất vui…”.

Nhà thơ Hữu Thỉnh đảo mắt nhìn quanh, cố tìm ra một cánh tay thẳng thắn giơ lên. Không có. Rồi ông mỉm cười :

– Cám ơn bạn nào đã đưa ra câu hỏi này, nhưng vì tế nhị đã giấu tên. Một câu hỏi thẳng thắn và rất quan trọng đối với tôi. Xin thú thật là, mấy tháng nay, và cho đến bây giờ tôi vẫn như mang một cái án trên mình. Tôi bị người ta khép vào tội đạo thơ, tội ăn cắp mà không biết thanh minh với ai, kêu cầu với ai. Nhân đây, tại một diễn đàn văn chương, xin được trình bày: Tôi làm bài thơ này cách đây hơn mười năm. Làm rất nhanh, chỉ trong vài mươi phút. Tôi còn nhớ khi đó, tôi vừa trải qua một cuộc tâm sự với nhà thơ Phạm Tiến Duật, bạn tôi, đang ngồi đây. Hôm đó, chúng tôi ngồi với nhau gần một buổi chiều. Khi anh Duật về, tôi liền nảy ra một tứ thơ. Và viết liền một mạch cho đến dấu chấm câu cuối cùng. Bài thơ “Hỏi” được in ngay sau đó ít lâu. Năm 2002, tôi có đọc bài thơ “Thượng đế làm ra mặt trời” của nhà thơ người Đức được dịch và in trên Tạp chí Văn học nước ngoài. Lần đầu tiên tôi được  đọc bài thơ này. Vì tôi đâu có biết tiếng Đức. Về ngoại ngữ, tôi không thạo một thứ tiếng nào, tiếng Đức càng mù tịt. Trước đó, tôi hoàn toàn không biết có bài thơ ấy và tác giả người Đức ấy. Trong các bài báo đăng trên mạng vừa rồi, có người lại bảo, bài thơ này đã được dịch ra tiếng Việt và in tại Sài Gòn trước năm 1975. Tức là người ta muốn gán cho tôi đã ăn cắp từ bản dịch tiếng Việt đó. Thế thì tôi có cãi đằng trời. Nhưng xin thưa, cho tới giờ vẫn không có ai cho tôi và tất cả mọi người ngồi đây được thấy bài thơ đã dịch và in ở Sài Gòn ấy cả… Câu chuyện đạo thơ mà người ta dựng lên ấy, biết thanh minh thế nào… Trời ơi ! Chỉ có người viết ra nó mới biết được thôi…

Cả hội trường lại ran lên tiếng vỗ tay, như đồng cảm với tiếng thở dài của nhà thơ.    

TRÍCH BÀI ĐI TÌM NHỮNG BÀI THƠ PHÓNG TÁC CỦA LÃNG DU TỬ

(đã đăng trên VietNamnet)

 (…….)

Và đây là bài thơ của nữ nhà thơ Đức Christa Reinig (sinh năm 1926):

 

Gott schuf die sonne

Ich rufe den wind
wind antworte mir
ich bin sagt der wind
bin bei dir

ich rufe die sonne
sonne antworte mir
ich bin sagt die sonne
bin bei dir

ich rufe die sterne
antwortet mir
wir sind sagen die sterne
alle bei dir

ich rufe den menschen
antworte mir
ich rufe – es schweigt
nichts antwortet mir

(Trong tập Thơ “Gedichte“, nxb S. Fischer, 1963).

Trong tạp chí Văn học nước ngoài năm 2002 có đăng bản dịch của Quang Chiến:

 

Thượng đế đã làm ra mặt trời

Tôi gọi gió
Gió hãy trả lời tôi
Gió nói
Tôi ở bên em.

Tôi gọi mặt trời
Mặt trời hãy trả lời tôi.
Mặt trời nói
Tôi ở bên em.

Tôi gọi các vì sao,
Xin hãy trả lời tôi
Các vì sao nói
Chúng tôi ở bên em.

Tôi gọi con người,
Xin hãy trả lời tôi
Tôi gọi – im lặng
Không ai trả lời tôi.

(Quang Chiến dịch)

Trước đây, ở miền Nam cũ cũng có bản dịch tôi không nhớ của ai, xin ghi lại như sau:

Thượng đế sinh ra mặt trời

Tôi hỏi gió
Gió với em thế nào?
– Gió luôn ở bên em.

Tôi hỏi mặt trời
Mặt trời với em thế nào?
– Mặt trời luôn ở bên em.

Tôi hỏi các vì sao
Các vì sao với em thế nào?
– Các vì sao luôn ở bên em.

Tôi hỏi con người
Con người với em thế nào?
– Con người im lặng không ai trả lời tôi

Tình cờ, gần đây tôi cũng được biết một bài có thể gọi là phỏng dịch của nhà thơ Hữu Thỉnh, đó là bài Hỏi:

Hỏi

Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
– Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
– Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
– Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người:
– Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
– Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
– Người sống với người như thế nào?

*

TRÍCH BÀI “AI ĐẠO AI” CỦA THƯỜNG NHÂN

(Bài này và các bài sau đã đăng trên Talawas) Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã từng khen bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh: “Đọc Hữu Thỉnh, dễ nhận thấy anh thường chặt ở câu mà lỏng ở bài. Có người bảo anh là “nhà thơ nhiều câu ít bài”, kể cũng có lý của họ… (Nhưng trong tập Thư mùa đông – TN) hiệu quả lập tứ hiện rõ ở các bài “Người ấy”, “Chạm cốc với Xa-in”, và đặc biệt là bài “Hỏi” (…) Đấy là một nghệ thuật cô đúc, tinh vi chặt chẽ đến nỗi, ít mà không thiếu, nhiều mà chẳng thừa. Tác giả hoàn toàn làm chủ những con chữ của mình, mà người đọc vẫn cảm thấy như tự bài thơ nó vốn thế, nó là một khối vẹn toàn, lấp lánh tâm hồn và trí tuệ. Những bài thơ như thế làm mới Hữu Thỉnh…” (Văn chương cảm và luận, Nxb Văn hoá Thông tin 1999)Nhận xét như thế là rất đúng với bài thơ “Hỏi”. Nhưng lúc đó, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo không hề biết là trước Hữu Thỉnh, đã có bài thơ “Thượng đế sinh ra mặt trời” của nữ thi sĩ Đức Christa Reinig (1)(sinh năm 1926), trong một tập thơ của bà đoạt giải thưởng Văn chương Bremen 1964(….)
Bản dịch ra tiếng Việt của miền Nam trước 1975, không rõ tên dịch giả, được lưu truyền như sau: (…..)
Bài thơ này còn có một bản dịch khác, của Quang Chiến, in trên tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam số 6–2002: (……….)
Còn bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh đã in ở nhiều sách, nó còn là bài đọc thêm trong sách giáo khoa phổ thông (chắc các nhà biên soạn sách giáo khoa cũng chưa hề biết bài thơ trên của Christa Reinig). Nguyên văn như sau: (……….)Đặt hai bài thơ của hai tác giả một Đức một Việt cạnh nhau, sao chúng giống nhau đến thế. Giống nhau về lập tứ, giống nhau về tinh thần, giống nhau về tư tưởng, giống nhau về cả cách hỏi, cách lập ngôn. Nó như là thơ “phỏng dịch” của nhau vậy. Christa Reinig chọn 4 đối tượng để hỏi: Gió, mặt trời, sao, người. Hữu Thỉnh cũng chọn 4 đối tượng để hỏi: Đất, nước, cỏ, người. Ba đối tượng trên có thể thay đổi thế nào cũng được, ví dụ có thể hỏi bò, lợn, chó xem nó sống với nhau thế nào, chắc cũng sẽ có những câu trả lời hay. Ví dụ:
Tôi hỏi bò: Bò sống với bò thế nào?
– Chúng tôi nhường cỏ cho nhau.

Tôi hỏi lợn: Lợn sống với lợn thế nào?
– Chúng tôi ủn ỉn cùng nhau.

Tôi hỏi chó: Chó sống với chó thế nào?
– Chúng tôi sủa cùng nhau.
Nhưng muốn bài thơ có tứ hay, nhất thiết là phải giữ nguyên đối tượng thứ tư, đấy là con người, thì bài thơ mới trở nên hoàn chỉnh. Với bài thơ “Bò lợn chó” trên đây, chỉ cần ghép thêm vào đoạn kết của Christa Reinig hoặc của Hữu Thỉnh là không chê vào đâu được.
Vậy thì nhà thơ cần sáng tác ra bài thơ, hay chỉ cần đi sửa lại đôi chút thơ người khác? Tất nhiên đã là nhà thơ thì phải tự mình làm ra ý, ra tứ, ra lời, tức là làm ra “bài thơ của mình”. Việc cóp nhặt thơ, ăn cắp thơ, đạo thơ… những tưởng chỉ có những người mới tập làm thơ, hay những kẻ hám danh “trẻ người non dạ” mới phạm tội. Vậy mà câu chuyện đạo thơ ấy nó lại rơi đúng vào ông Chủ tịch Hội Nhà văn – người đã từng đoạt một bồ giải thưởng về thơ của Hội Nhà văn. Liệu người ta có tin được những giải thưởng ấy nữa hay không? Biêt nó là giải thật hay giải dỏm?Nghe nói Hữu Thỉnh là nhà thơ chịu ảnh hưởng sâu sắc ca dao tục ngữ. Nhưng ông đâu chỉ ảnh hưởng ca dao tục ngữ – thơ ca khuyết danh, có cóp cũng chẳng sao. Tỷ như Hữu Thỉnh đã “sửa” hai câu thơ của Tự Đức (vì tưởng là của Khuyết Danh?): “Đập cổ kính ra tìm thấy bóng – Xếp tàn y lại để dành hơi” thành ra thơ của mình: “Mở trăng ra tìm – Trăng còn in bóng – Mở cỏ ra xem – Cỏ còn hơi ấm”. Nhưng cứ như bài thơ “Hỏi” thì ông còn “ảnh hưởng” cả thơ hữu danh của Đức. Nếu mà ông không biết chuyện này, sang làm việc với các nhà thơ Đức, lại đem bài thơ “Hỏi” ra đọc, và người ta dịch lại tiếng Đức bằng chính bài thơ của Christa Reinig, chắc sẽ được vỗ tay đến không về nước được. Văn nghệ Việt Nam gần đây kể cũng hơi bị buồn. Chưa xong câu chuyện “tự nguyện” rút khỏi giải thưởng khi bị các nhạc sĩ tố giác “đạo nhạc” của nguyên Tổng thư ký Hội Nhạc, đã đến chuyện “đạo thơ” và tự trao giải thưởng cho mình của ông Chủ tịch Hội Văn. Âu cũng là câu chuyện có vay có trả vậy. Thôi thì người của công chúng cũng “nhân bất thập toàn” mà. Tôi đưa ra cái chuyện “Ai đạo ai” này chẳng qua cũng là muốn trị bệnh cứu người, và muốn những nhà soạn sách giáo khoa cũng nên xem kỹ lại bài thơ “Hỏi” mà thôi.


(1) Christa Reinig (1926): Trước 1964, Christa Reinig là nhà thơ Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức). Tuy nhiên, ngay từ năm 1951, bà đã bị cấm xuất bản tại Đông Đức. Năm 1964, nhân dịp đi Bremen (Tây Đức) nhận giải thưởng cho tập thơ xuất bản năm 1963 – trong đó có bài “Gott schuf die sonne” – bà đã ở lại Cộng hoà Liên bang Đức, không trở về Đông Đức nữa (chú thích của talawas).

TRÍCH BÀI “EM, ANH, TA, VÀ TÔI” CỦA TRẦN KH.

(…….) Ủa, mà hình như tôi hơi bị sa đà với chuyện tủm tỉm (của riêng tôi), suýt chút nữa quên phắt cái lý do khiến tôi viết những dòng này, đó chính là bài viết của Thường Nhân bàn về chuyện Hữu Thỉnh đạo văn, vừa đăng trên talawas.
Tôi không chắc là Christa Reinig có cười (mếu) được hay không khi nghe Thường Nhân đòi ghép khổ thơ cuối cùng của bà vào bài thơ “Bò lợn chó” và bảo là sẽ… không chê vào đâu được. Chuyện hai bài thơ có giống nhau về cách lập tứ, cách hỏi và cách lập ngôn hay không thì tôi không rõ lắm, cái này thì phải để tôi đi hỏi ông Đặng Tiến. Nhưng khi Thường Nhân bảo hai bài thơ giống nhau về tinh thần, giống nhau về tư tưởng, và buộc tội Hữu Thỉnh đã đạo thơ thì tôi thấy hình như ông đã đi quá xa. Tôi có cảm giác rằng nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn trong đánh giá cũng chỉ vì cả hai bài dịch tiếng Việt, một của miền Nam trước 1975 (?) và một của Quang Chiến, đều không cho người đọc có cơ hội chọn lựa cách hiểu khác nhau của mình, như khi ta đọc nguyên bản tiếng Đức. Chung qui theo tôi cũng chỉ tại cái khả năng biến hoá của tiếng Việt mà tôi đã nói trên. Trong cả hai bản dịch, chữ Ich/mir được dịch là tôi và chữ dir được dịch là em. Nghĩa là các “nhân vật” trong bài thơ ngắn này chỉ có thể là gió, mặt trời, các vì sao và con người. Bài thơ, theo tôi, sẽ có một chiều kích khác nếu ta đem yếu tố tôn giáo vào. Tôi ở đây không nhất thiết phải là người mà rất có thể là thượng đế. Nếu cảm nhận theo cách này, và đây cũng là cách cảm nhận của riêng tôi lúc đọc bài thơ bằng tiếng Đức, thì ta có thể dịch bài thơ như thế này:
Thượng đế đã tạo ra mặt trời
 ta gọi gió
này gió hãy trả lời ta
gió nói con
luôn ở bên ngài

ta gọi mặt trời
mặt trời hãy trả lời ta
mặt trời nói con
luôn ở bên ngài

ta gọi các vì sao
hãy trả lời ta
các vì sao nói tất cả chúng con
đều ở bên ngài

ta gọi con người
hãy trả lời ta
ta gọi – im lặng
không ai trả lời ta
Dĩ nhiên là dịch theo kiểu này thì, tương tự như kiểu dịch kia, cũng sẽ không còn chỗ cho người đọc hiểu theo một cách khác. Để tìm hiểu thêm tác giả bài thơ thực sự viết theo nghĩa nào, tôi google một phát và thấy buồn cười vì bắt gặp trong kết quả tra tìm một… bài giảng đạo [1] của một mục sư có tên là Stefan Mai. Ông lấy bài thơ của Reinig làm nội dung bài thuyết giảng mang tên “Adam, con ở đâu?” của mình, tôi trích dịch những đoạn chính của bài giảng dưới đây:
“Người ta có thể nhớ bài thơ ngay tức thì. Nó có bốn khổ và được xây dựng theo một kiểu giống nhau. Mỗi khổ thơ đều bắt đầu với chữ “tôi” không được chỉ định rõ ràng. “Tôi” đây là ai? Đó là người hay là Thượng đế?…Thượng đế gọi những thứ mà ngài đã tạo ra. Gió, mặt trời, các vì sao và con người được nêu tên. Ngài đã gọi như thể một người chăn cừu gọi những con thú của mình, để biết chắc rằng chúng vẫn còn ở bên ông. Một niềm lo lắng sâu xa, lo rằng một trong những tạo vật của ngài lạc mất, vọng lên từ những câu thơ. Gió, mặt trời và các vì sao trả lời ngay tức khắc: “Chúng con ở bên ngài”. Sự hoà hợp, cảm giác được che chở và thuộc về nhau phát ra từ câu trả lời. Ngay cả ngọn gió phiêu lãng, thứ thường chẳng thể nắm bắt được, và vũ trụ vô tận với những hệ tinh tú và thái dương cũng ở với Thượng đế, sát bên ngài. Chính vì thế mà sự tách biệt của khổ thơ thứ tư càng kinh khủng hơn: ta gọi con người
hãy trả lời ta
gọi – im lặng
không ai trả lời ta Thượng đế kiếm và gọi con người. Nhưng ngài không nhận được trả lời. Không có được lấy bốn chữ: con người im lặng, mà chỉ là: im lặng. Ôi, cả một sự trống rỗng, một sự nặc danh tàn nhẫn hiện diện ở cuối bài thơ.
Nữ thi sĩ đã sống đến năm 1964 ở CHDC Đức. Tôi không rõ là ở những vần thơ này, Christa Reinig có còn trong đầu cái không khí vô thần của chế độ Đông Đức hay là bà muốn ám chỉ cái tình trạng của con người ở Tây Đức. Trong mọi trường hợp, nhất định bà đã có nghĩ đến một câu chuyện trong Sáng thế ký. Đó là câu hỏi đầu tiên mà Thượng đế đã đặt ra trong Thánh Kinh: Adam, người ơi, con đang ở đâu?…” Ngoài ra xin nói thêm, theo những gì tôi đọc được về Christa Reinig, thì trước khi trở thành thi sĩ với xu hướng nữ quyền, đã có một giai đoạn – và giai đoạn này cũng là thời điểm bài thơ “Gott schuf die sonne” ra đời – tôn giáo, bao gồm Thiên chúa giáo và sau đấy là Phật giáo, đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong thơ của bà.Dài dòng như thế vì muốn nói rằng kết luận của Thường Nhân, cho hai bài thơ hoàn toàn giống nhau về tư tưởng, tôi e là có hơi vội vã. Theo thiển ý của tôi, ngay cả khi ta chấp nhận lối diễn dịch của Quang Chiến, nếu phân tích cho kỹ thì hai cái “tư tưởng” trong hai bài thơ chưa hẳn đã hoàn toàn giống nhau, còn nếu hiểu như ông mục sư Stefan Mai, thì rõ ràng hai thứ này chỉ có thể làanh đi đường anh tôi đường tôi, một đằng là tình yêu bao la của… Thiên chúa, còn một đằng là những suy tư đầy tính thế tục hình như hơi có… định hướng xã hội chủ nghĩa, có một tí gì như là muốn rao giảng đạo đức. “Hỏi” – tôi nhấn mạnh: hỏi chứ không phải là gọi – theo kiểu của ông Hữu Thỉnh thì theo tôi chỉ có một câu trả lời mà thôi. Sau khi ông hỏi đất, hỏi nước, cây cỏ và nhận được những câu trả lời khá mẫu mực của bọn chúng, thì, mặc dù ông (thống thiết) hỏi đến ba lần, câu trả lời của con người cùng lắm chỉ có thể là: người với người sống để yêu nhau. Chứ nếu không thì… thật đáng xấu hổ với loài cây cỏ. Ta cũng khó có thể chối bỏ là lúc mới thoạt đọc – nhất là nếu sử dụng bản dịch của Quang Chiến – thì thấy hai bài thơ có cái gì đó na ná nhau. Nhưng từ “na ná” cho đến “đạo thơ” tôi nghĩ là có một quãng cách dài. Tôi đồ rằng, nếu ta không tính mấy em nhỏ của nhóm Mở Miệng – bọn hắn không chút ngượng ngùng khi công khai nhìn nhận là đã “đạo” và “chế biến thơ ca” của người khác – thì chắc không có một ông hoặc bà thi sĩ nào chịu nhìn nhận là thỉnh thoảng thơ của mình hình như có hơi giống thơ của một ai đó khác. Nhưng tôi ngờ rằng nếu đem tất cả thơ Việt tự cổ chí kim ra mà xét thì chắc cũng có khối bài “na ná” nhau. Ta có thể bị ảnh hưởng Tàu, rồi Tây, và Ta cũng có thể bắt chước Ta, tự nguyện hay là vô thức. Tôi biết rằng ở thời điểm này, ông Hữu Thỉnh, qua vụ phát giải thưởng thơ cho ông của cái Hội do chính ông làm Chủ tịch, đã gây phật lòng ở nhiều người. Quả thực thì cũng là điều khó hiểu, khi một người ở cương vị ông và cũng là người đã từng nhận được mấy cái giải thơ tương tự như vậy, và ông lại là thi sĩ, chủng loài thường tự nhận là có cần ăng-ten tinh nhạy nhất, lại tỏ ra thiếu hẳn một chút nhạy cảm tối thiểu khi không tự giác rút tập thơ của mình ra, không để cho đồng nghiệp và những người dưới trướng của mình bình xét. Điều này có dính dáng gì không với cái câu người ta thường nói: Quyền lực làm hư hỏng? Tôi chưa đọc tập thơ mới của ông để biết kết quả ông thương lượng với thời gian là như thế nào; nói chung ra thì tôi không đọc thơ của ông nhiều, trừ một tập thơ trong đó có trường ca Đường tới thành phố do một anh bạn đi Việt Nam về tặng vào giữa những năm 80. Hiểu biết về thơ ông hình như chỉ còn đọng lại trong tôi vài câu thơ chắp vá đại loại Biển vẫn cậy mình dài rộng thế/Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn hoặc Một mình một mâm cơm/Ngồi bên nào cũng lệch và một bài hát người ta phổ thơ ông, từ cái thời mà bọn chúng tôi, những kẻ tự nhận mình là yêu nước, đã tự nguyện ô-rơ-voa (mà sau cơn bồng bột thì cũng có rơ-voa thật, nhưng đấy là chuyện về sau…) những Mùa thu chết với lại Diễm xưa để hát khản cả giọng những bài ca cách mệnh đại loại Nổi lửa lên em và Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây. Và dĩ nhiên là trong top ten không thể thiếu bài Năm anh em trên một chiếc xe tăngphổ thơ của cụ. Trước khi chấm dứt bài viết, và để thay đổi không khí, cho phép tôi hát… góp vui cho quí vị nghe nhé, xin lưu ý là bài này phải hát theo điệu quân hành và những chỗ luyến láy thì theo giọng Hà Tĩnh hay tệ lắm cũng phải là Thừa Thiên thì nghe mới phê: Năm anh em trên một chiếc xe tăng
Như năm bông hoa nở cùng một cội
Như năm ngón tay trên một bàn tay
Đã xung trận là năm người như một
Ừ… hứ
Vào lính xe tăng anh trước anh sau
Cái nết ở ăn mỗi người một tính
Nhưng khi hát là hoà cùng một nhịp
Một người đau là tất cả quên ăn… Thế mới biết là cộng sản tuyên truyền… hay thật, mấy chục năm sau mà câu chữ cứ như còn in trong đầu.
Đấy, quan hệ “sâu sắc” nhất giữa tôi và Hữu Thỉnh chỉ có ngần ấy, chỉ qua một bài hát, không hơn không kém, nghĩa là chưa có mặn mòi quá đáng để đến nỗi tôi thiên vị, không chịu nhìn ra cái chất đạo thơ ở ông.Tôi nghĩ: Đánh giá thơ, và không chỉ có thơ, cần sự công bằng và trung thực.

 

12.11.2006

(Sưu tầm – Hội ngộ văn chương)

 

Nhãn: ,