RSS

Monthly Archives: Tháng Sáu 2015

Con đã trở về (Trần Kim Lan tự biên tự diễn)

Con đã trở về

Nắng rực rỡ giữa ngày đông

Tuyết trắng, mây bay bềnh bồng

Rồng Việt Nam Airlines cất cánh

Nàng thơ bay bổng thinh không

Hai mươi năm, có hôm nay

Mừng vui mà lệ dâng đầy

Rồng Việt Nam Airlines hạ cánh

Hương quê rạo rực men say

Mẹ ơi! Con đã trở về

Thỏa lòng nhung nhớ lê thê

Mừng vui mà nhòa mắt lệ

Nắng quê lóng lánh, tràn trề.

Frankfurt Am Mein 14 giờ 30 thứ hai 25-1-2009

Hà Nội 7 giờ 25 thứ ba 26-1-2009/Trần Kim Lan

 

CÁCH CHỮA BỆNH BẰNG MẸO

CÁCH CHỮA BỆNH BẰNG MẸO 

(Gs Nguyễn Lân Dũng)



1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.

02. Mắt nhắm không khít:
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.

03. Mũi nghẹt cứng:
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán – từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.

04. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chụccái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
05. Bong gân, trật khớp cổ tay:
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác – huyệt 100 – phản chiếu đúng cổ tay).

06. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.

07. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút):
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.

08. Gai gót chân:
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.

09. Đầu gối đau nhức:
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.

10. Bị táo bón lâu ngày:
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút – khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.

Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!

11. Nhức đầu
a. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
b. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
c. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
d. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
e. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
f. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
g. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
h. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
i. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
k. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
l. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
k. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.

12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn – đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.

13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!

14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!

15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
a- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).
b- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
c- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!

16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
c- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.

17. Đau tử cung:
a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.

18. Đau đầu dương vật:
Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.

19. Đau khớp háng:
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.

20. Đau gót chân:
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.

21. Đau bụng kinh:
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.

22. Ho ngứa cổ:
a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.

23. Huyết áo cao:
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.

24. Huyết áp thấp:
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.

25. Huyết trắng:
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.

26. Bế kinh:
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

27. Lẹo mắt (lên chắp)
Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.

28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)
Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.

29. Mắt không di động được
Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.

30. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!

31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.

32. Hắt hơi liên tục
Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).

33. Ho khan lâu ngày
Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.

34. Hóc (hột trái cây, xương)
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.

35. Các khớp ngón tay khó co duỗi
Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.

36. Mắt quầng thâm
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.

37. Buồn ngủ nhíu mắt lại
Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.

38. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!

40. Quai bị
Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.

41. Nhức răng
Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.

42. Mắt đỏ
Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.

43. Mắt nhức
Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.

44. Mắt nháy (giật)
Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.

45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.

46. Khan tiếng
a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.
b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần 

(Sưu tầm)

 

Đường ta ta cứ tiến (Trần Kim Lan tự biên tự diễn)

Đường ta ta cứ tiến.

(Thơ Đường luật)

Lưỡi bò bành chướng chướng chui tròng

Cùng kế China xoay quậy quãng không

Quốc luật đường ta ta cứ tiến

Công quyền nẻo cướp cướp đừng mong

Xấu tâm nhân thế tiêu trừ bẫy

Nghịch ý đất trời bủa sập chông

Voi kễnh cũng sa cơ kiến cụ

Bạo tàn phi nghĩa mộng chìm sông!

29.11.2013/Trần Kim Lan

 

Chanh chống ung thư mạnh gấp 10.000 lần so với hóa trị

Chanh chống ung thư mạnh gấp 10.000 lần so với hóa trị

Không chỉ có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư mà chanh – một loại quả hết sức quen thuộc còn có nhiều tác động tích cực về mặt sức khỏe khác.

Không đơn giản chỉ là một loại quả gia vị hay thường pha làm nước giải khát, chanh còn được biết đến như một cách phòng chống ung thư, tăng cường trí nhớ, chống loãng xương… cực kỳ hiệu quả.

Tiêu diệt tế bào ung thư

Khả năng chống ung thư của nước chanh mạnh gấp 10.000 lần so với hóa trị. Chanh chỉ giết tế bào ung thư. Cắt 2-3 lát chanh mỏng cho vào cốc, thêm nước nóng, nó sẽ biến thành nước có tính kiềm. Uống hàng ngày đối với bất kỳ ai đều tốt.

Chanh được chứng minh là có khả năng bổ trợ khi chữa các chứng bệnh tương tự, tốt hơn vạn lần so với Doxorubicin thường được thế giới ứng dụng trong hóa trị ung thư. Chanh có khả năng giảm sự sinh trưởng các tế bào ung thư. Ngạc nhiên hơn, dùng chanh để áp dụng cho việc trị liệu các bệnh ưng thư nhưng chanh chỉ có thể phá các tế bào ung thư ác tính chứ không hề ảnh hưởng đến các tế bào ung thư lành tính.

Chanh là cách phòng chống ung thư không thể tuyệt vời hơn

Chanh là cách phòng chống ung thư không thể tuyệt vời hơn

Tăng cường trí nhớ

Theo nghiên cứu mới nhất của Mỹ cho thấy hàm lượng Vitamin C và Vitamin E có trong chanh đạt đến tiêu chuẩn cân bằng, có hỗ trợ cho việc tăng cường trí nhớ, nâng cao khả năng linh hoạt của tư duy phản ứng, và đã trở thành đồ uống tham khảo của người hiện đại trong việc tăng cường trí nhớ.

Trong chanh có chứa Vitamin C tan trong nước có chức năng chống oxy hóa, do đó mỗi ngày một cốc nước chanh sẽ có lợi cho việc tăng cường trí nhớ, mà lại không hề có tác dụng phụ nào cho cơ thể, là đố uống sức khỏe rất dễ tìm kiếm được trong cuộc sống hàng ngày.

Cải thiện loãng xương

Citric acid có trong chanh có thể giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi, tăng cường mật độ xương, đề phòng loãng xương. Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân dẫn đến loãng xương, mà bước đầu tiên để đề phòng loãng xương là bắt đầu cải thiện từ ăn uống hàng ngày, đó chính là thường xuyên ăn các loại quả có chứa nhiều Vitamin C như chanh, bưởi.

Citric acid của chanh thúc đẩy khả năng hấp thụ canxi

Citric acid của chanh thúc đẩy khả năng hấp thụ canxi

 

Dựa trên việc chanh rất tốt trong việc hỗ trợ tuần hoàn máu và hấp thu canxi, ngoài ra citric acid trong chanh có hiệu quả chống lại vi khuẩn viêm đường ruột, vi khuẩn salmonella, vi khuẩn xuất huyết đường ruột, có thể giảm thiểu việc sản sinh ra lactic acid khi cơ thể mệt mỏi.

Giảm nguy cơ máu cục

Citric acid và polyphenol có trong nước chanh đều có thể dự phòng chứng tắc tĩnh mạch sâu, điều chỉnh tuần hoàn máu, giảm nguy cơ máu đông cục. Khi huyết áp quá cao, nước chanh có thể điều chỉnh huyết áp, có thể chống trầm cảm, chống căng thẳng và các trở ngại về chức năng thần kinh, theo báo Dân Trí.

Hỗ trợ chữa lành các vết thương

Axit ascorbic (hay sinh tố C, vitamin C) được tìm thấy trong chanh giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và là chất dinh dưỡng cần thiết trong việc duy trì các mô liên kết, giúp xương và sụn chắc khỏe. Vitamin C có tác dụng chống viêm, đây là dưỡng chất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe và hồi phục các tổn thương trên cơ thể.

Mỗi ngày một ly nước chanh để bệnh tật không “ghé thăm”

Mỗi ngày một ly nước chanh để bệnh tật không “ghé thăm”

Tăng cường năng lượng

Nước chanh cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng khi nó đi vào đường tiêu hóa, đồng thời giúp làm giảm cảm giác lo âu, trầm cảm. Ngay cả hương thơm của loại trái cây này cũng có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, theo báo Giáo dục Việt Nam.

Thanh lọc cơ thể

Bắt đầu buổi sáng với một ly nước chanh nóng sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa cho cả ngày. Hơn nữa uống vào thời điểm này là rất có lợi vì chanh giúp làm sạch cơ thể, nhất là đào thải những độc tố xuất hiện trong đường tiêu hóa vào ban đêm.

Ngoài ra, chanh còn có khả năng khắc phục chứng ợ nóng, táo bón, phòng tránh sâu răng hoặc những tổn thương ở vùng nướu, trị viêm họng, khống chế chứng cao huyết áp và hạ sốt. Dẫu chanh có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng cũng không nên tieu thụ quá nhiều. Theo cácchuyên gia, nếu cơ thể đang khỏe mạnh và cân nặng bình thường thì nên uống nửa quả chanh pha với nước, chia hai lần mỗi ngày. Nếu thừa cân, có thể uống một cốc nước chanh (một quả chanh) mỗi ngày.

Tô Loan (T/h) – Nguồn: Vietq.vn

 

Tranh khỏa thân thời Phục Hưng

Tranh khỏa thân thời Phục Hưng

Mỹ thuật Phục Hưng là một trong những đỉnh cao của lịch sử mỹ thuật. Thời đó, những họa sỹ thiên tài đã đưa ra cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về tiêu chuẩn thẩm mỹ, theo đó, họ tôn sùng vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể con người.

Ở thời kỳ này, những truyền thuyết, thần thoại Hy Lạp – La Mã bắt đầu sống dậy và trở thành suối nguồn sáng tạo cho các tác phẩm hội họa. Để phản ánh sự yếu đuối, mỏng manh của con người, các họa sĩ Phục Hưng thường để nhân vật trong tranh lộ nguyên phần xác.

Đối với nghệ thuật Phục Hưng, khỏa thân bỗng trở thành tâm điểm của sáng tạo nghệ thuật, gợi nhớ về một thuở con người sống rất “thiên nhiên”.

Danh họa người Ý Michelangelo (1475-1564)

Sự dữ dội trong tranh khỏa thân thời Phục Hưng
Bức “Leda and the Swan” (Leda và thiên nga) vẽ năm 1530, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.

Khi đã ngoài 50 tuổi, Michelangelo công khai mình đồng tính. Ông dũng cảm viết những bài thơ tình dành tặng một thanh niên quý tộc đẹp trai. Ở thời đó, người ta có thể bị thiêu chết vì đồng tính. Trong bức tranh này, nàng Leda của ông có khuôn mặt khá… nam tính.

 

 

Danh họa người Ý Leonardo da Vinci (1452-1519)

Sự dữ dội trong tranh khỏa thân thời Phục Hưng
Bức “Leda and the Swan” (Leda và thiên nga) vẽ năm 1515-1520, trưng bày tại Triển lãm Uffizi, Florence, Ý.

Leonardo cho rằng phản ánh dục vọng là sứ mệnh vĩ đại của nghệ thuật. Ông từng viết: “Mỹ thuật siêu đẳng hơn thi ca bởi nếu thi ca chỉ có thể miêu tả tình yêu thì mỹ thuật khắc họa tình yêu. Người họa sĩ châm lên ngọn lửa khao khát trong người xem”.

Sự dữ dội trong tranh khỏa thân thời Phục Hưng
Bức “Saint John the Baptist” (Thánh John làm lễ rửa tội) vẽ năm 1513-1516, trưng bày tại Bảo tàng Louvre, Paris, Pháp.

Đương thời Leonardo từng hai lần bị bắt vì tội “tằng tịu” với người đồng giới. Tuy vậy, ông chưa bao giờ bị kết án bởi những người tình của ông đều xuất thân quý tộc. Trong bức tranh này, người ta tin rằng Leonardo đang khắc họa một người tình của mình.

Danh họa người Ý Raphael (1483-1520)

Bức “The Fornarina” (Nàng Fornarina) vẽ năm 1518, trưng bày tại lâu đài Palazzo Barberini, Rome, Ý.
Bức “The Fornarina” (Nàng Fornarina) vẽ năm 1518, trưng bày tại lâu đài Palazzo Barberini, Rome, Ý.

Trong bức họa là người tình của Raphael – nàng Fornarina. Chính vì vẻ đẹp này mà ông đã sớm qua đời ở tuổi 37 vì một lần “quá sức”.

Danh họa người Hà Lan Rembrandt (1606-1669)

Bức “The Fornarina” (Nàng Fornarina) vẽ năm 1518, trưng bày tại lâu đài Palazzo Barberini, Rome, Ý.
Bức “Portrait of Hendrickje Stoffels” (Chân dung Hendrickje Stoffels) vẽ năm 1654-1656, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.

Khi Rembrandt thực hiện bức tranh này, người tình của ông cũng đồng thời là nhân vật nữ trong tranh đang gặp rắc rối với nhà thờ vì bị kết án là một “phụ nữ dễ dãi”. Nàng Hendrickje chuyển về sống với Rembrandt dù họ không kết hôn. Bức tranh này đã thể hiện tình yêu sâu sắc mà Rembrandt dành cho người tình, nó lột tả cả vẻ đẹp nhan sắc và nội tâm của nàng.

Bức “The Fornarina” (Nàng Fornarina) vẽ năm 1518, trưng bày tại lâu đài Palazzo Barberini, Rome, Ý.
Bức “A woman bathing in a stream” (Người phụ nữ tắm suối) vẽ năm 1654, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.

Lại một bức tranh khác mà Rembrandt vẽ nàng Hendrickje Stoffels. Nàng trở thành người tình của ông sau khi vợ của Rembrandt qua đời. Ông không thể kết hôn với Hendrickje, bởi việc kết hôn này sẽ tước quyền thừa kế tài sản từ vợ ông. Kinh tế của Rembrandt khá bấp bênh và ông không thể từ bỏ quyền thừa kế. Sau này, Rembrandt vẫn bị phá sản vì ông đầu tư quá nhiều vào trang phục cho người mẫu cũng như sưu tầm quá nhiều tranh.

Danh họa người Ý Agnolo Bronzino (1503-1572)

Bức “The Fornarina” (Nàng Fornarina) vẽ năm 1518, trưng bày tại lâu đài Palazzo Barberini, Rome, Ý.
Bức “An Allegory with Venus and Cupid” (Biểu tượng thần Vệ Nữ và thần Tình Yêu) vẽ năm 1545, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.

Bronzino là người đồng tính. Đương thời, ông chung sống với người bạn đời làm nghề sản xuất binh khí. Khi người tình qua đời, Bronzino đã lãnh trách nhiệm chăm sóc cho gia đình của người đàn ông kia.

Tranh của Bronzino nhấn mạnh vẻ đẹp hình thể và những khoái lạc của con người. Bức họa trên là món quà mà tòa án tối cao của Cộng hòa Florence tặng nhà vua Pháp. Tác phẩm này đã truyền cảm hứng và sự mạnh dạn cho nhiều họa sĩ Pháp sáng tạo nên những tác phẩm đậm màu dục vọng.

Danh họa người Ý Tiziano Vecelli (1490-1576)

Bức “The Fornarina” (Nàng Fornarina) vẽ năm 1518, trưng bày tại lâu đài Palazzo Barberini, Rome, Ý.
Bức “The Venus of Urbino” (Vệ Nữ của tỉnh Urbino) vẽ năm 1536-1538, trưng bày tại Triển lãm Uffizi, Florence, Ý.

Một người bạn của họa sĩ Tiziano từng viết một lá thư tay, trong đó đề cập tới tình hình sức khỏe của Tiziano như sau: “Sức khỏe của Tiziano tốt nhưng đôi khi rơi vào trạng thái kiệt sức vì sau khi thực hiện những bức tranh tuyệt đẹp về phụ nữ, Tiziano thường “yêu” luôn mẫu”. Điều này đã lý giải tại sao những bức tranh của Tiziano luôn chân thực, sống động và thể hiện khát khao mạnh mẽ đối với cái đẹp.

Bức “Danae” (Nàng Danae) vẽ năm 1544 – 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Bức “Danae” (Nàng Danae) vẽ năm 1544 – 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.

Nàng Danae của thần thoại Hy Lạp đang ngẩng đầu lên nhìn thần Dớt đến tự tình với cô trong hình dáng một cơn mưa vàng.

Bức “Danae” (Nàng Danae) vẽ năm 1544 – 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Bức “Diana and Actaeon” (Diana và Actaeon) vẽ năm 1556 – 1559, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.

Bức tranh kể lại một truyền thuyết Hy Lạp: tráng sĩ Actaeon đi săn trên núi, tình cờ nhìn thấy nữ thần Diana tắm. Actaeon liền bị Diana biến thành một con hươu. Chàng bị chính đàn chó săn của mình xẻ thịt. Đó là cái giá phải trả cho thói tò mò, mạo phạm tới thần linh của Actaeon.

Bức “Danae” (Nàng Danae) vẽ năm 1544 – 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Bức “Saint Mary Magdalene” (Thánh Mary Magdalene) vẽ năm 1535, trưng bày tại Triển lãm Palatina, cung điện Pitti, Florence, Ý.

 

Danh họa người Ý Palma Vecchio (1480-1528)

Bức “Danae” (Nàng Danae) vẽ năm 1544 – 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Bức “A Blonde Woman” (Một phụ nữ tóc vàng) vẽ năm 1520, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.

Bức chân dung khắc họa một gái điếm ở Venice. Dấu hiệu để nhận biết những cô gái này là trên tay họ luôn cầm một bó hoa. Đặc điểm này sinh ra từ một truyền thuyết La Mã, theo đó gái điếm được bảo vệ bởi nữ thần Cây cỏ.

Danh họa người Ý Antonio Correggio (1489-1534)

Bức “Danae” (Nàng Danae) vẽ năm 1544 – 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Bức “Jupiter and Io” (Thần Dớt và nàng Io) vẽ năm 1539, trưng bày tại Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna, Áo.

Các họa sĩ Phục Hưng đặc biệt thích khắc họa chuyện yêu đương của thần Dớt. Trong các truyện thần thoại cổ xưa, thần Dớt thường ngụy trang, biến hóa khôn lường để có thể tự tình với phụ nữ mà không bị vợ ngài – nữ thần Hera phát hiện ra. Khi ở bên nàng Io, ngài hóa thành sương mù.

Danh họa người Đức Lucas Cranach (1472-1553)

Bức “Danae” (Nàng Danae) vẽ năm 1544 – 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Bức “Cupid Complaining to Venus” (Thần Tình Yêu làm nũng thần Vệ Nữ) vẽ năm 1525, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.

Thần Vệ Nữ trong tranh Lucas Cranach rất thanh mảnh – một “chuẩn đẹp” khá mới so với quan niệm đương thời.

 

Danh họa người Ý Sandro Botticelli (1445-1510)

Bức “Danae” (Nàng Danae) vẽ năm 1544 – 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Bức “Venus and Mars” (Thần Vệ Nữ và thần Chiến Tranh) vẽ năm 1485, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.

Vẻ đẹp của thần Vệ Nữ đã ru ngủ thần Chiến Tranh. Sắc đẹp có thể khiến mọi sức mạnh dù tàn bạo nhất phải ngã gục. Vì vậy, người ta thường nói cái đẹp cứu thế giới.

Danh họa người Hà Lan Gerrit van Honthorst (1592-1656)

Bức “Saint Sebastian” (Thánh Sebastian) vẽ năm 1623, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Bức “Saint Sebastian” (Thánh Sebastian) vẽ năm 1623, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.

Bức tranh kể lại chuyện Thánh Sebastian bị bắn chết vì đi theo đạo Thiên Chúa. Trong tác phẩm này, Honthorst thể hiện rõ nét phong cách của mình: sự đối lập mạnh mẽ giữa ánh sáng và bóng tối.

Danh họa người Ý Guido Reni (1575-1642)

Bức “Saint Sebastian” (Thánh Sebastian) vẽ năm 1623, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Bức “Saint Sebastian” (Thánh Sebastian) vẽ năm 1620-1630, trưng bày tại Triển lãm Dulwich, London, Anh.

Các nhà phê bình mỹ thuật rất giỏi “bắt mạch” đời sống tình cảm của họa sĩ qua tranh. Đối với trường hợp của Honthorst và Reni, họ cùng thực hiện hai bức tranh về Thánh Sebastian. Các nhà phê bình nhận định rằng, ở cả hai tác phẩm, họ đều thấy sự khao khát mạnh mẽ của họa sĩ đối với chính nhân vật mà họ tạo nên.

Anh em họa sĩ người Ý Antonio và Piero del Pollaiolo

Bức “Saint Sebastian” (Thánh Sebastian) vẽ năm 1623, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Bức “The Martyrdom of Saint Sebastian” (Hành quyết Thánh Sebastian) vẽ năm 1475, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.

Thời Phục Hưng, người ta thường gọi những người đồng tính là “Florenzer” (Người ở thành Florence, Ý). Có từ lóng này là bởi các họa sĩ phương Tây đương thời thích tới Florence sống. Rất nhiều người trong số họ đồng tính khiến chính quyền thành phố quyết định thành lập một ban chuyên trách, phát hiện, xử lý những người đàn ông đồng tính. Bức tranh này đã ngầm phản ánh nỗi lo sợ của các họa sĩ trước sự khắc nghiệt của luật pháp đương thời.

Danh họa người Ý Giorgione Castelfranco (1477-1510)

Bức “Laura” (Nàng Laura) vẽ năm 1506, trưng bày tại Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna, Áo.
Bức “Laura” (Nàng Laura) vẽ năm 1506, trưng bày tại Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna, Áo.

Giorgione đương thời nổi tiếng là họa sĩ đào hoa, đẹp trai. Ông chơi đàn luýt rất hay và thường lấy món tài lẻ này để quyến rũ phụ nữ. Ông chinh phục được những người đẹp nổi tiếng ở Venice và thường thuyết phục họ làm mẫu cho các bức vẽ của mình. Đây là một trong những người tình của ông.

Bức “The Tempest” (Giông tố) vẽ năm 1505-1508, trưng bày tại Triển lãm Accademia, Florence, Ý.
Bức “The Tempest” (Giông tố) vẽ năm 1505-1508, trưng bày tại Triển lãm Accademia, Florence, Ý.

Venice là thành phố của tình yêu và sự nghiệt ngã. Những cô gái điếm hết thời có cuộc sống hết sức bi đát.

Danh họa người Pháp Francois Clouet (1510-1572)

Bức “The Tempest” (Giông tố) vẽ năm 1505-1508, trưng bày tại Triển lãm Accademia, Florence, Ý.
Bức “A Lady in her Bath” (Quý bà đang tắm) vẽ năm 1571, trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật Quốc gia, Washington DC, Mỹ.

Những quý bà thượng lưu ở Pháp đương thời có “mốt” vẽ tranh chân dung khỏa thân. Người phụ nữ trong tranh là Diane de Poitiers, người tình của vua Henry II của Pháp. Khi nhà vua lên ngôi năm 27 tuổi, Diane đã 48 tuổi nhưng bà vẫn có vẻ đẹp vô song.

Danh họa người Đức Peter Paul Rubens (1577-1640)

Bức “The Tempest” (Giông tố) vẽ năm 1505-1508, trưng bày tại Triển lãm Accademia, Florence, Ý.
Bức “The Little Fur” (Chiếc áo lông) vẽ năm 1630, trưng bày tại Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna, Áo.

Bức chân dung khắc họa nàng Helena Fourment – vợ của Rubens. Họ kết hôn vào năm 1630 khi Helena 16 và Rubens 53 tuổi.

Danh họa người Ý Paris Bordone (1500-1571)

Bức “The Tempest” (Giông tố) vẽ năm 1505-1508, trưng bày tại Triển lãm Accademia, Florence, Ý.
Bức “Venetian Women at their Toilet” (Những cô gái Venice điểm trang) vẽ năm 1545, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia Scotland, Edinburgh, Anh.

Tại Venice ở thế kỷ 16 có tới 20.000 gái điếm. Trong tranh là hai cô gái đang thay đồ và trang điểm, người phụ nữ đội khăn xanh là một mụ tú bà.

Danh họa người Ý Tintoretto (1518-1594)

Bức “The Tempest” (Giông tố) vẽ năm 1505-1508, trưng bày tại Triển lãm Accademia, Florence, Ý.
Bức “Leda and the Swan” (Leda và thiên nga) vẽ năm 1555, trưng bày tại Triển lãm Uffizi, Florence, Ý.

( Nguồn: Internet)

Read the rest of this entry »

 

Vì tiền (Trần Kim Lan tự biên tự diễn)

Vì tiền

Tiền nhiều mua được tình yêu

Bán buôn tiết hạnh liêu xiêu vì tiền

Vì tiền chà đạp chính chuyên

Vì tiền biến chất cường quyền nhân tâm.

“Đại gia“ vì  tiền lộng hành

Cân đong “trinh tiết” gái lành, mỹ nhân

Ngỡ trinh cưới hỏi rình rang

Mất trinh trả lại như hàng ế thiu.

Không tiền phận số hẩm hiu

Ngàn vàng lỡ mất liu riu phận người

Vì tiền xoay chuyển luân đời

Vì tiền nhân thế ngụp bơi không ngừng

Vì tiền thống trị mọi vùng.

8.3.2012/Trần Kim Lan

 

Xuân chín (Trần Kim Lan tự biên tự diễn)

Xuân chín (Trần Kim Lan tự biên tự diễn)

Xuân chín

 

Xuân chín đời người

Xương kêu răng rắc

Bước đi cà nhắc

Chẳng rượu mà say.

Răng tụt lung lay

Nhai ăn trệu trạo

Cơm rau nuốt ráo

Tự sướng “ngon ngon”.

Xuân chín ngước trông

Hướng miền xa thẳm

Lòng thành cầu khẩn

Mong Trời đoái thương

Thương đời phong sương

Thường đời phận bạc

Thương trừ sự ác

Xuân đời bình an!

25.6.2015/Trần Kim Lan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyện tình trên Facebook (Chuyện có thật, tiếp theo)

Chuyện tình trên Facebook (Chuyện có thật, tiếp theo)

6-Tống tiền

Mấy hôm liền vào trang chủ Facebook, Thanh đều đọc được những dòng chữ cảnh báo của một người bạn họa sĩ trên Facebook: “Cảnh giác! Người được mệnh danh là hoa hậu, có tên là… đã là bạn của tôi trên Facebook, nhưng người này đã lộ diện là kẻ tống tiền! Tôi đã hủy kết bạn với người này! Hãy cảnh giác!“.

Đọc những dòng chữ cảnh báo như vậy, Thanh tò mò theo đường dẫn, vào trang cá nhân của người này xem sao. Trang cá nhân của cô ta chỉ có một số hình ảnh cá nhân, một số hình mặc áo tắm…

Thanh tìm đọc phần giới thiệu bản thân, xem cô ta là người thế nào, thì chỉ có tên, thời gian đã đoạt danh hiệu hoa hậu tại một nước châu Phi. Đó là tất cả.

 Hàng ngày, lại tiếp tục có cảnh báo từ người bạn họa sĩ về người nữ này. Thanh không nén nổi được sự tò mò và muốn tìm hiểu rõ hơn về lời cảnh báo này.

– Chào họa sĩ! Anh có khỏe không? Tôi hơi tò mò một chút… Tôi vẫn theo dõi bài viết của anh hàng ngày và đọc lời cảnh báo của anh. Tôi muốn biết rõ hơn về điều này, anh có thể nói rõ hơn cho tôi biết được không? Có ta đã làm gì anh? Thanh gửi tin nhắn cho họa sĩ.

– Chào Thanh! Cô ta là kẻ tống tiền tôi! Cô ta là bạn của tôi trên Facebook. Tôi chỉ biết qua tự giới thiệu của cô ta rằng cô ta đã từng là một hoa hậu. Thỉnh thoảng cô ta có gửi tin nhắn cho tôi, làm quen, hỏi thăm và tôi cũng trả lời theo phép lịch sự. Thế nhưng, vừa qua, cô ta gửi tin nhắn cho tôi yêu cầu tôi chuyển cho cô ta 100 ngàn Euro, nếu không, cô ta sẽ thư cho vợ tôi và công khai sự việc tôi có quan hệ tình cảm với cô ta cho mọi người biết! Cô ta gửi thư đe dọa nhiều lần và tôi đã trả lời là đừng bao giờ hy vọng ở tôi về điều đó! Tôi không hề có quan hệ gì với cô ta, trừ việc là bạn trên Facebook ! Tôi đã hủy kết bạn với cô ta và kể lại sự việc với vợ của tôi. Chúng tôi đã đến đồn cảnh sát để thông báo việc cô ta tống tiền tôi. Và tôi cũng thông báo trên trang cá nhân của tôi, để giúp mọi người cảnh giác! Họa sĩ nhắn tin cho Thanh.

– Vậy ư? Đáng sợ thật! Mạng ảo mang lại niềm vui, mang lại nhiều bạn bè, nhưng cũng phức tạp thật! Tốt nhất là không nên kết bạn với những ai chỉ có vài tấm ảnh mà không hiểu gì về người đó cả! Thanh nhắn tin cho họa sĩ.

– Cảm ơn bạn! Bạn là người bạn tốt của tôi! Chúc bạn một ngày vui! Họa sĩ nhắn tin.

– Cảm ơn họa sĩ  vì cuộc trò chuyện. Chúc họa sĩ cùng gia đình vui khỏe! Mà họa sĩ nhớ đừng kết bạn với ai chỉ có vài tấm hình nhé! Có thể họ là những kẻ ẩn danh, chuyên đi lừa đảo tình, tiền trên mạng đó! Thanh nhắn tin cho họa sĩ.

Đó là một người họa sĩ danh tiếng, nhiều người biết đến và Thanh cũng rất qúy mến người họa sĩ này và thích ngắm những bức tranh của họa sĩ. Thanh tự nhủ: “Qua sự việc này, mình cũng phải cẩn thận khi nhận lời “kết bạn“ với ai đó trên Facebook mới được! Kẻo rồi lại gặp phiền phức!“

23.6.2015/Trần Kim Lan

(Còn tiếp)

 

DIỄN CA ĐẠI HỘI VIII HỘI NHÀ VĂN

DIỄN CA ĐẠI HỘI VIII HỘI NHÀ VĂN

Nguyễn Thái Sơn

Thứ ba ngày 23 tháng 6 năm 2015 4:20 PM

TNc: Nhân kỉ niệm 1 năm Đại hội VIII, nhà thơ Nguyễn Thái Sơn từ Sài Gòn vừa gửi ra góp cổ phần bài Diễn ca này. Thôi thì ta vui với nhau để chào mừng Đại hội IX sắp từng bừng khai mạc nên trang nhà đưa lại…

ĐẠI HỘI NÀY TA CHƠI TOÀN THỂ !
đủ chiếu chăn, đủ ghế, đủ nồi ?
giữa làng mẩu thịt nắm xôi
còn hơn xó bếp tiết dồi đầy mâm
*
Hai Đại hội mười năm về trước (2000, 2005)
các nhà văn lũ lượt loại nhau
nơi nơi chốn chốn bán bầu
“hai thằng chọn một”, lấy Nâu thôi Chàm
*
Đi Đại hội – vẻ vang cả họ
ở lại nhà tủi hổ cháu con
kẻ trúng đắc ý cười ròn
người “trượt vỏ chuối” héo hon suốt tuần
*
“Công bác Thỉnh” – thêm phần vui vẻ
“xin bề trên toàn thể hội này”
người đông rượu nhạt cũng say
đập vai bồm bộp, vỗ tay rào rào.

II: Văn oán ngâm khúc

 
Địa phương khác thế nào chẳng biết
chứ Sài Gòn đặc biệt ưu tiên
nghe đâu nhiều tỉnh phát…ghen
hình như lắm bác được phen…chạnh lòng
*
Đãi tiệc, tặng triệu đồng tiêu vặt
năm triệu hơn – phụ cấp thượng Kinh
túi căng, căng đến giật mình
viết lách nhí nhố linh tinh sao đành
*
Phó Bí thư (Thành ủy) rành rành chỉ thị
“chút tiền này – lộ phí chuyến đi”
máy bay, xe ngựa, thuyền ghe
thích thì đi bộ, hehe, thích thì…
*
Chỉ cần đến Kinh kỳ dự hội
Tiền dân cho dằn túi…tùy nghi
(nếu) vợ đau con yếu không đi
tỉ đồng cũng trả, đáng gì mấy triêu (triệu)
*
Hội (nhà văn Sài Gòn) cố tình không hiêu (hiểu) như thế
“cột” nhà văn vào ghế máy bay
– nộp cuống vé đủ tháng ngày
– có hóa đơn VAT chuyến bay đi về !…
*
Nhà văn túng nón mê áo vải
đi tàu ngồi, dành lại mấy trăm
người đau tim, huyết áp tăng
đi phi cơ có mà “văng” xuống mồ !
*
Nhà văn giầu – ô tô mấy chiếc
ngủ trọn đêm, ngồi viết cả ngày
lái xe “xuyên Việt” mòn tay
cũng bắt phải cưỡi tàu bay tàu bò ?
*
Ông Bầu Đức là “vua” nghành gỗ (Hoàng Anh Gia Lai)
xe? Xưa rồi! Đã có phi cơ
nếu dại dột hóa nhà…thơ
cũng đòi vé máy bay ư ? Nực cười !
*
Ta thử hết xe hơi, tàu hỏa
đoạn xe ôm, khúc quá giang…ghe
dong chơi Nam Bắc chán chê
dự đủ Đại hội, đi về như ai
*
Hết điện thoại lai nhai (lải nhải) đòi vé (máy bay)
lại công văn bắt bẻ hóa đơn
cả năm trời nuốt tủi hờn
ngứa chân tay, nén lửa rơm…anh hào.

III: Khách sạn Kim Liên

Kim Liên có mấy sao, chẳng nhớ
danh rõ to, thuộc cỡ Anh hùng (Lao động)
có máy vi tính sài chung
có cả thang điện, nhiều phòng khác nhau
*
hiếm phòng có chè tầu, phích nước
trọ bình dân sao được thế này
ti vi Nhật tủ lạnh Tây
bia chai, “bò húc” chất đầy bên trong
*
nhiều phòng chẳng trà, không cả phích
ấm điện đun – nếu thích, rót ra
“thủy thanh” mình cụng ly ta
khỏi mất ngủ, đỡ gật gà hôm sau
*
hai người – dép tầu tầu đôi chiếc
thay nhau khi có việc ra sân
ghế một cái, đủ bốn chân
người ngồi viết, kẻ bò lăn ra sàn
*
bình nóng lạnh gắn ngang phòng tắm
nước lạnh băng – điện cắm mấy giờ
nhà văn với chả nhà thơ
tắm nóng – phải bỏng – biết nhờ cậy ai !

IV: Phòng họp, nhà ăn tại Trường Đảng

Hội trường Ba Đình ngói tan gạch vỡ
giới Nhà văn họp ở nơi mô ?
– cho Cung Hữu nghị Việt Xô
– thuê Nhà hát Lớn,
– đẩy vô Mỹ Đình !…
*
Ông này phán: về Dinh Thống Nhất
cụ nọ nêu: Rạp hát Kinh Đô
nào Nhà Tưởng niệm Bác Hồ
rồi Nhà bạt Xiếc Thủ đô, rồi…rồi…
*
“Địa chỉ đỏ” khắp nơi mọi chốn
Hội Nhà văn, có tốn bao nhiêu
ý tưởng ai quá tuyệt chiêu:
– cho vào Trường Đảng thêm nhiều đức tin !
*
Từ Khách sạn Kim Liên đổ xuống (đoàn miền Nam)
Chu Văn An (miền Trung), Nhà khách Bàn Cờ (các địa phương khác)
văn nhân ngồi chật ô tô
có xe cảnh sát tiền hô hậu…kèm
*
Ghế đệm thiếu bắc thêm ghế gỗ
đoàn Trung ương “nhốt” ở trên lầu
nóng rang. Khát, uống như…trâu (ngưu ẩm)
văn kiện, dự thảo…quạt đầu phẩy mông
*
Mồ hôi hột ròng ròng tuôn chảy
mặt chị em đỏ dậy – hồi xuân ?
mở khuy, nới cả khóa…quần
trong nhà đại hội ngoài sân đại hè
*
Cơm trưa, nghỉ trưa nhè một chỗ
chen chúc nhau lố nhố nhà văn
ngủ ngồi ngáy rống bếp ăn
bà nằm trên ghế ông lăn ra sàn
*
Mấy giờ liền lang thang vạ vật
gấp báo vào lại lật sách ra
văn nhân cùng với thi gia
mỏi mòn mong đợi vào “ca” họp chiều
*
Các nữ sỹ lắm điều khó…xử
thay nội y, “cọ rửa” sao đây
mồ hôi. Nắng. Bụi…cả ngày
“thơm như mít” hóa mắm vây chợ chiều
*
Một đại hội hóa…nhiều đại hội
nhà (văn) đảng viên được gọi họp riêng
nữ sĩ “chưa đảng” ba miền
đi chợ, tán gẫu, xem phim, đánh bài…
*
“Họp trù bị” cả ngày – họp thử
mùng năm: quân nhạc nhạc cử – chào cờ
hôm sau “họp thật” – như mơ
lại kèn lại hát: chào cờ lần…hai
*
Lễ bế mạc vừa hài vừa xót
chủ tịch đoàn nhanh gót rời bàn
chỉ còn cụ Vũ Tú Nam
mắt mờ chân yếu nhanh làm sao đây
*
Quốc ca nổi loay hoay cụ hoảng
đứng chơ vơ giữa khoảng mênh mông
đành quay lưng – nhắm cờ hồng
Hội ta đứng lặng
nhìn
không thể cười…

V: Chướng

Trướng là tấm vải thêu long, phụng
với dăm câu chúc tụng…Vậy thôi
mừng ông hưởng thọ tám mươi
mừng nhà mới dựng tặng người thăng quan
*
Trướng – mảnh lụa đỏ vàng có cán
buộc dây treo lủng lẳng trên tường
trướng to – quan huyện quan phường
trướng ngắn giá rẻ – dân thường tặng nhau
*
Trướng là…trướng, phải đâu bằng cấp
cũng không là giáng thấp thăng cao
không phong dũng sĩ, anh hào
không “vô” huy hiệu chẳng “vào” huân chương
*
Sao lại phải Trung Ương (ra) quyết định
tặng nhà văn trướng lĩnh rèm the ?
chiểu theo luật nọ lệ kia
kí tên, đóng mộc
– Rước về mà trương !..

VI: Bầu bán

Mấy chục Hội Trung ương, thử hỏi
có đâu vui như Hội Nhà văn
đề cử cụ ngồi xe lăn
giới thiệu cả những thi nhân mất rồi
*
Biết bầu ai, dào ôi, vẽ chuyện
“em” nào xinh ta quyết ưu tiên
có ông đếm đủ…dưới lên
có bà xóa sạch những tên dài ngoằng
*
Nhà văn già gọng long kính vỡ
đọc bảng tên tỏ tỏ mờ mờ
-“ba phần văn, sáu phần thơ
một phần lý luận”, rồi nhờ…gạch tên
*
Lắm người ngại đi lên thùng phiếu
“Oẳn tù tì”, “cử đại biểu” thay
phiếu bầu cả xấp nặng tay
chen nhau, “cò” vỗ cánh bay vào thùng…

VII: Chủ tịch Hội

Chủ tịch cũ là ông Hữu Thỉnh
sếp khóa này cũng chính là anh
không màn tống cựu nghinh tân
khỏi hao một bó tầm xuân…giao thời
*
Hữu Thỉnh vốn là người tử tế
Thiên hạ đau mình dễ gì ăn
“vì em nghiêng ngả” bao lần
“nhuộm anh đến tím” phải cần đến em
*
Mình với anh “dân” tuyên huấn xịn
thạo đóng đinh, còn biết sáo đàn
(tuyên huấn: Cờ đèn kèn trống đóng đinh leo thang)
tuột xuôi, mình cố leo ngang
dưới chân đất lún, trên thang mối đùn
*
Đã có lúc dại mồm khoác lác
khoe khoang “từng là bạn…trước sau”
“ngày xưa áo lính cùng màu”
“cái thời trung úy với nhau, cái thời…”
*
Hữu Thinh vốn là người tử tế
nhà văn vang vẻ nhất xứ này
hoạt ngôn chữ tốt văn hay
bảo lệch là lệch, đã xoay phải tròn
*
Tác phẩm vẫn sòn sòn xuất xưởng (in)
toàn thơ siêu đọc sướng nghe vui
điếu văn thống thiết mẫn mùi
được anh khen cứ thấy bùi cả tai
*
Không bị chê, chẳng ai bị trách
lắm người tin số zách (số một) là mình
bao người được bác “cứu sinh”
lắm người ơn bác gồng mình đỡ nâng
*
Mong Chủ tịch thêm hăng, càng khéo
làm đầu tàu đẩy kéo Hội ta
thấy chặt cây đứng rõ xa
cây cối lựa gió, người ta lựa rìu
*
Chúc bác viết thơ yêu thêm lửa
“tím theo chiều, nghiêng ngửa (ngả) vì em
bỏ ăn như ngựa – có nên
(Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ – thành ngữ)
“một người đau tất cả quên ăn”. Đừng!

Nguyễn Thái Sơn 

(Nguồn trannhuong.net)

 

Lá lốt bạn của người bệnh phong thấp

Lá lốt bạn của người bệnh phong thấp

Lá lốt không chỉ là vị thuốc dân gian mà còn là món rau và gia vị ngon miệng. Mâm cơm có bát canh Lá lốt nấu với thịt nạc băm nhỏ hoặc nấu với tôm khô đã kích thích dịch vị, ăn xong thấy người khoan khoái dễ chịu Lá lốt còn là một […]

Lá lốt không chỉ là vị thuốc dân gian mà còn là món rau và gia vị ngon miệng.

Mâm cơm có bát canh Lá lốt nấu với thịt nạc băm nhỏ hoặc nấu với tôm khô đã kích thích dịch vị, ăn xong thấy người khoan khoái dễ chịu

Lá lốt còn là một vị thuốc chữa bệnh mà nhân dân gọi là bệnh Phong thấp.

Những năm 1999 – 2000, tôi thường bị sưng, đau khớp gối và bả vai, nhất là khi thời tiết có biến động bất thường như giông bão, áp thấp hoặc lúc chuyển mùa.

Tôi đi bệnh viện khám, bác sỹ cho chụp điện rồi kết luận là bị viêm khớp, cấp cho các loại thuốc uống như Diclofenac, Sinh tố C, Sinh tố B6, Actisô…

Uống hết thuốc, gối tôi bớt sưng đau nhưng một thời gian sau, nó lại tham gia “dự báo thời tiết” như trước.

Đôi ba người khuyên tôi cần phải dùng thuốc đặc trị của Mỹ, Pháp…

Thuốc đặc trị thì đắt tiền, tôi đã nghỉ hưu, bảo hiểm y tế không thanh toán nên tôi nghĩ phải tìm về nguồn thuốc là cây, cỏ, hoa, lá mà nhân dân ta thường dùng, có khi lại hiệu nghiệm hơn thuốc Tây cũng nên.

Rất may, tôi được người mách dùng cây Lá lốt.

Lúc đầu tôi mua lá tươi, nấu canh ăn hàng ngày, canh hơi ngai ngái nhưng thấy thích vì khớp dễ chịu.

May hơn nữa, tôi được bà thông gia vào thăm con ở Lâm Đồng mang ra biếu một bịch to cả rễ, cây và Lá lốt mà bà đã phơi khô, sao vàng, tôi chỉ việc đun uống như uống nước trà hàng ngày.

Uống được hơn 20 ngày tôi thấy khớp bớt sưng, vận động, đi lại thoải mái nên rất phấn khởi.

Cho đến nay (năm 2004) tôi chưa thấy đau trở lại, hàng ngày đi tập thể dục, đi bộ bình thường và chẳng để ý đến nó nữa.

Tìm hiểu thêm, tôi biết được một số người nữa cũng chữa phong thấp như tôi đều đã khỏi.

Hai năm về trước, ông Võ Đức Tiến (ở C12 tổ 91 phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội), cũng đau khớp vai trái, dùng cây Lá lốt cả rễ, thân, lá phơi khô sao vàng sắc uống cũng đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Sách của GS. Đỗ Tất Lợi “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cũng đề cập đến cây Lá lốt, thành phần hoá học: có tinh dầu, hoạt chất khác chưa rõ.

Nhân dân dùng chữa chân, tay đau nhức; nếu kết hợp với rễ cây như: rễ Bưởi bung, rễ cây Vòi voi, rễ cây Cỏ xước, tất cả thái nhỏ sao vàng, mỗi vị bằng nhau 15g khô, sắc với 600ml nước cô còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

Lá lốt là vị thuốc dễ kiếm, ra bất cứ chợ nào cũng mua được Lá lốt; ở nông thôn càng dễ kiếm hơn vì nó mọc hoang khắp vườn.

Nếu ai bị chứng bệnh như đã nói trên thì cứ thử chữa bằng cây Lá lốt xem sao! Tôi chắc rằng bạn sẽ khỏi bệnh.

Đây là bài thuốc dân gian quý báu, rất rẻ tiền, thậm chí không mất tiền, lại không có phản ứng phụ.

Điều cần lưu ý khi dùng cây Lá lốt để chữa bệnh Phong thấp là cần kiêng kỵ món rau Nhút (rau Rút hay nấu với canh Cua Khoai sọ).

Đặng Tuyết Nhung

1504528_1512066282387194_8450903425202568989_n1544407_1512066212387201_6578851659082640434_n10013727_1512066299053859_2349873236900341768_n10393961_1512066175720538_6732270648734647470_n10401945_1512066242387198_6637150875792848550_n10445528_1512066222387200_7005785159865154900_n10806263_1512066155720540_3793349086385510741_n10846072_1512066089053880_992898799488805463_n