RSS

Daily Archives: 15.09.2011

Chuyển nhà ảo

Chuyển nhà ảo
(Họa bài: Vắng teo –TG: Tùng
Minh)

Chuyển sang nhà mới vắng tèo
teo
Mình gửi mình xem cũng cứ gieo
Góp nhặt câu từ trang ảo rải
Gom vun chữ nghĩa mảnh đời đeo
Đua tài cùng bạn thơ văn với
Thử trí như người Đường luật
theo
Dẫu biết vườn hồng trơ bóng
nguyệt
Vẫn mong mặc khách dám trèo đèo.
15.9.2011/Trần Kim Lan
Vắng teo
Máy hỏng nên nhà cửa vắng
teo,
Nàng thơ cũng chẳng mớm vần
gieo.
Nặng niềm nhung nhớ như bông
rối
Nhẹ gánh tương tư ngỡ đá đeo.
Chữ nghĩa ngẩn ngơ tìm lối trốn,
Câu từ lẩn thẩn vỡ đường
theo.
Mấy ngày không biết làm gì cả,
Đợi thợ sửa cho, ta đến đèo.
15.9.2011/Tùng Minh

Thi hữu Tùng Minh tái họa

Vắng

Để lại chốn xưa vắng tẻo teo,
Chuyển đi ai nỏ biết mà gieo?
Trong nhà im ắng nào then chốt,
Trước ngõ lạnh lùng đấy khóa đeo.
Những tưởng quên thơ không ngó đến,
Ngờ đâu nhớ tứ vẫn trông theo.
Giờ về biệt thự khang trang thế,
Hỏi có còn băng suối vượt đèo.
15-9-2011/Tùng Minh

Đáp lễ cùng thi hữu Tùng
Minh:

Ngõ vắng
(Họa bài: Vắng – TG: Tùng
Minh)

Bạn thăm nhà cửa đỡ leo teo

Thi tứ trào dâng cảm xúc gieo
Hy vọng nơi đây thân thiết rải
Hằng mơ chốn ấy ngọt ngào đeo
Ngày ngày mong mỏi tao nhân tới
Tối tối trông chờ mặc khách theo
Ngõ vắng vườn hồng nương ánh nguyệt
Nôn nao ngóng đợi bóng băng đèo.
16-9-2011/Trần Kim Lan


Bài họa của Hà Đình Chung
Tìm em chốn xưa
Chốn ấy thăm em cảnh vắng teo
Ven hồ gió lạnh bóng câu gieo
Sâm cầm ngơ ngác chao nghiêng
ngả
Liễu đỏ ủ ê rủ lặng đeo
Lối xóm gạch nghiêng nghe vắng
ngắt
Người xưa bạn cũ dõi mờ theo
Đơn côi lạc lõng tin hoang hoải
Đạp dậu tìm nhau vượt vạn
đèo!
16.9.2011/Hà Đình Chung 
 

Nhãn: , ,

Chương 15: Tranh luận về truyền thống (Mc 7:1-13)

1 Bấy giờ có mấy người
Pha-ri-sêu và mấy kinh sư từ Giê-ru-sa-lem đến gặp Đức Giê-su và nói rằng:2
“Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi
dùng bữa? “3 Người trả lời: “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào
truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa?4 Quả thế, Thiên
Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử.5
Còn các ông, các ông lại bảo: “Ai nói với cha với mẹ rằng: những gì con có
để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi,6 thì người ấy không phải thờ
cha kính mẹ nữa”. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ
bỏ lời Thiên Chúa.7 Những kẻ đạo đức giả kia, ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên
tri rất đúng về các ông rằng:8 “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng,
còn lòng chúng thì lại xa Ta.9 Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo
lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân.
Cái gì làm cho con người ra ô
uế? (Mc 7:14 -23 )
10 Sau đó, Đức Giê-su gọi đám
đông lại mà bảo: “Hãy nghe và hiểu cho rõ:11 Không phải cái vào miệng làm
cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người
ra ô uế.”
12 Bấy giờ các môn đệ đến gần
Đức Giê-su mà thưa rằng: “Thầy có biết không? Những người Pha-ri-sêu đã vấp
phạm khi nghe Thầy nói lời ấy.”13 Đức Giê-su đáp: “Cây nào mà Cha của
Thầy, Đấng ngự trên trời, đã không trồng, thì sẽ bị nhổ đi.14 Cứ để mặc họ. Họ
là những người mù dắt người mù. Mù mà lại dắt mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố.”
15 Ông Phê-rô thưa với Người:
“Xin Thầy giải thích dụ ngôn cho chúng con.”16 Đức Giê-su đáp:
“Cả anh em nữa, bây giờ mà anh em vẫn còn ngu tối sao?17 Anh em không hiểu
rằng bất cứ cái gì vào miệng thì xuống bụng, rồi bị thải ra ngoài sao?18 Còn những
cái gì từ miệng xuất ra, là phát xuất tự lòng, chính những cái ấy mới làm cho
con người ra ô uế.19 Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết
người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống.20 Đó mới là những
cái làm cho con người ra ô uế; còn ăn mà không rửa tay thì không làm cho con
người ra ô uế.”
Đức Giê-su chữa con gái người
đàn bà Ca-na-an (Mc 7:24 -30 )
21 Ra khỏi đó, Đức Giê-su lui
về miền Tia và Xi-đôn,22 thì này có một người đàn bà Ca-na-an, ở miền ấy đi ra,
kêu lên rằng: “Lạy Ngài là con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con
gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm! “23 Nhưng Người không đáp lại một lời.
24 Người đáp: “Thầy chỉ
được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi.”25 Bà ấy đến
bái lạy mà thưa Người rằng: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi! “26 Người
đáp: “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con.”27
Bà ấy nói: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh
vụn trên bàn chủ rơi xuống.”28 Bấy giờ Đức Giê-su đáp: “Này bà, lòng
tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy.” Từ giờ đó, con gái bà
được khỏi.
Đức Giê-su chữa nhiều bệnh
nhân tại ven Biển Hồ Ga-li-lê
29 Đức Giê-su xuống khỏi miền
ấy, đến ven Biển Hồ Ga-li-lê. Người lên núi và ngồi ở đó.30 Có những đám người
đông đảo kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ què quặt, đui mù, tàn tật, câm
điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt những kẻ ấy dưới chân Người và Người
chữa lành,31 khiến đám đông phải kinh ngạc vì thấy kẻ câm nói được, người tàn tật
được lành, người què đi được, người mù xem thấy. Và họ tôn vinh Thiên Chúa của
Ít-ra-en.
Đức Giê-su hoá bánh ra nhiều
lần thứ hai (Mc 8:1-10 )
32 Đức Giê-su gọi các môn đệ
lại mà nói: “Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba
ngày rồi và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về,
sợ rằng họ bị xỉu dọc đường.”33 Các môn đệ thưa: “Trong nơi hoang vắng
này, chúng con lấy đâu ra đủ bánh cho đám đông như vậy ăn no? “34 Đức
Giê-su hỏi: “Anh em có mấy chiếc bánh? ” Các ông đáp: “Thưa có bảy
chiếc bánh và một ít cá nhỏ.”35 Bấy giờ, Người truyền cho đám đông ngồi xuống
đất.36 Rồi Người cầm lấy bảy chiếc bánh và mấy con cá, dâng lời tạ ơn, bẻ ra,
trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông.37 Ai nấy đều ăn và được no nê. Những
mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được bảy thúng đầy.38 Số người ăn có tới bốn
ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.39 Sau khi giải tán đám đông, Đức
Giê-su lên thuyền, sang miền Ma-ga-đan.
(Theo Mátthêu) 
 

Nhãn: ,

Bài 8: Mẫu người “mệnh vô chính diệu”

BÀI 8: MẪU NGƯỜI “MỆNH VÔ
CHÍNH DIỆU”
 CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH
Tử Vi đặt căn bản trên 118 vì
sao được phân bố trên 12 cung của một lá số theo các quy tắc đã định theo giờ
sinh. Chính tinh có những đặc tính và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn phụ tinh cho nên những
cung quan trọng như Mệnh, Tài, Quan, Phúc rất cần có chính tinh tọa thủ, nhất
là Mệnh. Tuy nhiên, cũng có những lá số mà Mệnh không có chính tinh nào tọa thủ,
là Mệnh Vô Chính Diệu, như căn nhà không có chủ, một bầu trời không có trăng
sao cho nên Mệnh phải mượn chính tinh ở cung đối diện (Di) làm chính tinh của
mình. Vì vay mượn cho nên Mệnh chỉ chịu ảnh hưởng chừng sáu hay bảy phần những
tốt xấu của các chính tinh ở cung xung chiếu mà thôi. Di là bối cảnh sinh hoặc
ngoài xã hội của mỗi người, do phải mượn chính tinh ở cung Di nên đặc tính đầu
tiên của người Vô Chính Diệu là tính uyển chuyển, dễ thích nghi với hoàn cảnh.
Phải chăng vì Mệnh không có chính tinh cho nên những người Vô Chính Diệu thường
là con của vợ hai, hay nàng hầu. Nếu là con của vợ cả thì tuổi trẻ thuở thiếu
thời hay bị đau ốm, bệnh tật, khó nuôi. Khi lớn lên thì cuộc đời cũng long
đong, vất vả, sớm phải xa nhà, thường sống phiêu bạt nơi đất khách quê người,
và tuổi đời không được thọ.
 Một đặc điểm quan trọng khác là vì Mệnh của
mình không có chính tinh ví như đoàn quân không có tướng cho nên người khi ra đời
dù là làm công hay tự mình làm chủ thì cũng không nên là người đúng đầu trong một
đơn vị như chỉ huy trưởng của một quân đội, giám đốc của một cơ sở hành chánh
hay một cơ sở thương mại. Người Vô Chính Diệu chỉ nên là nhân vật thứ hai như một
cái bóng, đúng sau lưng một người khác để phò tá, phụ giúp thì thích hợp và thuận
lợi cho công việc hơn. Nếu giữ những chức vụ hàng đầu thì thường hay gặp khó
khăn trở ngại, nặng nề hơn thì dễ đưa đến sự thất bại hay tai họa xảy đến.
Người Vô Chính Diệu tánh tình
thâm trầm, khôn ngoan sắc sảo và rất thông minh. Do vậy, những công việc như soạn
thảo kế hoạch, tham mưu, cố vấn, quân sư v.v… rất thích hợp với họ, điển hình
như Trương Lương, Phạm Lãi, Gia Cát Lượng thời xưa và như Henry Kissinger ngày
nay. Ở đây chúng ta thấy một điều oái ăm cho người Vô Chính Diệu, có khả năng dự
thảo kế hoạch nhưng chỉ thuận lợi khi họ làm cho người khác, còn đối với bản
thân họ thì lại trái ngược. Họ thường khó đạt được những gì mà họ dự tính cho
chính mình. Ảnh hưởng này mạnh nhất là trong khoản tiền vận của cuộc đời, càng
lớn tuổi thì ảnh hưởng này càng giảm đi. Người Vô Chính Diệu thường lao đao vất
vả trong buổi thiếu thời. Chỉ bắt đầu khá từ trung vận và càng về già thì cuộc
sống càng ổn định hơn. Nói chung thì cuộc đời của họ thường chỉ được tốt đẹp
vào nửa đời sau mà thôi. Bởi đặc tính đó cho nên trong mỗi hạn, dù tiểu hay đại
hạn, thì họ cũng chỉ được tốt đẹp vào nửa hạn sau. Ví dụ: Đại hạn 10 năm tốt đẹp
thì 5 năm sau được thuận lợi hơn và nhiều may mắn hơn.
Là mẫu người có tài, có trí họ
có thể đạt được những công danh sự nghiệp. Nhưng trong ba chữ Phước-Lộc-Thọ thì
chữ “Thọ” là nhẹ nhất. Và có phải như ông bà chúng ta thường nói:
“Đa tài thì bạc mệnh” Cho nên người Vô Chính Diệu ít ai có được tuổi
thọ cao. Muốn hóa giải vấn đề này, phải làm con nuôi của người khác và phải đổi
luôn cả họ của mình, hoặc phải sớm xa nhà, mưu sinh nơi đất khách quê người. Với
sự bất lợi là Mệnh không có chính tinh thủ, nhưng người Vô Chính Diệu vẫn được
hai cách tốt:
1. Mệnh Vô Chính Diệu có Tuần,
Triệt, Thiên Không, hay Địa Không tọa thủ hoặc hợp chiếu, tùy theo cung Mệnh được
bao nhiêu sao KHÔNG chiếu, khoa Tử Vi gọi là cách Mệnh Vô Chính Diệu đắc nhị
không, tam không, hay tứ không. Tuy đây là một cách tốt, khi phát thì phát rất
nhanh vì sách có nói “hung tinh đắc địa phát dã như lôi.” – hung tinh
đắc địa thì phát nhanh như sấm chớp. Nhưng dù sao trong cái tốt vẫn ẩn tàng những
sự bất trắc vì đó là bản chất của hung tinh cho nên đây chỉ là cách bạo phát bạo
tàn kiểu như Từ Hải hay Hạng Võ mà thôi.
Trường hợp Mệnh Vô Chính Diệu
gặp các sao KHÔNG vừa nêu trên chúng ta phải lưu ý một điều. Nếu Mệnh Vô Chính
Diệu đắc nhị không thì cũng bình thường, không có gì đáng nói. Nếu đắc tứ không
thì ảnh hưởng của TUẦN TRIỆT là con dao hai lưỡi tốt xấu lẫn lộn cho nên không
được tròn vẹn. Cách tốt nhất là đắc tam không. Nhưng đối với cách này, cụ Việt
Viêm Tử phân biệt rõ ràng giữa các trường hợp “đắc”, “kiến”
và “ngộ” đễ khỏi nhầm lẫn trường hợp nào tốt, trường hợp nào xấu.
Trường hợp đắc tam không: Mệnh
Vô Chính Diệu có một sao KHÔNG thủ Mệnh, hai sao KHÔNG khác ở thế tam hợp chiếu
là tốt nhất. Có câu: “Mệnh VCD đắc tam Không nhi phú quý khả kỳ” Cách
này rất ứng hợp cho những người Mệnh Hỏa và Thổ vì các sao Không đều thuộc hành
Hỏa cho nên đây cũng là một trong những cách hoạch phát
Trường hợp kiến tam không: Mệnh
Vô Chính Diệu có 1 sao KHÔNG thủ, một sao KHÔNG thủ ở cung Quan hoặc Tài Bạch,
1 sao KHÔNG ở cung xung chiếu (Di) Trong tam hợp Mệnh có hung tinh hay sát tinh
tọa thủ. Người có cách này như mộng ảo hoàng lương. Công danh sự nghiệp dù tạo
dựng lên được thì chung cuộc cũng chỉ là một giấc mơ.
Trường hợp ngộ tam không: Mệnh
Vô Chính Diệu có hung tinh hay sát tinh hãm địa tọa thủ. Hai cung tam hợp và
cung xung chiếu có có sao KHÔNG tọa thủ hợp chiếu vào Mệnh. Cách này là “Mệnh
Vô Chính Diệu ngộ tam không phi yểu tắc bần” có nghĩa là gặp cách này
không chết sớm thì cũng nghèo hèn cả đời vì tam KHÔNG đi cùng với hung sát tinh
hãm địa ở Mệnh trở thành phá tán.
2. Mệnh Vô Chính Diệu được
hai sao Dương, Âm miếu, vượng địa hợp hiếu. Trường hợp này Mệnh như một vòm trời
không một áng mây lại được hai vầng Nhật Nguyệt cùng một lúc chiếu vào khiến
cho vòm trời ấy trở nên rực rở. Khoa Tử Vi gọi là “Mênh Vô Chính Diệu Nhật
Nguyệt chiếu hư không chi địa” Có người cho rằng phải có thêm Thiên Hư ở Mệnh
nữa thì mới đúng nghĩa với hai chữ “Hư Không” Điều đó xét ra không cần
thiết lắm. Người đắc cách này thông minh xuất chúng, đa tài, đa mưu như Gia Cát
Lượng (sinh vào giờ Tuất ngày 10 tháng 4, năm Tân Dậu). Mệnh Vô Chính Diệu an tại
Mùi có Nhật ở Mão (bình minh) và Nguyệt ở Hợi (lúc nửa đêm), cả hai cùng hợp
chiếu về Mệnh. Đây là cách “Nhật Nguyệt Tịnh Minh tá cửu trùng ư kim diện”
Người đắc cách này luôn luôn kề cận bên cửu trùng, quyền uy chỉ thua một đấng
quân vương mà thôi. Vì Mệnh Vô Chính Diệu, cho nên tuổi thiếu thời Gia Cát Lượng
ẩn cư trong lều cỏ. Qua trung vận mới xuất thế theo phò tá Lưu Bị lập nghiệp đế.
Ông là vị quân sư tài ba lỗi lạc, trên thông thiên văn, dưới thông địa lý. Chỉ
ngồi trong trướng mà điều binh trăm trận trăm thắng. Ông đã hiểu rõ cái số của
mình nên giữ đúng vị trí của một người có Mệnh Vô Chính Diệu, chiu dưới chỉ 1
người mà trên muôn vạn người. Lúc ấy ông phải giữ vai trò của người đứng đầu,
quyết định tất cả mọi chuyện như một vị Vua thật sự. Cho nên đó là một điều
không thích hợp với người Mệnh Vô Chính Diệu. Phải chăng vì vậy mà 6 lần đưa
quân ra khỏi Kỳ Sơn thì cũng 6 lần phải rút quân về không kết qủa. Kể cả lúc biết
mình sắp chết, muốn cãi số trời, ông đã làm phép cầm sao bổn mạng của mình lại
nhưng cũng không thành. Đó là đặc tính đáng chú ý của người có Mệnh Vô Chính Diệu:
Mưu sự cho người thì dễ, mà cho chính bản thân mình thì khó. Người ta cũng cho
rằng, Gia Cát Lượng chết sớm là vì sát nghiệp của ông qúa nặng. Ông đã dùng hỏa
công đốt chết 10 vạn quân đằng giáp của Mạnh Hoạch trong cốc Hồ Lô. Rồi lại
dùng hỏa công đốt chết 18 vạn quân của Tào Tháo trên sông Xích Bích. Nhưng nếu
chúng ta xét điều này dưới cái nhìn của khoa Tử Vi thi dù sát nghiệp của ông ta
nặng hay nhẹ thì tuổi thọ của ông ta cũng sẽ được bao nhiêu với cái số Mệnh Vô
Chính Diệu?
(Sưu Tầm) 
 
22 bình luận

Posted by trên 15.09.2011 in Tử vi

 

Nhãn: