RSS

Category Archives: Truyện ngắn

Truyện ngắn: Nàng Thơ và cái môi vều. (Trần Kim Lan)

Truyện ngắn: Nàng Thơ và cái môi vều. (Trần Kim Lan)




























Một buổi sáng, vừa tập thể dục, vừa xem truyền hình, Nàng Thơ thấy một phụ nữ là khách mời trong một chương trình truyền hình có đôi môi hình trái tim rất đẹp. Nàng Thơ bèn soi gương ngắm xem môi mình thuộc dạng trái gì, thì Nàng Thơ sửng sốt thấy môi trên của mình vều lên, trông rất… lạ…
Săm soi mãi đôi môi trên gương, Nàng Thơ nhận ra ở giữa môi trên như mọng nước. Nàng Thơ giật mình, vì tử nhỏ tới giờ chưa bao giờ có hiện tượng môi như thế. Thỉnh thoảng cũng có hiện tượng môi dưới khô da, bóc da đi là lại bình thường. Đôi khi thấy trong mồm cũng có hiện tượng tụ máu, do nóng qúa. thế nhưng, môi bị mọng nước hay máu thì đây là lần đầu tiên. Nàng Thơ quát hỏi cái môi vều:
– Môi trên, tại sao ngươi lại vều ra thế?
Cái môi vều lắp bắp trả lời:
– Dạ thưa bà, em không biết ạ!
– Ta đã nói ngươi không được gọi ta là bà cơ mà!
– Dạ thưa nàng!
– Nói, tại sao?
– Dạ tại vì… tại vì mấy ngày qua bà ăn nhiều tương ớt qúa!
– Vớ vẩn, tương ớt có cay lắm đâu! Ngày xưa, ta thường cùng cô bạn, thỉnh thoảng, mỗi sáng trước khi đi làm ăn mì “không người lái“, tức là mì không có thịt ấy mà, bát mì cứ là đỏ au cả lên vì tương ớt, cay như xé lưỡi, mà có sao đâu? Dạo đó, được ăn “mì không người lái“ cũng là khá lắm rồi.
– Ngày xưa khác, bây giờ khác. Xưa kia còn trẻ, sức đề kháng cao. Bây giờ thì sức đề kháng yếu rồi, thưa nàng. Chắc cũng tại vì bà, í quên, gần đây nàng suốt ngày áp mặt vào anh Laptop chăng?
– Ờ, ờ cũng có thể lắm. Mấy hôm nay, hết ngày áp mặt vào chàng Laptop loay hoay với mấy chàng Do Re Mi Fa Son La Si, tối đến lại Mi Fa Son La Si Do Re vì phải chỉnh sửa lại các bản nhạc để chuẩn bị cho đợt thu thanh sắp tới. Ngươi nói cũng có lý. Ngay cả lông mày dày, đen và đẹp của ta cũng đang chuyển mầu và thưa thớt dần. Và cả 2 hàm răng nữa, tụt lợi hết rồi (không lẽ cũng vì ăn nhiều ớt?), chắng mấy chốc mà sẽ chẳng còn cái răng nào nữa… “Than ôi! Cái thời xa xưa ấy đâu còn nữa?“ Nàng Thơ lầm bầm…
– Vậy thì nàng nhớ đừng ăn nhiều ớt nữa nhé! Và em xin nàng đừng lấy kim châm em nữa! Nàng tưởng môi em sưng mọng nước như chân, và nàng lấy kim châm cho nước ra như ở chân ư? Nàng không thấy em kêu oai oái vì đau sao? Mà kim chỉ mới châm chút xíu ngoài da, có thấy tí nước hay máu gì đâu, vì có châm được sâu đâu! Nàng mà tiếp tục châm kim là em kêu toáng lên đấy. Với lại, nàng không sợ nhiễm trùng sao? Và hơn nữa, tại vì môi nàng dày qúa!
– A! Người dám chê môi ta dày sao?
– Chứ không đúng à? Cũng còn hơn môi mỏng nàng ạ, vì có câu: “Mỏng môi hay hớt, dày môi hay hờn”. Cũng đúng với tính cách của nàng đó thôi. Ngày xưa…
– Biết rồi! Ngày xưa ta hay làm nũng cha mẹ chứ gì? Có lần ta đi bơi, lại ở lại thêm tới hơn 3 tiếng nữa, vì hè nóng qúa, ham bơi, về nhà cả nhà đang dọn cơm ăn rồi. Lẽ ra, ta phải là người nấu cơm, vì buổi chiều hôm đó, ta không đi học, ở nhà có nhiệm vụ nấu cơm. Bị bố mắng ngay khi vừa ngồi vào ăn, liền bỏ ra ngoài ban công, tỉ tê khóc hàng giờ… Cuối cùng, bố phải ra dỗ mãi, mới chịu vào ăn cơm, lại còn ra điều kiện với bố:  “Con xin lỗi, vì ham bơi qúa. Nhưng lần sau bố mắng con sau bữa ăn thôi nhé!”
– Vâng, em nhớ rồi. Và nàng nhớ đừng suốt ngày quanh quẩn bên chàng Laptop nữa nhé! Nhất là cái anh chàng Asus Laptop thuộc dạng đồ cổ từ 10 năm nay rồi (lẽ ra nàng phải cho vào viện bảo tàng rồi), mỗi tối nàng mở máy, quạt chạy ầm ầm mà vẫn phả hơi nóng hôi hổi vào mặt, vào môi em đó! Chắc bạn lông mày thưa dần, môi em rộp, vều lên vì hơi nóng từ anh chàng Asus Laptop chăng? Lần sau, nếu cần làm thơ, viết nhạc hay chỉnh sửa, nàng dùng anh chàng Samsung Laptop cho an toàn nhé! Anh chàng Asus Laptop thì chỉ nên mở khi xem phim thôi. Em biết lúc này nàng đang trắng tay, nên cũng không dám đòi hỏi nhiều! Và nếu lâu khỏi, vì cho tới hôm nay, đã hơn 2 tuần môi em bị phồng, rộp rồi, dù không đau gì cả, nhưng nàng phải đi bác sĩ khám xem sao?
– Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!
– Nhưng dù sao thì… ta vẫn phạt nhà ngươi! Ta sẽ treo ảnh cái môi vều của nhà ngươi làm ảnh đại diện trên mạng Facebook, để ngươi nhớ, đừng bao giờ xấu xí như thế nữa!
– Ối giời ơi! Vậy thì oan cho em qúa bà ơi, í lại quên, nàng ơi!
– Oan gì, oan Thị Mầu à? Nhà người phải biết tập thích nghi với mọi thứ, mọi hoàn cảnh chứ! Ăn bún, ăn phở, ăn cá… mà thiếu ớt thì còn gì là ngon nữa? Không áp mặt vào chàng Laptop thì làm sao có thơ, có nhạc? Ta đâu còn nhiều thời gian nữa. mà ta còn biết bao nhiêu là việc phải làm, còn mấy trăm ca khúc đang chờ ta ký âm. Không ta làm thì ai đây?
– Dạ, phải thưa nàng, chỉ có nàng phải làm việc đó thôi. Nhưng xin nàng tha tội cho em, đừng treo em lên mạng! Làm thế hơi qúa đấy! Nàng mà làm thế chẳng khác gì nàng đấu tố em như thời các điền chủ bị đấu tố trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở Việt Nam. Hay như thời kỳ nhân văn giai phẩm, các văn nghệ sĩ Việt Nam bị đấu tố. Và gần đây, một bài thơ ở một tỉnh ở Việt Nam cũng bị đấu tố đấy! À quên, cũng giống như vụ mới đây nhất, ngay cả linh mục cũng bị đem ra đấu tố vì những cuộc biểu tình phản đối công ty Formosa gây thảm họa môi trường trong thời gian qua tại các tỉnh miền Trung Việt Nam của giáo dân ở Nghệ An. Còn nữa, nàng treo em lên như thế cũng giống như thời Hitler bắt những người đồng tính luyến ái đi khắp đường phố với bảng đeo trên người: “Tôi là người đồng tính luyến ái, tôi đáng tội chết!” đó!
– Ái chà chà, người dám lý sự với ta nữa cơ à? Lại dám so sánh ta với họ sao? Họ làm sai, những người dân bị oan. Còn ngươi thì oan cái nỗi gì?
– Thôi thì bà nói gì, thì nhà em xin chịu vậy! Bà là chủ thể của em, bà có quyền hành giống như những người nắm quyền hành trong tay, có thể biến đen thành trắng, biến trắng thành đen mà! “Thì bà cứ treo em lên đi, xấu chàng thì hổ ai cơ chứ?”
– Lại bà! Ngươi lẩm bẩm gì thế! Dù sao, ta vẫn sẽ treo hình người lên mạng tới khi cái môi vều hết! Nhớ đấy!
– Vâng thì em nhớ. Nhưng nàng nhớ đừng ăn ớt nhiều và đừng…
– Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!
26.4/12.5.2017/Trần Kim Lan 









 

“Siêu thầy giáo“ và “siêu học trò“ (Trần Kim Lan)

Mới đó mà đã tròn 1 năm, kể từ ngày Trần Kim Lan có thể tự ký âm ca khúc, cho đến hôm nay là đã 260 ca khúc do Trần Kim Lan ký âm… Chắc là tuổi trâu (Kỷ Sửu), sinh vào đêm, nên không phải đi cày trên ruộng, nhưng là đi cày trên những con chữ và những nốt nhạc… Xin mời xem lại câu chuyện Trần Kim Lan với “Điều kỳ diệu” nhé…. “Siêu thầy giáo” và “siêu học trò” cũng sẽ thay lời mở đầu cho tập thơ – nhạc  sẽ xuất bản trong thời gian tới…(25.4.2017/Trần Kim Lan)
“Siêu thầy giáo“ và “siêu học trò“ (Trần Kim Lan)

“Siêu học trò“ tập chép đến bản nhạc mà nhạc sĩ đã giúp ký âm, nhưng chưa
có bản Encore, gặp chỗ khó hiểu, “siêu học trò“ nhắn tin hỏi “siêu thầy giáo“:
– Anh ơi! Em không hiểu, mấy nốt nối nhau là móc đơn hay móc kép, vì nếu đúng nhịp thì phải là móc kép, nhưng em nhìn chỉ thấy có 1 gạch nối thôi là sao?
– Những nốt đó ở dòng nhạc nào?
– Ở dòng nhạc thứ 5, từ trên xuống…
– Phóng to lên thì thấy 2 vạch nối!
– Vâng! Em hiểu rồi. Cảm ơn anh!
Lại một hôm khác, đọc một bản nhạc trên mạng, thấy có chùm liên 2, cách viết không giống như hướng dẫn mà “siêu học trò” đã học. Thế nên, “siêu học trò” lại nhắn tin:
– Anh ơi! Giúp em với! Em không hiểu mấy nốt liên 2 này là thế nào?
– Cứ tính đi, nhạc sĩ viết thế đúng rồi!
“Siêu học trò” lẩm nhẩm, tính toán một hồi… và sau cùng thì cũng vỡ lẽ ra. Qủa là khó! Ngỡ nhạc chỉ có nốt nhạc, hóa ra cũng phải tính toán ra trò! “Siêu học trò” lẩm bẩm… và nhắn tin:
– Em hiểu rồi! Cảm ơn anh. Mấy hôm nữa, em bắt đầu xem lại nhạc lý và “ngâm cứu” các bản nhạc của các nhạc sĩ, rồi sẽ bắt đầu tập ký âm trên Encore. Có gì không hiểu anh giúp em nhé! À, mà anh làm thầy giáo qua mạng giúp em nhé! “Siêu học trò” đề nghị.
“Siêu thầy giáo” không nói gì. Im lặng có nghĩa là đồng ý. “Siêu học trò” nghĩ vậy.
Vài ngày sau, “siêu học trò” nhắn tin:
– Thầy giáo ơi! Chắc em “botay.com” mất thôi. Càng đọc càng thấy rắc rối. Quãng nọ, quãng kia cứ rối tung rối mù lên! Cách đây 2 năm, đọc tới quãng này quãng kia là em nghỉ luôn và nghỉ một mạch 2 năm liền không ngó ngàng gì đến nhạc lý nữa đấy! Chắc em đầu hàng thôi thầy giáo ơi!
– Cứ mầy mò sẽ ra! “Siêu thầy giáo” trả lời.
“Siêu học trò” lại ngâm cứu, lại đọc, lại mầy mò, lại ghi ghi, chép chép… Lại hỏi “Siêu siêu thầy giáo google”… và cuối cùng lại hỏi “siêu thầy giáo”:
– Thế làm sao mà nhạc sĩ nghe em hát lại ký âm được giai điệu như em hát vậy?
Im lặng. Hôm sau “siêu thầy giáo“ nhắn tin mở E-mail, có thư…
“Siêu học trò“ mừng rỡ mở thư và… mừng hụt. Vì ngỡ “siêu thầy giáo“ có “bí quyết“ gì, hóa ra là “cẩm nang nhạc lý cơ bản“ mà “siêu học trò“ mặc dù có máy in, nhưng đã cặm cụi chép tay qua tài liệu trên mạng mà “siêu siêu thầy giáo google“ cung cấp và nhờ thế, mới học và nhớ được nốt nhạc… Qủa đúng là “siêu thầy giáo“, phải không?
Sau lần trao đổi đó, hai tháng liền “siêu học trò“ bận làm video cho ca khúc mới sáng tác và thu thanh, tiếp tục “ngâm cứu nhạc lý“ nên cũng chưa có gì để trao đổi tiếp với “siêu thầy giáo“. Thế rồi, một ngày kia, “siêu học trò“ nhắn tin:
– Thầy giáo ơi! Em biết ký âm trên Encore rồi đấy! Thầy giáo chờ nghe ca khúc em ký âm nhé! Ca khúc thứ 2 mà em ký âm sẽ là ca khúc: “Hồ Tây khúc nhớ, khúc thương“ như em đã nói với thầy giáo đó!
– Vậy à? Chúc mừng nhé! “Siêu thầy giáo“ nhắn tin.
– Hay hoặc dở, cứ ném hoa hồng thoải mái nhé! Nhưng nhớ bẻ gai đi thầy giáo nhé!
 Mấy ngày sau, “siêu học trò“ gửi bản nhạc: “Hồ Tây khúc nhớ, khúc thương“ khoe với “siêu thầy giáo“ và nhận được câu trả lời:
– Viết thế được rồi đấy! Cứ thế tiếp tục nhé! Nhưng không biết thu âm thế nào?
“Siêu học trò“ gửi lại bản thu âm cách đó mấy tháng đã thu âm ngay sau khi nghe “siêu thầy giáo“ đọc bài thơ tựa đề: “Viết ở hồ Tây“ trên truyền hình và “siêu học trò“ đã nhắn tin cho “siêu thầy giáo“ muốn có bài thơ đó để  “ngâm cứu“ và sau khi nhận được bài thơ, “siêu học trò“ đã lược bớt 2 khổ thơ, vì bài thơ hơi dài, giữ lại 5 khổ thơ, có chỉnh sửa đôi chữ đại từ nhân xưng, để biến bài thơ mang tính tự sự thành bản tình ca…
 Gửi thu âm cho “siêu thầy giáo“ xong, chưa thấy “siêu thầy giáo“ trả lời. “Siêu học trò“ nhắn tin, thì nhận được câu trả lời:
– Ký âm còn chưa đúng với thu âm. Hay cứ tạm dừng bài này lại. Tiếp tục tự ký âm bản nhạc nào mà thuộc giai điệu xem sao? Ký âm theo hát là một chuyện, còn từ thu âm, biến tấu cho hay lại là một chuyện khác…
– Vậy à? Nhưng em nghe trên Encore thấy cũng được mà? Em hát là hát theo cảm xúc tự nhiên, không theo nốt nhạc. Khi ký âm có nốt nhạc trong tay, em có thể thay đổi mà! “Siêu học trò“ cãi.
Tuy cãi vậy, chứ “siêu học trò“ biết, cần phải xem lại và hy vọng ký âm nhiều, sẽ thấy được rõ hơn những gì còn thiếu sót. Và “siêu học trò“ lao vào ký âm tiếp các ca khúc do mình sáng tác, chứ không “ngâm cứu“ nữa. Ký âm xong 20 ca khúc cho đợt thu âm tháng 9.2016, “siêu học trò“ xem lại mấy bản nhạc ký âm đầu tiên và đã dành thời gian chép lại và sửa 5 bản nhạc đầu tiên, trong đó có ca khúc: “Hồ Tây khúc nhớ, khúc thương“. Và kề từ ngày 25.4.2016 ca khúc ký âm đầu tiên “Điều kỳ diệu“  sau 4 tháng tròn, cho tới ngày hôm nay 25.8.2016  “siêu học trò“ đã ký âm xong 112 ca khúc, trong đó có 68 ca khúc để thêm vào 48 ca khúc các nhạc sĩ và cũng là “siêu thầy giáo“ đã ký âm giúp qua thu âm của “siêu học trò“, cộng lại là 116 ca khúc do “siêu học trò“ sáng tác mà “siêu học trò“ dự định sẽ nhờ thu thanh có ca sĩ hát, sau đó, sẽ cho xuất bản tập thơ – nhạc với 116 ca khúc, trong đó, có 6 ca khúc “siêu học trò“ phổ thơ bạn và 4 ca khúc phổ thơ Đường luật xướng họa mà 4 bài họa là của “siêu học trò“, dự định tập thơ nhạc sẽ được xuất bản trong khoảng năm 2017-2018. Thời gian còn dài, dự định thì nhiều, không biết rồi có thực hiện được không? Vì còn phụ thuộc vào sức khỏe, không biết khi nào sẽ xa thế giới này? Ca khúc thì đã xong, tài lực thì có hạn, nên đành phải chờ thôi.
“Siêu thầy giáo“ chính là Tác giả của “bài ca đi cùng năm tháng“ – “Mùa xuân làng lúa, làng hoa“ (Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Khuê) và  cũng là Tác giả của bài thơ: “Viết ở hồ Tây“ mà “siêu học trò“  (Trần Kim Lan) đã “hóa phép“ thành bản tình ca: “Hồ Tây khúc nhớ, khúc thương“…
 “Siêu học trò“ chợt nhớ tới bài viết về những ngày tự học nhạc:
“Tôi tự học nhạc
 Trong đời người, ai cũng có những ước mong, những hoài bão… và bỗng nhiên tôi cũng có một ước mong: một ngày nào đó, tôi sẽ tự viết được những ký tự âm nhạc cho chính những bài thơ của tôi… và ước muốn đó đã trở thành những bài thơ…
Tôi biết có thể ước mong chỉ mãi mãi là ước mong, vì ước mong này của tôi qủa là qúa muộn màng đối với tuổi tác của tôi, lứa tuổi mà sắp tới là lứa tuổi “xưa nay hiếm” rồi. Tôi đã viết hàng ngàn bài thơ và có đến mấy trăm bài thơ tôi có thể cất lên tiếng hát theo cảm xúc của mình, có khi vừa viết vừa hát, có khi viết xong thì hát. Và tôi cũng đã tự thu âm hàng trăm “ca khúc” từ những bài thơ – ca của tôi qua webcam. Tôi thu lại, chỉ với mong muốn một ngày nào đó, ai đó sẽ giúp tôi ký âm lại những ca khúc này, Thế nhưng, tôi lại “tham lam” qúa, lại nảy ra ý định tự học viết ký tự âm nhạc, sau khi mà tôi nghe những ca khúc các nhạc sĩ đã phổ nhạc cho tôi. Ý định đó không rời khỏi tâm trí tôi, khiến tôi cứ suy nghĩ hoài, suy nghĩ mãi… và tôi quyết định “công bố” những bài thơ này cùng với mơ ước của tôi… hy vọng ước mong không chỉ là ước mong… Vì trước khi tự học nhạc tôi cũng đã tự cài Encore từ năm 2012 và để đó, dù cũng đã mạnh dạn đánh tiếng “nhờ” mấy nhạc sĩ đã phổ thơ tôi truyền cho vài “đường quyền” để tôi có thể thực hiện ước mơ của tôi, thế nhưng tôi vẫn chưa có quyết tâm và dành thời gian cho việc này và định sẽ “dấu kín” những bài thơ này mãi mãi, chỉ mình tôi biết thôi, thế mà, ngày hôm qua (3.6.2013) tôi “hạ quyết tâm” tự học và “botay.com“ ngay… 
 Vì chỉ mới định chép lại một bản nhạc để học thuộc vị trí các nốt nhạc thôi, tôi đã thấy… nản và như bước vào mê cung… đầu tôi rối tung, rối mù những ký tự mà chẳng nhớ chúng ở vị trí nào nữa cả, dù khi còn học phổ thông, tôi cũng được học nhạc và cũng tự ghi được nốt nhạc qua đài… Thời gian đã làm tôi lãng quên tất cả. Và tôi “nghỉ chơi” với học nhạc, thắp nến cầu nguyện Thiên Chúa… như tôi đã cầu nguyện Thiên Chúa mỗi ngày trước khi tôi nghiên cứu Kinh Thánh Cựu ước và Kinh Thánh Tân ước và chuyển thành thơ (ca), sau đó ngồi nghe nhạc cả ngày… Hôm nay, tôi vẫn tiếp tục thắp nến cầu nguyện và mỗi ngày sẽ cầu nguyện…
Nếu tôi có thể tự phổ nhạc cho thơ của tôi hay không, thì tôi nghĩ một phần cũng do nghị lực, quyết tâm, trí thông minh của tôi đủ hoặc chưa đủ, hay đúng hơn, đó cũng là do “ý Trời”. Xin mời qúy vị đọc thơ tôi để xem tôi mơ ước và học nhạc ra sao nhé! (4.6.2013)
1-Ước mong
Lạy Trời, cho con nghị lực, tài năng
Dẫu muộn màng, con ước là nhạc sĩ
Để bảy nốt nhạc làm nên kỳ vĩ
Níu cánh thời gian tỏa sáng lung linh
Lạy Trời, cho con Thần khí thông minh
Để những vần thơ hóa thành nốt nhạc
Thấm đẫm tình người đắm say khao khát
Những bài ca sống mãi tim người.
Lạy Trời, cho con được vinh danh Ngài
Đức Chúa Trời ban quyền năng, hoán cải
Cho ước mong con được Trời thương đoái
Cho những bài ca bay mãi dòng đời!
24.8.2012/Trần Kim Lan
2-Muốn là nhạc sĩ
Người hỡi người ơi chỉ giúp ta
Muốn là nhạc sĩ khó là là
Đồ Rê Mi Phá nghe thì dễ
Son Lá Si Đô nhớ chẳng ra
Đố Rế Rề Mì ngày lẩm nhẩm
Sòn La Sí Mí tối ngân nga
Son Pha Pha Són hoài không thuộc
Người hỡi người ơi học giúp ta!
26.3.2013/Trần Kim Lan
3-Mê cung
Đường vào âm nhạc tựa mê cung
Khi bảy huyền âm réo rắt rung
Những tưởng cảnh tiên ngời trước mắt
Ngỡ như trần thế khuất sau lưng
Tâm hồn rong ruổi bay muôn nẻo
Ý nghĩ phiêu bổng lướt mọi vùng
Khiến chẳng nguôi ngoai nuôi khát vọng
Viết nên tấu khúc tỏa mai hừng.
29.5.2013/Trần Kim Lan
Ý định học nhạc có từ tháng 8.2012, nhưng tôi chưa học được gì cả, chỉ sưu tầm và ngó qua vài lần. Cứ mỗi lần định học thì có lý do này, lý do nọ để lần lữa. Rồi khi “hạ quyết tâm“ học thì đầu cứ rối tung, rối mù, nặng trịch, không nhớ được gì cả. Thế rồi, không đọc gì hết, tôi cầu nguyện Thiên Chúa 3 tuần liền, và ngày 24.6.2013 tôi bắt đầu học tiếp… tôi khép cánh cửa đời và ngày nào cũng chép nhạc lý cơ bản… như năm 1979, thời gian này tôi đang học hàm thụ sư phạm và vừa tốt nghiệp sư phạm, tôi vừa “tốt nghiệp“ nghiên cứu tử vi (lúc này, tôi chưa hề nhận biết có Chúa Trời), bằng cách tôi chép tay lại nguyên vẹn quyển “Tử vi đẩu số“ và tự lập được số tử vi cho mình và cho nhiều người… qua đó, tôi đã hiểu được phần nào cơ trời bí nhiệm… và biết rằng, có một đấng tối cao trên trời vần xoay số phận đời người thông qua trời đất: trăng, trời và những vì sao…
Sau này, năm 2001 và năm 2002 hàng ngày tôi cầu nguyện Chúa Trời ban cho tôi sự thông sáng và bắt đầu nghiên cứu Kinh Thánh Cựu ước và Kinh Thánh Tân ước… Và hai tập thơ (ca) về Kinh Thánh đã ra đời…
Năm 2007, tôi đã “bắt tay“ vào học vi tính và viết tiếp truyện ký dang dở từ năm 1998, bằng cách hàng ngày tới thư viện học đánh máy và thực hành viết truyện ký… Tôi đã tương đối thành thạo vi tính, nhờ sự kiên trì và với sự giúp đỡ, chỉ bảo của một người bạn và những người thủ thư.
Năm 2008 tôi lập trang web riêng và bắt đầu gửi bài và hàng ngày viết truyện ngắn, viết thơ. Năm 2009 đến năm 2012 tôi tập trung “vắt óc“ ra thơ và từ  “vốn liếng“ chỉ khoảng hơn 300 bài (trong đó có hơn 200 bài về Kinh Thánh), trong 4 năm liền, đặc biệt từ năm 2010 đến 2012 tôi tập trung toàn bộ “thần trí“ cho thơ, cứ mỗi ngày khoảng 5 bài thơ, vừa nằm xuống ngủ, ý thơ chợt đến, liền thúc dậy viết, khi đi đường, cũng vội lấy bút ra ghi lại ý thơ vửa nghĩ ra… v.v… và vốn liếng thơ của tôi đã lên tới hơn 2000 bài. Thơ hay hoặc dở, thời gian sẽ là câu trả lời đúng nhất…
Thế mà giờ đây, gần cuối chặng đời, tôi lại có ước mơ học nhạc và tôi đã bắt đầu… có thể việc học tới đích, có thể không… vì không phải ước mơ nào cũng có thể thực hiện được, nhưng hy vọng vẫn luôn là điểm tựa cho cuộc sống!
Mời qúy vị theo dõi xem tôi tự học ra sao nhé…
Học nhạc lý cơ bản
(Vui, tình cảm)
Hai mươi ngày nguyện cầu
Mê cung nhạc thẳm sâu
Được Chúa Trời mở mắt
Việc học đã bắt đầu.
Sáu ngày đóng cửa đời
Nhạc lý không ngừng bơi
Bảy nốt nhạc kỳ diệu
Giờ nhớ ở đâu rồi!
Đường học còn gian nan
Như đường tới Thiên đàng
Với kiên trì nhẫn nại
Hy vọng với sao ngàn.
Xin Chúa Trời đoái thương
Sự thông sáng dẫn đường
Dẫu ước mơ có muộn
Điều kỳ diệu sẽ nhường…
(Chúa nhật 2.6.2013/Thứ hai 24.6/Chúa nhật 30.6.2013)
Sau mười hai ngày học nhạc
Thế là, nhờ cầu nguyện cùng với sự quyết tâm… tôi đã “học xong” lý thuyết cơ bản về nhạc lý… Giờ đây chỉ còn rèn luyện kỹ năng, xướng âm cho thành thạo… Với tôi, đó cũng đã là “Điều kỳ diệu” mà Thiên Chúa đã ban cho tôi… Hai bài thơ dưới đây, tôi đều tự hát được, và nếu một ngày nào tôi tự phổ nhạc được cho thơ của tôi, thì tôi sẽ phổ bài đầu tiên (cũng có thể đầu tiên và duy nhất?) đó là bài: “”Điều kỳ diệu” – và đó sẽ là “kỳ tích“! Uớc mong phổ nhạc cho thơ (ca) của tôi còn đang ở phía trước… Không biết ước mong có thực hiện được hay không? Xin qúy vị hãy kiên nhẫn chờ nhé…
Mười hai ngày học nhạc
(2/4- Vui, tình cảm)
Mười hai ngày mê mải
Nhạc lý cơ bản “xong”
Giờ chỉ cần thuộc lòng
Xướng âm cho thành thạo.
Nghệ thuật là sáng tạo
Lý thuyết chỉ là nền
Để tình ca bay lên
Đường còn dài gian khó.
Xin Chúa Trời hỗ trợ
Ban Thần khí thông minh
Cho thơ nhạc lung linh
Cùng thời gian ở lại… (8.7.2013)
Điều kỳ diệu
(4/4- Tha thiết, tình cảm)
Tạ ơn Chúa cho con điều kỳ diệu
Không phải từ ai mà chính từ con
Nhờ Thần khí Chúa soi sáng tâm hồn
Con đang bước tới Thiên cung âm nhạc.
Tạ ơn Chúa cho con vượt lên tuổi tác
Dù trẻ hay già quyết chí sẽ thành công
Dù cuộc đời này dẫu lắm gai chông
Có Chúa dẫn đường sẽ về bến phước!
Lạy Chúa cho con thực hiện ao ước
Nâng cánh thơ con vượt biển thời gian
Để mai này khi con về với Thiên đàng
Tình khúc dâng đời mãi còn ở lại…
8.7.2013/Trần Kim Lan
Tuần thứ ba:
Đường vào âm nhạc
Tuần thứ ba học nhạc
Hiểu thêm được nhiều điều
Muốn tình ca phiêu diêu
Phải nhuần nhuyễn giai điệu.
Bảy thang âm phải hiểu
Trưởng thứ âm phải rành
Lý thuyết và thực hành
Là chặng đường không dễ.
Bảy thang âm là thế
Đường vào ngũ thang âm
Cũng biến hóa vô ngần
Khúc dân ca diệu vợi.
Thiên cung nhạc muốn với
Đường còn xa còn xa
Chẳng biết khúc tình ca
Có môt ngày cất cánh?
(14.7.2013)
Biết có với sao trời?
Tuần thứ tư: xướng âm
Còng lưng gánh dương trần
Thiên cung nhạc thăm thẳm
Ôi! Biết đâu mà lần?
Ngày lại ngày lại trôi
Bảy huyền âm không rời
Kiên trì và nhẫn nại
Biết có với sao trời?
Nhủ mình vững tay chèo
Đường dẫu có cheo leo
Băng qua được bão tố
Bình yên biển lại reo!
(20.7.2013)
Với nắng vàng rong chơi
(Tuần thứ 5 học nhạc, tôi thấy “bão hòa”… giờ đây chỉ còn “nghiên cứu, nghiền ngẫm và tìm ra bí quyết để… nâng cánh cho thơ!” Đó là điều, với tôi, còn đang nằm trong “bí ẩn”… Đến bao giờ tôi sẽ thực hiện được “Ứơc mong” của mình… câu trả lời sẽ là: Hoặc là bài thơ: “Với sao trời lãng du” (nếu tôi đã có thể nâng cánh cho thơ (ca) của tôi) hoặc: “Sao trời khó với” (tức là không thể thực hiện được “Ước mong”)… có thể là 1 năm, 2 năm… hoặc có thể nhanh hơn… thì tôi sẽ đăng 1 trong 2 bài thơ đó… . Qúy vị gắng chờ nhé và bây giờ, xin qúy vị xem tuần 5 tôi học thế nào nhé…)
Hè về vui gọi mời
Thả hồn cùng mây trời
Bảy huyền âm bay biến
Với nắng vàng rong chơi.
Lắng tiếng sáo gọi hè
Chao ôi! Nhớ tiếng ve
Nhớ cánh phượng rực lửa
Sen ngào ngạt hương quê.
Nghe xao xuyến tâm hồn
Bâng khuâng nhớ người thương
Thăm thẳm trời viễn xứ
Vợi vợi nhớ quê hương. (23.7.2013)
Rồi “siêu học trò” lại lan man nghĩ về
“Đôi lời tự sự về ca khúc: “Điều kỳ diệu“ do Trần Kim Lan sáng tác và ký âm”
Tạ ơn Thiên Chúa, Đấng sáng tạo nên trời đất và muôn loài, Đấng đã cho con thấy: Linh hồn, Thiên Thần và chính Chúa đã hiển hiện với ánh sáng hào quang… đã nhận lời con cầu nguyện: “Được bước vào Thiên cung âm nhạc: Trở thành nhạc sĩ!“ Tạ ơn Đức Mẹ, tạ ơn các Thiên Thần, Thánh Thần, ông bà, cha mẹ, cô bác… đã hợp lòng cùng con cầu nguyện, để hôm nay, thứ hai ngày 25.4.2016,, sau 48 ca khúc do con sáng tác mà những ca khúc này con chỉ thu âm và nhờ nhạc sĩ ký âm. Và hôm nay ca khúc thứ 49 là ca khúc: “Điều kỳ diệu“ do chính con tự ký âm mà chỉ sai sót 1 vài lỗi nhỏ… Vì khi ký âm xong, con cũng chưa tự tin, nên viết xong, không hề xem lại, gửi ngay nhờ nhạc sĩ xem. Nhận được hồi âm: “Chị ký âm được rồi! Cứ thế tiếp tục chị nhé!“ Con mừng rơi lệ, Chúa ạ!
Nhờ có Chúa, nhờ có sự cầu nguyện hàng ngày, nhờ có sự quyết tâm chép tay và học nhạc lý, kiên trì tập chép 7 bản nhạc chép tay, 15 bản nhạc trên Encore và hơn 2 năm chỉ dành thời gian thu âm hơn 400 ca khúc, và đầu năm nay, con hạ quyết tâm: “Tiếp tục thực hành ký âm!“ ca khúc: “Điều kỳ diệu“ mà cách đây hơn 2 năm con đã tự ký âm (viết tay) và bây giờ ký âm trực tiếp trên Encore (không nhìn bản cũ), và: “Con đã thành công!“ Qủa là “Điều kỳ diệu“ phải không? Và bây giờ,  xin mời nghe ca khúc: “Điều kỳ diệu!“ (27.4.2016)
  Thả tâm hồn bay bổng theo ký ức một hồi… “siêu học trò“  trở về thực lại và lần lượt thầm cảm ơn…
“Siêu học trò“ xin chân thành cảm ơn các “siêu thầy giáo“: Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Khuê đã giúp ký âm 7 ca khúc, Nhạc sĩ Giao Tiên đã giúp ký âm 1 ca khúc. Và đặc biệt cảm ơn Nhạc sĩ “siêu thầy giáo dấu tên“ đã giúp ký âm 40 ca khúc và cũng là “siêu thầy giáo“ qua việc giúp “siêu học trò“ chỉnh sửa một số lỗi nhỏ, để chuẩn bị cho thu thanh, đã giúp “siêu học trò“ nhận ra thiếu sót của mình, để ngày càng “tốc ký nhanh hơn, đạt chuẩn hơn, hay hơn“.
Và “siêu học trò“ cũng xin chân thành cảm ơn “siêu thầy giáo“ vi tính Mai Sĩ Phát, đã giúp “siêu học trò“ biết sử dụng vi tính và sẵn sàng giúp đỡ khi máy tính bị trục trặc vì virus, lập lại hệ điều hành, cài đặt Encore…
 Xin chân thành cảm ơn “siêu thầy giáo“ Nguyễn Hùng Lân qua trang web của nhạc sĩ đã hướng dẫn cài đặt và cách viết nhạc trên Encore miễn phí mà nhờ đó “siêu học trò“ mới biết ký âm nhạc trên Encore.
 Xin chân thành cảm ơn đời, cảm ơn quê hương Việt Nam nơi “siêu học trò“ đã sinh ra và trưởng thành, cảm ơn nước Đức nơi đã cưu mang “siêu học trò“ trong những ngày xa xứ… cảm ơn mạng Internet, đặc biệt “siêu siêu thầy giáo Google“, hỏi gì cũng có câu trả lời, tìm gì cũng thấy…
 Xin chân thành biết ơn cha mẹ đã sinh ra con, “siêu siêu siêu thầy giáo“ nuôi dưỡng con nên người và làm được: “ Điều kỳ diệu“, trước hết, cho chính bản thân mình, sau đó là hy vọng những ca khúc do con sáng tác, sẽ lắng đọng tâm tư người nghe, sẽ ở lại với thời gian…
Và sau cùng, đặc biệt biết ơn Thiên Chúa “siêu siêu siêu siêu thầy giáo“ đã cho con xuống thế làm người, đã luôn đồng hành với con trong lúc khó khăn, trong việc học nhạc lý, đã ban Thần khí cho con trong sáng tác ca khúc… để con có thể mỉm cười trước khi rời thế gian về với Chúa!
25.8.2016/Trần Kim Lan
 

Chùm truyện ngắn (Trần Kim Lan)

Chùm truyện ngắn (Trần Kim Lan)

 

Chùm truyện ngắn:

 

 

1-Qúa đáng

Ngày ấy, cũng đã lâu lắm rồi… Mỗi khi soi gương, Nàng Thơ lại săm soi mái tóc, săm soi từng sợi bạc mới nhú và lẩm bẩm: “Qúa đáng!“

 Rồi nàng lấy nhíp săm soi nhổ từng sợi, từng sợi một. Rồi nàng “nịnh“ các cháu nhờ nhổ hộ những sợi bạc mà nàng không nhìn thấy. Và rồi, vẫn chưa yên tâm. Nàng nhuộm tóc. Mái tóc đen nhánh. Nhìn cũng hay hay.

Năm tháng lại trôi qua. Những sợi bạc càng nhiều. Mỗi lần soi gương, nàng lại thốt lên: “Qúa đáng!“ Nhuộm được vài tuần đã thấy những sợi bạc chen nhau lấp ló. Và rồi tóc trắng xóa lúc nào không hay. Nàng mải mê với con chữ. Mỗi mùa, nhất bộ ra đường. Chiếc mũ luôn gắn chặt với mái tóc mỗi mùa đông. Mùa hè, nàng không đội mũ. Tóc trắng lấp lóa dưới ánh nắng mặt trời. Nàng thấy hay hay và nàng không nhuộm tóc nữa. Có khách, nàng vội tu sửa lại mái tóc cho có vẻ “vẫn trẻ trung như xưa“. Nhìn mái tóc đen nhánh, nàng bỗng thấy lạ lẫm làm sao. Và nàng nghĩ: “Thôi, không nhuộm tóc nữa! Hãy chấp nhận sự thật!“

Rồi một buổi sáng… Ánh nắng mặt trời xuyên qua cửa kính phòng tắm. nàng soi gương và thốt lên: “Qúa đáng!“ Câu này, đã lâu nàng không nói tới, kể từ khi mái tóc trắng xóa. tại sao vậy? Vì từ gương, nàng nhìn thấy một sợi bạc trắng vắt vẻo trên lông mày của nàng. Nàng ngỡ mắt nàng lóa lên vì ánh nắng mặt trời. Nhưng không phải, đó là sự thật. Nàng lấy nhíp nhổ sợi bạc và lại lẩm bẩm: “Qúa đáng!“

Rồi một ngày, nàng lại thốt lên: “Qúa đáng!“ Và quyết định, chỉ đánh răng mỗi ngày một lần, chứ không đánh răng sau mỗi lần ăn xong nữa. Vì sao vậy? Vì hàm răng đã tụt lợi nhiều lắm rồi. Không biết còn trụ được bao lâu nữa thì nụ cưới sẽ “chúm chím, e thẹn“ như cô gái đương thì đây? Không biết còn bao nhiêu lần lẩm bẩm: “Qúa đáng!“  mỗi khi soi gương nữa nhỉ? Nàng Thơ tự hỏi.

Chỉ có ánh nắng mặt trời mỗi buổi sáng nghe tiếng lẩm bẩm: “Qúa đáng!“ của Nàng Thơ và im lặng cảm thông….

 

22.5.2016/Trần Kim Lan

2-Mong manh hạnh phúc

Nhìn thấy đôi uyên ương ríu rít bên nhau rất hạnh phúc. Hạnh giục hai cháu làm thủ tục kết hôn.

Tuấn trả lời:

– Cưới làm gì cho mệt cô!

– Sao vậy?

– Thủ tục rườm rà. Cưới xin tốn tiền. Nhỡ bỏ nhau cũng lại rắc rối, tốn tiền lắm! Tuấn trả lời tỉnh bơ.

– Mới sống bên nhau đã nghĩ đến chia ly, thì làm sao có hạnh phúc được? Hạnh vặn lại.

– Thời nay, là thế cô ạ. Những người làm công như cháu, may ra đủ sống thôi cô ạ. Nếu có chuyện gì xảy ra thì lấy tiền đâu mà trả? Thôi cứ sống với nhau hạnh phúc, vui vẻ là được rồi! Tuấn trả lời thành thật.

Hạnh phúc qủa là mong manh.

22.5.2016/Trần Kim Lan

3-Tiếng Việt xa xứ

Thành xa quê hương từ ngày còn bé. Lại sống một mình nơi đất khách quê người. Nơi Thành ở, có rất ít người Việt. Hàng ngày Thành hầu như chỉ tiếp xúc với người bản xứ.

Một ngày kia, cha mẹ con cái gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Thành khoe:

– Con sắp chuyển đến nhà mới rồi! Nhà đẹp lắm, có xe tăng!

– Xe tăng? Sao ở nhà lại có xe tăng?

– À, cái mà để chuyển người lên nhà ấy mà! Thành giải thích.

– Ôi giời ôi! Thang máy, đúng không?

– Vâng, vâng, đúng rồi thang máy! Thành vội nói

Rồi, Thành lại tâm sự:

– Con thích được ăn thịt nhuộm!

– Thịt nhuộm? Là gi? Người mẹ ngạc nhiên hỏi.

– Thịt cho vào nồi nước dùng ấy mà! Thành trả lời.

– Ôi giời ôi! Con tôi! Ăn lẩu, thịt nhúng, đúng không?

– Vâng, vâng, ăn lẩu! Thành hấp tấp nói.

Cả nhà được phen cười chảy cả nước mắt.

22.5.2016/Trần Kim Lan

4-Tình yêu bắt đầu từ tấm ảnh và Facebook

Thanh và Thắng hiện rất hạnh phúc. Cặp uyên ương vừa sinh con đầu lòng.

Hoa đến chơi thăm hai cháu. Thấy hai cháu lúc nào cũng thầm thì ríu rít bên nhau, rất tâm đầu ý hợp.

Hoa tò mò hỏi:

– Cô cậu quen nhau trong trường hợp nào?

– Dạ, Thanh thấy tấm ảnh đại diện của cháu ở nơi làm việc và… Thắng ngập ngừng.

– Và sao? Hoa giục.

– Và… và Thanh đã tìm cháu trên Facebook và gửi lời “kết bạn” với cháu. Rồi cháu nhận lời kết bạn. Hẹn gặp nhau và yêu nhau! Thắng thổ lộ.

– Đơn giản chỉ có vậy thôi sao? Hoa gặng hỏi.

– Thì còn gì nữa? Thế là yêu nhau rồi. Đơn giản chỉ vậy thôi! Thắng trả lời.

– Ờ, ờ… Đơn giản chỉ vậy thôi! Tình yêu luôn bất ngờ, đúng không?

22.5.2016/Trần Kim Lan

 

Vi phạm nhân quyền

Vi phạm nhân quyền

 

– Cậu thấy thể chế nào vi phạm nhân quyền nhiều nhất?

– Độc tài!

– Thì vẫn!

– Không đúng! Cộng sản!

– A, chí lý!

– Đúng mà chưa đúng!

– Sao vậy?

– Tư bản!

– Sao? Tư bản? Cậu có bị lú không đấy?

– Lú ư? Mình rất minh mẫn!

– Cậu này có vấn đề về tâm lý và tư tưởng rồi! Cả thế gìới đều đang hướng tới chế độ tư bản, vì đó là thể chế tự do, dân chủ! Là thiên đường hạ giới, đâu cũng ước mơ!

– Thì vẫn! Nhưng…

– Nhưng sao? Tư bản có rất nhiều quyền tự do, bình đẳng, quyền biểu tình, đình công… Tốt, nhưng…

– Nhưng sao? Cậu này ỡm ờ!

– Nhưng riêng việc các hãng bay, tầu xe giao thông đi lại, bệnh viện… năm nào cũng như năm nào, đều diễn ra đình công, đòi tăng lương, và người chịu thiệt thòi nhất, chính là hành khách, là bệnh nhân! Họ đã bỏ tiền ra mua vé đắt đỏ, mong đi du ngoạn trong những ngày nghỉ, thăm gia đình, mong được chữa bệnh… thế mà, vì sự đình công của các hãng mà hàng trăm, hàng vạn người phải vật vờ ngoài sân bay, trong nhà ga, chịu đựng vất vả, mệt nhọc, bệnh tật hành hạ… Như vậy mà là có nhân quyền ư?

– Ờ…ờ… ờ… Cậu cũng… có lý!

– Cũng… có lý là sao? Là chính xác đó ! Hy vọng ngày mai sẽ khác…

 

2.4.2014/Trần Kim Lan

 

 

 

 

 

 

 

Đãng trí và…

Đãng trí và…

 

1-Rơi chia khóa bên trong

 

  Đêm hôm đó, cách đây hơn hai mươi năm, đó là ngày thi đấu bóng quốc tế, được tổ chức tại nước Ý năm 1990. Cả Hà Nội dường như  không ngủ vì ham mê đá bóng quốc tế… vi mê ca khúc chào mừng Word cup thế giới do hai ca sĩ  Gianna Nannini và Edoardo Bennato nổi tiếng của Ý trình bày, tôi cũng thức xem đá bóng, dù trước đó, tôi ít khi thức trọn buổi xem đá bóng.

Tôi cần phải giải quyết “việc riêng” và thế là nên chuyện. Tôi làm rơi chìa khóa bên trong. Tim tôi giật thót. Nhà lại làm khóa cửa bên trong. Đang đêm, tôi phải mượn xe đạp hàng xóm, đến nhà cậu em để lấy chìa khóa, mở cửa. Đêm khuya, thời tiết nóng nực, ve kêu râm ran trên đuờng phố, tôi chỉ mặc bộ quần áo mặc ở nhà mùa hè, rất mát mẻ, giống như bộ quần áo may ô của nam giới vậy. Đó là bộ quần áo mặc ở nhà, tôi tự may lấy, gấu áo và gấu quần có xếp nếp gấp, trông cũng diêm dúa lắm, chỉ tội không thích hợp để đi ra đường… tôi hối hả đạp xe tới nhà cậu em, giữa tiếng reo hò vang trời của những người xem đá bóng và tiếng ca hát của hai ca sĩ người Ý hay đến mê hồn văng vẳng bên tai… Đường phố vắng tanh, không người qua lại, chỉ mình tôi đạp xe vun vút… vì ai cũng đang mải mê xem đá bóng…

 

 Cũng may, tôi gửi chia khóa cậu em, phòng khi đãng trí … Nếu không thì…

 

2-Sập cửa, chia khóa bên trong.

 

Có tiếng chuông. Tôi mở cửa. Đó là vợ chồng người quản lý nhà.

 

 Hai người muốn mời tôi qua nhà nói chuyện cho vui. Tôi chưa kịp trả lời thì…. cửa đóng sập một tiếng. Vì tôi bước chân ra khỏi cánh cửa, lúc đó đang mở toang các cửa sổ, lúc này, gió thổi rất mạnh…

 

Tôi giật mình hoảng hốt. Chìa khóa bên trong. Tôi hốt hoảng kêu lên:

– Thôi chết rồi! Làm sao bây giờ?

Vợ chồng người quản lý nhà, cười vang và vội trấn an:

– Tôi có chìa khóa!

Và chỉ 5 phút sau, người quản lý nhà mở cửa cho tôi vào nhà. Tôi mới  biết một điều là, người quản lý nhà có chìa khóa cho cả tòa nhà và dấu ở một nơi, phòng khi có sự cố…

 

Việc đó xảy ra năm 2008. Thật là hú vía! May sao may thế!

 

3-Quên chìa khóa ở thùng thư

 

Hôm đó là ngày 29.4.2013.

 

Tôi hôm trước, tôi thức rất khuya, vì xem phim. Bộ phim đang đến lúc kết thúc, nên muốn xem cho xong. Hôm sau, lại thức dậy sớm.

Ăn sáng xong, tôi đi siêu thị mua thức ăn. Vừa đi dạo, vừa mua hàng xong, thi tôi trở về nhà liền.

Gần về tới nhà, tôi lấy chìa khóa trong túi, thì… không thấy chùm chìa khóa đâu! Tôi hốt hoảng lục tất cả mọi chỗ trong túi, cũng không thấy. Thường thì tôi để chùm chìa khóa riêng một nơi trong túi và luôn ở vị trí đó.

Tôi chợt nhớ ra, chắc chỉ quên chìa khóa ở thùng thư thôi. Vì trước khi đi ra ngoài, tôi thường  mở thùng thư xem có thư không. Có thư, tôi xem thư và cứ thế đi, không khóa thùng thư và không lấy chùm chìa khóa.

Nhớ ra điều đó, tôi hốt hoảng đi như bay về nhà, vì chỉ còn một đoạn ngắn là tới nhà. Tới nơi, ngó vội vào nhà, thì thấy thùng thư mở, vẫn còn lủng lẳng chùm chìa khóa! Mừng hơn bắt được kim cương! Tôi nhờ hàng xóm mở cửa và vào nhà!

May qúa, tất cả vẫn y nguyên.

 

Qua sự việc này, tôi mới lo làm thêm chìa khóa và cất dấu riêng ở một nơi… Trước đó thì tôi vẫn có chìa riêng, để ở một nơi khác. Nhưng chủ nhà mới thay chìa khóa cửa, nên chưa làm chìa khóa khác.

 

Tôi tự hỏi, không biết nếu quên chùm chìa khóa ở Việt Nam trong khoảng gần 2 tiếng thì chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ?

 

4-Thoát gặp nạn.

 

Ngày đó, cách đây gần bốn mươi năm tôi đến trường đại học tổng hợp văn, định xin học hàm thụ…

Loanh quanh một hồi tìm kiếm thì tôi cũng thấy tên cổng trường hiện ra trước mắt…

 

Tôi mừng qúa, lao về phía đường tầu. Bỗng khựng lại vì nghe tiếng hét:

– Cô kia, định tự tử à?

 

Tiếng hét chát chúa dội vào tai tôi, khiến tôi bừng tỉnh, rụt chân đang định bước trên đường ray. Đoàn  tầu vùn vụt lao qua trước mặt tôi. Chỉ một tích tắc thôi, chắc tôi không còn ở trên đời để tường thuật lại sự việc này. Tôi nhìn sang bên đường, cúi đầu cảm tạ người đàn bà đã cứu tôi thoát chết!

 

May thật là may!

 

5-Lại thoát gặp nạn

 

Hôm đó, cách đây hơn mười năm. đang đi trên đường về nhà, mải suy tư, ngắm trời đất cây cỏ…

 

Tôi vô tư bước sang đường, chẳng nhìn thấy đèn đỏ hay nghe thấy gì hết… Bỗng có tiếng còi ô tô và tiếng hét chói tai:

– Muốn chết à?

 

Tôi giật bắn mình và thấy một chiết xe tải vượt qua trước mặt. Người lái xe lầu bầu, ngoái nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên, giận dữ.

 

Thoát nạn. Tôi cười cảm ơn và nhủ thầm, sẽ không mơ mộng vẩn vơ khi đi đường nữa.

 

6-Quên lấy tiền

 

Cách đây mấy tháng, tôi rút tiền từ máy tự động.

 

Bỏ thẻ, bấm mật mã, bấm số tiền, lấy thẻ xong, tôi vô tư bỏ đi. Đi được 1 đoạn, tôi mới chợt nhớ, chưa lấy tiền.

Lúc đó, máy không có ai chờ lấy tiền cả.

 

May. Vì nhớ ta ngay, nếu không thì… chắc là sẽ… nhịn đói!

 

7-Lại quên lấy tiền

 

Lại đãng trí “bác học”. Cách đây hơn một tháng, tôi lại rút tiền từ máy tự động. Thực ra, tôi chỉ định kiểm tra tài khoản thế nào. Tiện thể rút tiền tiêu.

Cho mã số, bấm số tiền cần và lấy thẻ xong, tôi đi ngay vào nơi gửi thư, để gửi thư, không hề nhớ, mình đã rút tiền. Bỗng có tiếng người gọi giật giọng:

– Này chị ơi, tiền! Chưa lấy tiền!

 

Tôi giật mình quay lại, nhớ ra chưa lấy tiền. Đó là cô đứng kế bên chờ lấy tiền.

Tôi mỉm cười chào, cảm ơn.

Những ánh mắt vui cười của những người đứng bên cạnh chờ lấy tiền gửi cho tôi với đầy vẻ thông cảm và ngạc nhiên.

 

Đó là tất cả những lần “đãng trí” thật may mắn trong đời.

 

Tôi tự nhủ, sẽ không có lần nào đãng trí “bác học” kiểu như thế nữa. Không biết có còn xảy ra chuyện  gì tương tự nữa không? Nhưng có ai mà học được “chữ ngờ”?

 

10.5.2013/Trần Kim Lan

 
4 bình luận

Posted by trên 10.05.2013 in Truyện ngắn

 

Nhãn: ,

Facebook

Facebook

 

 

 

– Cậu nghĩ thế nào về facebook?

 

– Hay!

– Hay là sao?

– Hay là hay chứ hay là sao nữa!

– Nói cụ thể hơn xem nào!

– Này nhé: Trang blog miễn phí, có thể trò chuyện chát chít với nhau, có thể đọc thơ, đọc truyện, tản văn, xem ảnh, nghe ngóng thế sự… tất tần tật!

– Ờ! Công nhận cậu qúa đúng! Thế còn dở?

– Ở đâu mà chả có cái hay cái dở. Sao cậu lắm chuyện thế?

– Thế theo cậu thì hay không chê vào đâu à?

– Không phải! Theo mình có cái dở là gửi bài rồi thì không sửa được, bút sa gà chết! Chỉ sửa được ngày và địa điểm, còn không sửa nội dung được! Muốn sửa nội dung thì chỉ có cách là xóa đi thôi. Lại nữa,  không có bình luận “chờ kiểm duyệt”, vì vậy nhiều khi bực mình vì cảm nhận thiếu văn hóa, phải khi vào blog thì mới xóa được, trong khi mình vắng mặt đã có biết bao nhiêu người phải đọc nó! Lại nữa, chỉ khi đăng nhập mới thấy blog của mình và mọi người, lại cũng chỉ hạn hẹp trong mối quan hệ bạn bè, trong một nước… Lại nữa, từ “kết bạn” nhiều khi cũng bực mình vì có người nghĩ phải là bạn thân hay có tình cảm với nhau thì mới kết bạn, nên đã có cảm nhận thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa… đúng ra nên dùng là “theo dõi” thì hay hơn.

 

– Chí lý! Giá mà facebook điều chỉnh lại được mấy cái thiếu sót đó thì…

 

– Thì tuyệt!

 

9.1.2013/Trần Kim Lan

TB: Cái dở “Gửi bài thì không thể sửa được”, ngày hôm qua (28.9.2013) đã được khắc phục! Hoan hô Facebook! Chỉ còn “cảm nhận chờ xét duyệt” mà được khắc phục nữa, thì người dùng FB sẽ cảm thấy an toàn hơn, yên tâm hơn! Gắng lên Facebook! Cảm ơn FB!

 

Nhãn: , ,

Chuyện trước “ngày tận thế” (Truyện ngắn 100 từ)

Chuyện trước “ngày tận thế” (Truyện ngắn 100 từ)

_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE
_MSC_CLICK_TO_OPEN_IMAGE

Thành gọi điện cho Chung:
– Ngày mai 21-12-2012 là “ngày tận thế” rồi. Cậu có tin không?

– Tin chứ!
– Tớ không tin. Trời vẫn xanh. Mặt đất vẫn sinh sôi. Bốn mùa vẫn vần xoay. Vòng sinh tử không ngừng nghỉ.

– Tớ tin!
– Vậy cậu có muốn được lên Thiên đàng không?
– Ai mà chả muốn!
– Thế thì cậu đem hết tiền bạc cho tớ đi, tớ giữ cho!
– Hừ! Cậu khôn thế!
– Tớ giúp cậu thôi!
– Không!
– Sao vậy?
– Tớ phải đem theo của cải lên Thiên đàng để sống chứ!
– Đồ khùng!

Chung ném trả ngay:
– Đồ tham!

20.12.2012/Trần Kim Lan
  

 

Nhãn: ,

Tiếng Việt trong văn học và giao tiếp

Tiếng Việt trong văn học và giao tiếp

 Quán cóc của bà Sáu hôm nay trò chuyện thật sôi nổi. Lúc đó là sau giờ tan tầm. Hà Nội dòng người vẫn đông nghìn nghịt, xe người chen chúc nhau. Mấy vị công chức, nhà văn, nhà báo, xe ôm, xích lô… dạt vào quán nước xả hơi sau một ngày làm việc mệt nhọc, và cũng để tránh dòng người đông như kiến đang nhúc nhích từng bước, từng bước trên đường phố.

– Này! Theo anh thì tiếng Việt trong văn học và giao tiếp phải như thế nào? Người có dáng vẻ gầy gầy, đeo cặp kính trắng, đột ngột hỏi người ngồi bên cạnh.
– Tiếng Việt trong văn học và giao tiếp phải như thế nào ư? Cậu hỏi rõ vớ vẩn! Nói như thế nào thì viết thế ấy, chứ còn gì nữa! Rõ chuyện! Người có dáng vẻ thương gia nói.
– Nói thế nào, viết thế ấy, thì gọi là văn học sao được? Thế theo cậu, thì đem hết cả các từ chửi bậy, chửi tục… ngoài đời như thế nào mà bê hết vào văn học sao? Người đeo cặp kính trắng trả lời.
– Chứ sao! Có thế mới là người thực, việc thực, người đọc mới khoái chí và mới thích tìm đọc sách của mình chứ! Cậu rõ là rắc rối. Việc đơn giản như thế mà cũng hỏi! Người dáng thương gia nói.
– Tôi thì không nghĩ như vậy. Văn học là người, mà người có văn hóa, không ai lại bê nguyên xi cả những lời nói bậy, chửi bậy vào văn học cả. Anh có thể diễn tả lại nhân vật nọ, nhân vật kia với những lời nói bậy, nói tục của họ, nhưng không nên nhắc lại lời của họ, hoặc chỉ nên viết chữ cái đầu, chứ nếu anh ghi lại toàn bộ câu nói bậy, chửi bậy của họ, thì anh cũng chẳng khác gì người đó cả! Dù là anh chỉ định viết lại những lời chửi của họ với ý định giáo dục. Ông thấy không đấy, ngày nay, nhiều nhà văn, nhà thơ bê hết cả những lời chửi bậy hàng ngày, những “của qúy” của phụ nữ, đàn ông. tất tần tật bê vào tiểu thuyết, văn thơ của họ! Thật là xấu hổ khi phải đọc những chữ đó! Vừa rồi, có một nhà viết truyện nổi tiếng viết kịch bản, ông ta bê hết cả những lời chửi bậy và “của qúy” vào bài thơ trong tác phẩm của ông ta và thế là “trận chiến” văn học đã xảy ra! Ông cũng thấy đấy. Người thì cho đó là chuyện bình thường, vì chửi bậy thì đã sao? Viết cả “của qúy” của phụ nữ, đàn ông thì đã sao? Có nhà bình luận lại cho rằng, thế mới hay, xã hội phải cảm ơn nhà viết truyện ấy nữa, vì ông ta đã thật với chính mình, thật với nhân vật của mình! Có người còn cho là đi khắp thế giới và ngay cả trên đất nước ta, đâu đâu mà chẳng thấy “cái ấy” của phụ nữ, đàn ông phô trương trên những bức họa thời xưa và thời nay! Vậy sao văn học phải né tránh, phải viết tắt? Và như ông thấy đấy, cuộc tranh cãi đã xảy ra trên văn đàn về cách sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp và trong văn học, trong văn hóa mạng ra sao… Có cả những người có trách nhiệm yêu cầu áp dụng “phạt tiền” nói bậy nữa, ông thấy sao? Tôi thì tôi ủng hộ ý kiến này! Tại sao ư? Bởi vì viết bậy, nói bậy thì cũng chẳng khác gì người đó tự “cởi truồng” hay đang làm “chuyện ấy“ trước người khác vậy. Xã hội văn minh có chấp nhận người “cởi chuồng” hoặc làm “chuyện ấy“ trên đường phố, trong nơi làm việc, trường học, trước mặt mọi người trong gia đình… không? Không! Vậy nói tục, chửi bậy, phơi “của qúy” ra trang giấy, ra mạng ảo, ra trước mặt người khác tức là người đó đang “cởi chuồng“ hay đang làm “chuyện ấy“ ra trước mặt độc giả và người đối diện vậy! Tôi chắc chắn trăm phần trăm là khi đọc đến những dòng chữ viết bậy, chửi bậy, người có văn hóa dù là nam hay nữ đều đỏ mặt và xấu hổ! Ông cũng thấy đấy, có người đứng đầu một cơ quan, chỉ trích nhà viết truyện kia viết bậy, chửi bậy thế mà bài thơ của ông ta chửi nhà viết truyện kia cũng lặp y nguyên lời viết bậy, thế thì còn phê bình ai được nữa chứ! Loạn thật là loạn! Mấy cô ca sĩ, người mẫu mặc áo váy hơi hở hang liền bị khán giả chỉ trích và đã có luật phạt tiền họ rồi, nhất định nước ta phải có luật cấm viết bậy, nói bậy và phạt tiền những ai vi phạm thì tiếng Việt mới trở lại trong sáng được. Lập luận cho rằng “của qúy” của đàn ông và phụ nữ là thiêng liêng, là cao cả, nếu thiếu “của qúy” thì làm sao có thế giới loài người, cho nên viết hay nói kèm “của qúy” thì có sao là lập luận “cùn”, là thiếu suy nghĩ. Đừng nên biến tiếng Việt thành tiếng mà khi đọc hay nghe đến là thấy xấu hổ! Người đeo kích trắng nói một mạch trong sự chú ý lắng nghe của tất cả mọi người đang ngồi ở quán cóc.

– Hoan hô bác kính trắng! Hoan hô bài diễn thuyết của bác! Nhà em cũng hay nói bậy lắm, nghe bác nói mà em tự thấy xấu hổ với mình! Nhất định từ nay, em phải “uốn lưỡi bảy lần” trước khi nói, để không nói bậy, chửi bậy nữa mới được! Anh xe ôm vui vẻ nói.

Mọi người vỗ tay tán thưởng. Dòng xe chen chúc trên đường phố đã vơi dần ,nóng nực cũng dịu dần. Những cánh phượng chớm hé nụ hồng rung rinh trước gió như cũng gật gù tâm đắc… họ tạm biệt bà chủ quán và hẹn mai lại gặp nhau.

16.5.2012/Trần Kim Lan

 

Nhãn: ,

Luật pháp và công dân

Luật pháp và công dân

 

Quán nước hôm nay thật đông người. Chủ quán là một phụ nữ trạc ngoài năm mươi tuổi. Bà rất có duyên nói chuyện, đặc biệt là những tin nóng hổi thời sự trong ngày, vì thế, quán của bà lúc nào cũng đông khách, đủ các hạng người, đặc biệt là nam giới.

 

– Này, các bác có nghe động tĩnh gì về vụ Tiên Lãng không thế? Không biết sau khi nghe kết luận của chính quyền Hải Phòng, phản ứng của dư luận thế nào?

– Đã có kết luận rồi! Khối ông tai to mặt lớn bị cách chức, hoặc bị điều sang việc khác! Một bác làm nghề xe ôm nói.

– Vậy hả bác? Thế mới gọi là luật pháp chứ! Tội thì phải bị trừng phạt, dù người đó là ai! Bác hàng xóm trả lời.

– Thế còn gia đình anh em nhà anh Vươn? Họ xử lý ra sao? Chủ quán hỏi

– Nghe nói, họ sẽ được thuê lại đất và đền bù gì đó. Bác xe ôm nói.

– Thế mới đúng chứ! Chính quyền Tiên Lãng sai, thì phải sửa sai! Dân oan khiếu kiện ầm ầm lên khắp nẻo cũng chỉ vì người thi hành luật pháp còn nhiều thiếu sót đấy! Nhất là luật về đất đai, đền bù, giải tỏa! Chủ quán nói.

– Thế nhưng, tôi thấy chưa thỏa đáng chút nào! Mấy ông quan chức xử phạt như thế nhẹ qúa. Cách chức chỗ này, lại điều chỗ khác và còn bất công lắm, đối với gia đình anh Vươn! Đang yên đang lành, bỗng dưng trắng tay, cửa nhà bị đập phá tan hoang. Đang là “người hùng” trong lao động trở thành kẻ tội phạm, vì dám chống đối nhà chức trách! Bà chủ quán cao giọng.

– Kể cũng tội thật! Nhưng, xét cho cùng, gia đình nhà anh Vươn cũng hành động thiếu suy nghĩ chín chắn, vì thế nên mới phải ngồi tù. Luật pháp là luật pháp, là công dân phải có nghĩa vụ thi hành. Nếu người lãnh đạo sai, thì người dân có quyền khiếu kiện, có quyền tranh đấu để giành sự công bằng. Thiếu gì cách để thực thi quyền công dân! Giá như gia đình nhà anh Vươn thuê luật sư, khiến kiện lên cấp trên, lên trung ương, thì chính quyền Tiên lãng đâu dám làm sai? Một bác ra dáng trí thức chen vào.

– Bác nói cũng phải! Là công dân phải nắm vững luật và chấp hành đúng luật! Bà chủ quán nói.

– Tôi nghe nói, ở nước ngoài, các nước tư bản ấy, người dân rất được tự do, nhưng là tự do trong khuôn khổ luật pháp, bất cứ chuyện gì, dù chỉ là tranh chấp hai bên công dân với nhau, họ cũng nhờ đến luật sư can thiệp và chờ đợi chính quyền, tòa án giải quyết. Vậy có đúng thế không bác? Bà chủ quán quay qua hỏi, một người im lặng từ bấy đến giờ.

– Đúng vậy bác ạ. Hành động như gia đình anh Vươn là tự chuốc họa vào thân. Bà con mình còn chưa nắm vững luật pháp và quyền công dân. Là công dân phải có nghĩa vụ chấp hành luật pháp. Có quyền khiếu kiện, tranh đấu, nhưng không nên hành động bộc phát, bạo động. Con giun xéo mãi cũng quằn, tôi đồng ý, nhưng không thể hành động nông nổi. Tranh đấu kiểu thế là không nên! Người khách trả lời bà chủ quán.

– Đành là vậy, nhưng tôi vẫn thấy thương cho gia đình nhà anh Vươn qúa! Luật pháp của ta còn lỏng lẻo qúa, nên nhiều chính quyền địa phương “qua mặt” trung ương, lộng hành, thái qúa khiến bao nhiêu chuyện oan ức đã và đang xảy ra ở khắp nơi, nhất là về chuyện tranh chấp đất đai, đền bù, giải tỏa… Bà chủ quán nói.

 

– Hy vọng chính quyền trung ương và các cấp sớm có quy định rõ ràng về luật pháp, nhất là vấn để nóng hổi về luật đất đai… để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra, mà người thiệt hại nhiều nhất, chính là những người dân lương thiện, nghèo khổ. Bà chủ quán trầm ngâm kết thúc cuộc đàm luận.

 

13.4.2012/Trần Kim Lan

 

Nhãn: , ,

Tiếng Việt trên xứ người

Tiếng Việt trên xứ người

 

Đang thong thả dạo bước trên đường phố trung tâm đông đúc người qua lại, Hòa chơt giật mình vì có tiếng hét chói tai:

– Mẹ cái thằng điên cứ chạy lung tung đi đâu thế, có đứng lại ngay không?

 

Những người đi đường cũng khựng lại khi nghe tiếng hét và quay nhìn người phụ nữ trạc ngoài ba mươi tuổi, đang dớn dác gọi con. Họ không hiểu tiếng người phụ nữ, nhưng qua tiếng gọi hốt hoảng, thất thanh, họ hiểu chị đang gọi ai đó.

Cách không xa người mẹ, một chú bé chừng bốn. năm tuổi đang ngơ ngác nhìn người đi lại chăm chú và thích thú. Chú bé nghe tiếng mẹ hét và chạy vội lại, lễ phép nói:

– Mẹ gọi con ạ? Sao mẹ cứ gọi con là “mẹ cái thằng điên“ ạ? Mẹ cái thằng điên là gì hả mẹ? Con có điên đâu?

– Cha cái thằng hay lý sự vặn hỏi! Tao nói mày không được chạy lung tung, nhỡ lạc thì sao? Mày không thấy bao nhiêu đứa bé bị bắt cóc hay sao? Người mẹ lại gắt gỏng.

– Con có đi đâu xa đâu ạ? “Cha cái thằng hay lý sự là gì hả mẹ“? Chú  bé lại ngây thơ hỏi

– Mả mẹ mày, sao mà y chang cái thằng bố nó thế không biết? Nói cái gì cũng bắt bẻ.

– Sao mẹ gọi là “thằng bố“ thế mẹ? Mả mẹ là gì hả mẹ? Chú bé vẫn ngây thơ hỏi mẹ.

– Mày có im mồm đi ngay không? Tao vả vào mồm mày bây giờ! Người mẹ giận dữ đưa bàn tay tát vào má chú bé, vệt tay còn hằn, đỏ ứng, và nắm tay chú bé lôi xềnh xệch trước những cái nhìn không thiện cảm của những người xung quanh. Chú bé khóc ré lên, sợ hãi theo mẹ, không nói thêm một lời nào nữa.

 

Chợt Hòa lại giật mình đứng lại, khi nghe một tiếng nói dịu dàng của một người mẹ trẻ khác:

– Hải, đừng chạy đi xa, lại đây mẹ bảo.

– Dạ, con đây ạ. Con không chạy đi xa đâu mẹ ạ. Trung tâm hôm nay đông người, vui qúa mẹ nhỉ. Chú bé cũng trạc tuổi như chú bé trên ríu rít.

– Ừ, vì đông ngươì, con không được chạy lung tung, con mà lạc mất, mẹ biết làm sao?

– Vâng ạ. Chú bé níu lấy tay mẹ và  ngoan ngoan đi bên mẹ.

Người mẹ vuốt tóc con, lau mồ hôi trên trán con và nựng con:

– Con ngoan lắm! Con có thích ăn kem không? Mẹ mua kem cho con ăn nhé? Người mẹ dịu dàng hỏi.

– Có mẹ ạ! Chú bé hớn hở trả lời.

Hai mẹ con cầm tay nhau, đi về phía tiệm kem.

 

Nghe đoạn đối thoại của hai cặp mẹ con, Hòa nửa vui, nửa buồn… Sao có những người mẹ nói năng thiếu suy nghĩ và thô bạo đối với con cái như thế? Phải chi người mẹ nào cũng dịu dàng, nhẹ nhàng đối với con cái, thì hay biết mấy?

Và nếu như, những người đi đường hiểu được tiếng Việt, không hiểu họ sẽ nghĩ về người Việt ra sao đây?

 

11.4.2012/Trần Kim Lan

 

Nhãn: , ,