RSS

Category Archives: Tử vi

BÀI 27: CÁCH QUÝ – NHỮNG SAO LÀM QUAN

BÀI 27: CÁCH QUÝ – NHỮNG SAO LÀM QUAN

CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH

1. Các chính tinh có nghĩa quan lộc trực tiếp: 
Tử Vi: Tử Vi đắc địa ở cung Quan có nghĩa quyền quý. Tử Vi chỉ người có dịp chỉ huy, điều khiển, giữ những chức vụ quan trọng trong công quyền, có nhiều thuộc hạ cao cấpl có tài lãnh đạo, có bản lãnh chế phục người khác. Ngôi thứ quan lộc cao thấp tùy thuộc vị trí miếu địa hay đắc địa: càng đắc địa thì ngạch trật càng cao. 
  Read the rest of this entry »

 
 

Nhãn: ,

BÀI 26: CÁCH ÁI TÌNH – CÁC SAO TÌ

BÀI 26: CÁCH ÁI TÌNH – CÁC SAO TÌ

CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH

1. Những sao tình dục chung cho hai phái: 
a. Những dâm tinh nặng ý nghĩa nhục dục: 
Tham Lang: Chỉ sự tham dục lớn lao, nhất là khi hãm địa thì tính nết càng sa đọa, hư đốn, lăng loàn. Thông thương, Tham Lang chỉ hạng người dễ động tình, xấu máu về sắc dục, bị thu hút bởi nhu cầu sinh lý và chạy theo nhu cầu này một cách mù quáng, bất chấp đạo đức, gia đình, dư luận. Nết dục của Tham Lang (võ tinh) có ít nhiều bạo tính, dục động, khó kìm chế. 
 Ngoài ra, Tham Lang thụ hưởng sinh lý một cách ích kỷ, nghĩ đến mình nhiều hơn đến bạn đồng tình, thiếu tế nhị, cao thượng, vị tha. Tham Lang đặc biệt bất lợi cho phái nữ. Nữ có sao này có ít nhiều đĩ tính, nếu Phúc – Mệnh – Thân xấu và có thêm sao tình dục khác: đây là hạng gái giang hồ. Còn Nam số có Tham Lang là kẻ ăn chơi, đàng điếm, hoang dâm, nếu không có đủ sao mạnh chế khắc. 
Thiên Riêu hãm địa (trừ ở Mão và Dậu): có ý nghĩa sinh lý rất mạnh, chỉ sự chơi bời, sắc dục, trụy lạc, sa đọa, xu hướng tình dục và tính nết dâm đãng. Như Tham Lang, ái tình của Thiên Riêu bừa bãi, mạnh mẽ, đồng thời có khuynh hướng xác thịt. Đối với sao này, không có vấn đề tình yêu lý tưởng hay tinh thần, chỉ có sự thỏa mãn vật chất. Nếu Thiên Riêu đắc địa ở Mão và Dậu, nết tình vẫn mạnh, chỉ được lợi là không bị tai tiếng xấu xa mà thôi.

 Thai: có ý nghĩa tình dục mạnh, thiên về sự thay cũ đổi mới và có đặc tính tái phạm, dù có cố gắng chừa.
Đào hoa: chỉ sự ham thích ái tình, tính nết trăng hoa, đa tình, ham chinh phục để yêu và được yêu, lấy tình yêu làm lẽ sống của tâm hồn, để thỏa mãn một tình cảm chứa chan hoặc một nhu cầu sinh lý nồng nhiệt. Đối với Đào Hoa, hình thái của ái tình không quan trọng bằng cường độ của ái tình nên bao giờ cũng tha thiết, đam mê, si lụy, rung động mạnh trước ái tình và tham lam trong tình trường. Đào Hoa không những phong phú, nhằm nhiều đối tượng cùng một lúc mà còn lẳng lơ, sa đọa, bất chính, phi đạo đức. Sao này đại kỵ cho Nữ Mệnh. 
Mộc Dục: phóng đãng, ham muốn vật dục, khao khát yêu đương và quyến rũ yêu đương. Tính nết sinh lý của sao này ít nhiều hỗn loạn, không mấy chọn lọc đối tượng, bao hàm nhiều hình thái, từ sự tự thỏa mãn đến vấn đề đồng tính luyến ái. Tình yêu của Mộc Dục hơi quái dị, bất thường. 
Mộ: sao này chỉ sự dâm đãng thông thường. 
Liêm Trinh hãm địa: chỉ khi hãm địa (ở Tỵ, Hợi, Mão và Dậu), Liêm Trinh mới có ý nghĩa dâm đãng. Đắc địa (ở Thìn, Tuất, Tý, Ngọ, Dần, Thân, Sửu và Mùi), Liêm Trinh chỉ tính nết hào hoa thông thường.
b. Những sao tình dục nặng ý nghĩa tinh thần: 
Hoa Cái: chỉ sự khao khát tình ái, sự thích thú được người khác phái chú ý và yêu đương, sự trêu cợt để cho bên kia phải chết mê, chết mệt vì yêu đương. Hoa Cái chỉ sự chưng diện, tính thích xa hoa, lộng lẫy để có một bề ngoài đài các, sang trọng, quyến rũ. Hoa cái chỉ sự kiểu cách trong bộ điệu, trong ngôn ngữ cho đến giọng nói uốn lưỡi, sửa giọng, lắm khi không tự nhiên, đôi khi lố bịch; sự ham chuộng các loại thời trang. 
Hồng Loan: so với Đào Hoa, Hồng Loan chỉ ái tình tương đối có nết hạnh hơn. Hồng Loan thu hút bằng sự quyến rũ do đức tính bên trong. Hồng Loan chỉ sự khéo léo chân tay, khéo léo ngôn ngữ, khéo léo về dáng điệu tức là những nét duyên về công, dung và ngôn. 
Văn Xương, Văn Khúc: không có ý nghĩa dâm đãng trực tiếp. Người có Xương Khúc có tâm hồn văn chương mỹ thuật, bắt nguồn từ những năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, nghệ thuật, thi ca nhưng rất đa tình, giàu tình cảm, dễ cảm xúc, tiếp nhận và tiếp phát tình cảm rất mạnh. Người có Xương Khúc có sự nhạy cảm, sự mơ mộng, sự kể lể văn chương, thiên hướng về cái tôi rất mạnh. 
Thái Âm: chỉ sự hữu duyên, hữu tình và đa tình. Người có Thái Âm rất lãng mạn, có khuynh hướng bộc lộ tình cảm, hay mơ mộng viển vông, có thể dâm đãng (nếu hãm địa, ý nghĩa này rất rõ rệt). 
2. Những sao tình dục riêng cho nữ phái: 
a. Sao đơn thủ 
Cự Môn hãm địa (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi và Tỵ): nếu đóng ở Mệnh, Thân của nữ số. Chỉ tâm trạng bất mãn chung chứ không nhất thiết bất mãn về sinh lý, gặp nhiều ngang trái.
Hỏa Tinh, Linh tinh hãm địa (Tý, Thân, Dậu và Hợi): nằm mơ thấy yêu đương. 
Thiên Không ở Mệnh của Nữ số: người dâm tiện, suốt đời bị ách gió trăng, là hàng ca kỹ, tì thiếp lăng loàn.
b. Sao hội họp: 
Liêm Trinh, Tham Lang ở Tỵ, Hợi của Nữ số: vừa đắc kép, vừa tham dâm. Sự hội tụ ở 2 cung Tỵ và Hợi, nơi cả hai đều hãm địa, càng bất lợi cho phụ nữ: đó là những gái lầu xanh khả hữu.
Thiên Lương, Thiên Đồng ở Tỵ, Hợi: phóng túng, ham chơi. 
Thiên Lương, Thiên Mã ở Tỵ, Hợi: phóng túng, ham chơi, thay đổi bạn liên tục. 
Thái Âm hãm, Đà La: đam mê sắc dục. Đà La chỉ sự bất hạnh trong tình trường. 
Thiên Đồng, Thiên Riêu: người không chung tình, thường thay đổi tình nhân và nếu có chồng thì ngoại tình. 
Tham Lang, Đại, Tiểu Hao: giống như Đồng Riêu, chỉ trường hợp ngoại tình hay song tình, có mối tình thầm kín, được giấu diếm kỹ, không bộc lộ. Đây có thể là người bề ngoài đoan chính nhưng bên trong rất nồng nhiệt, chỉ phạm dâm khi có cơ hội hoặc là người đeo đuổi một lần hai mối tình trong đó phải bảo mật một mối. 
Tham Lang, Phá Quân: Phá Quân chỉ sự hao tán phu thê, đổ vỡ về gia đạo. Đi với Tham Lang, người phụ nữ này vì tham dục nên bị liên lụy với gia đình. 
Tham Lang, Thất Sát hãm địa (Mão, Dậu, Thìn và Tuất): nghiệp chướng về ái tình khó tránh khỏi. Nữ số có Tham, Sát ở Dần hay Thân là người bạc tình, mới chuộng cũ vong. 
Thiên Cơ, Xương, Khúc: Nếu Phúc – Mệnh – Thân xấu gặp bộ sao này rất tham dâm. Nếu đi với Thiên Riêu hay Thai thì rất cuồng nhiệt và lăng loàn, đôi khi bộc lộ qua dâm thư kiểu như Hồ Xuân Hương. 
Tham Lang, Đào Hoa: đồng nghĩa với Liêm Tham ở Tỵ, Hợi: người hồng nhan đa truân, gái giang hồ, phụ nữ chủ động cưới chồng. 
Mộc Dục, Hoa Cái, Bạch Hổ: phụ nữ cuồng dâm, tính dâm ăn sâu vào máu huyết, thay đổi nhân tình như thay đổi xiêm y. 

3. Vị trí các sao tình dục: 
a. Sao tình dục ở cung Nô: ý nghĩa dâm đãng của đương số rất rõ ràng, có những mối tình ngoại hôn lang chạ, bừa bãi, không phân biệt giai cấp, đối tượng, kiểu như chủ lấy tớ … Nết sa đọa của đương số còn tệ hại hơn. Chỉ có ngoại lệ khi có sao khắc chế ở Mệnh mà thôi. 
b. Sao tình dục ở cung Phu Thê: hoặc vợ/chồng là người nhiều dục tính, tham dâm, có cuộc sống sinh lý dồi dào; hoặc vợ/chồng có ngoại tình; hoặc vợ/chồng có 2, 3 đời liên tiếp; hoặc vợ/chồng có thể đẹp hoặc duyên dáng, hữu tình. 
c. Sao tình dục ở cung Tật: đương số có những bệnh họa liên quan đến sinh lý, tình dục, bộ phận sinh dục. 
d. Sao tình dục ở cung Phúc: có thể biểu thị sự dâm đãng di truyền trong dòng họ (nếu cung Phụ hay cung Bào cũng có những sao này). 

4. Những sao khắc chế tình dục:

Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Dương sáng sủa:

tượng trưng cho sự ngay thẳng, đoan chính, trung hậu, tiết tháo. Ba sao này quân bình được các sao tình dục, kiềm chế được sự sa ngã đến mức độ đáng kể. 
Ân Quang, Thiên Quý: chỉ phẩm hạnh, đức tính chung thủy, sắt son, tín nghĩa, trung thành. Hai sao này tiết giảm rất nhiều ý nghĩa trăng hoa của các sao tình dục. 
Thiên Hình: chỉ sự chính trực, ngay thẳng, chính chuyên, mực thước, có ý chí đề kháng các loại cám dỗ của ái tình.
Long Đức, Nguyệt Đức, Phúc Đức, Thiên Đức (Tứ Đức): tượng trưng cho sự trong sạch, ý thức đạo đức trong vấn đề tình ái. Phải hội đủ Tứ Đức thì hiệu lực mới đủ mạnh vì Tứ Đức chỉ đủ để chế giảm các saotình dục tầm thường. 
Hóa Kỵ: Đồng cung với Liêm, Tham, Hóa Kỵ có thể chế được cái xấu của Liêm, Tham nói chung và từ đó chế cả tình dục mạnh mẽ của Liêm Tham nói riêng. 
Lộc Tồn: chỉ sự chậm phát tình yêu, sự phát huy có chừng mực của sinh lý, đồng thời cũng có nghĩa cô độc trước tình yêu. Lộc Tồn là người kén yêu, khó khăn trong ái tình, chỉ yêu những đối tượng chọn lọc và có nhiều tính toán trong tình ái. 
Triệt, Tuần: chế khắc tính nết dâm đãng khá mạnh. Triệt mạnh hơn Tuần mặc dù chỉ ảnh hưởng mạnh một thời gian mà thôi. Đi với Triệt, các dâm tinh hầu như mất hết ý nghĩa, không thể chi phối hay ảnh hưởng. Đi với Tuần, các dâm tinh vẫn còn chi phối con người một cách tương đối vừa phải suốt đời. Tình dục gặp Tuần, Triệt sẽ thiếu cơ hội bộc phát tự do, bị kìm tỏa trong tiềm thức, trong tư tưởng, không biểu lộ bằng hành động. Đây là trường hợp tình dục thiếu môi trường thuận lợi, bị ngăn trở, gặp ngang trái, bị cạnh tranh, gặp thất bại. Mặt khác, gặp Tuần Triệt, các sao tình dục sẽ có nghĩa là vô duyên, lỡ thì, cái duyên không có ai biết đến, không có điều kiện để trở thành ái tình (trường hợp gái già, trai muộn).

(Sưu tầm)

 
2 bình luận

Posted by trên 09.11.2011 in Tử vi

 

Nhãn: , ,

BÀI 25: MẪU NGƯỜI “ĐA TÀI ĐA NĂNG”

BÀI 25: MẪU NGƯỜI “ĐA TÀI ĐA NĂNG”

 CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH

Chúng ta vẫn thấy những người tuy sống trong một hoàn cảnh thoải mái, một cuộc sống tương đối đầy đủ nhưng nét mặt của họ lúc nào cũng có sự tư lự, một nét suy tư nào đó, hay phảng phất trên mặt một thoáng buồn miên man như người đang ôm một nỗi niềm tâm sự sâu kín. Khoa Tử Vi, những người này thường cung Mệnh của họ đều có Tang Môn hoặc Bạch Hổ tọa thủ, và chúng ta gọi là mẫu người Tang Hổ.Hai sao Tang Môn, Bạch Hổ là hai bại tinh trong nhóm lục bại. 
 Tuy là hai bại tinh, nhưng người Tang Hổ không phải là người bất tài vô tướng theo cái ý nghĩa mà chúng ta vừa nói đến. Ngược lại, có rất nhiều người đã thành danh cũng nhờ vào hai sao Tang Hổ.

 Tang Môn thuộc hành Mộc. Bạch Hổ thuộc hành Kim, cả hai đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu. hai sao này lúc nào cũng đi đôi với nhau ở vị trí xung chiếu. Tang Hổ đắc địa thủ mệnh là người gan dạ, cương quyết và ngay thẳng. Người Tang Hổ có đủ sự gan lì để thử thách với nghịch cảnh. Khả năng đó có thể xem như ông Trời dành riêng cho họ vì cuộc đời của những người này kể từ lúc lột lòng mẹ thì sự thử thách dành cho họ đã chờ sẳn rồi. 
 Người Tang Hổ thường chịu cảnh mồ côi từ lúc còn bé, nếu không thì tuổi thơ ấu cũng phài chịu cảnh xa cha mẹ, gia đình ly tán, thiếu tình thương và sự đùm bọc của cha mẹ, anh chị. Phải chăng vì vậy mà người Tang Hổ luôn có một nét buồn sâu kín trên khuôn mặt, và nét buồn này sâu đậm nhất trong khoảng thời gian của tuổi thanh xuân tức là khoảng tiền vận rồi sau đó sẽ phai nhạt dần. 
Để bù trừ cho những bất hạnh đó, người có Tang Hổ đắc địa là người đa tài đa năng, đa hiệu. Tuy tính tình cương quyết và đôi khi trở thành ương ngạnh, nhưng họ là người quyền biến và có khả năng giải quyết công việc cho thích ứng với hoàn cảnh. Năng khiếu nổi bậc nhất của họ là sự suy luận và phán đoán rất sắc bén. Đó chính là yếu tố căn bản cho khả năng hùng biện cũng như khả năng thuyết phục người khác. Vì vậy, những lãnh vực về chính trị, ngoại giao và luật pháp đều là những sở trường của người Tang Hổ. 
Trong trường hợp Tang Hổ hãm địa thủ mệnh thì cuộc đời luôn gặp nhiều nghịch cảnh đau thương, ngang trái. Nếu không làm những ngành nghề liên quan như cảnh sát, toà án, luật sư…thì dễ vướng vào vòng tù tội và tuổi thọ cũng ngắn ngủi. Về vấn đề bệnh tật, nói chung cả nam lẫn nữ, dù đắc hay hãm, người Tang Hổ thường hay bị đau ốm bệnh tật, nhất là những bệnh về xương, máu như cao huyết áp, mỡ trong máu…Riêng với nữ mệnh thì nét mặt u sầu, chưa lập gia đình thì tình duyên trắc trở, lận đận, khi có gia đình rồi lại khắc chồng khắc con, nếu gặp thêm Thiên Riêu thì mức độ hình khắc có thể thành sát Phối. Cho nên nếu lập gia đình muộn cũng có thể chế giải được phần nào. Nữ mệnh Tang Hổ thì vấn đề sinh nở thường hay gặp khó khăn, khi có con thì lại khổ vì con cái và dễ mắc những bệnh về các bộ phận sinh sản như tử cung, buồng trứng…Ngoài ra, người Tang Hổ, dù nam hay nữ, lúc còn trẻ không có tay nuôi súc vật, sau đó giảm dần. 
Mệnh an tại Dần có Bạch Hổ là cách Hổ Cư Hổ Vị là cọp trong rừng sâu. Đây chỉ người có tài, có địa vị, quyền uy, và thường phát về võ nghiệp. Mệnh an tại Mão có Bạch Hổ là cách Hổ Xuất Sơn Lâm. Cung Mão thuộc phương đông, là thời gian của bình minh, là thời điểm bắt đầu của một ngày, ánh mặt trời vừa rực rỡ, biểu tượng cho một vận hội tốt đẹp đang chờ đón. Cho nên, người đắc cách này, cuộc đời thường hay gặp được những may mắn đưa đến sự thành công dễ dàng. Bạch Hổ ở hai vị trí Mão Dậu còng gọi là cách “tứ phương củng phục anh hùng” ý nói những người có khả năng lãnh đạo, thâu phục được anh hùng hào kiệt bốn phương. 
Người mệnh an tại Dậu có Bạch Hổ là cách Hổ Khiếu Tây Phương. Cung Dậu thuộc phương Tây, là thời gian của hoàng hôn vì vậy có người cho rằng Bạch Hổ ở Dậu không tác hại vì đó là lúc cọp đã ăn no nên vào sâu trong rừng mà ngủ. Theo ý của người viết thì hai chữ Tây Phương hàm ý là “cõi Phật” Khiếu Tây Phương là hướng về phương Tây là lạy, cũng có nghĩa là có lòng hướng Phật. Người có cách này là người có tánh tình nhân hậu và thường có khuynh hướng tôn giáo mạnh mẽ. Chỉ nói riêng về lĩnh vực tâm linh, thì người Bạch Hổ Khiếu Tây Phương có phần nào giống người Tử Tham Mão Dậu. 
Trong hai sao Tang Hổ thì Hổ có tầm ảnh hưởng đáng kể hơn Tang, Ví dụ Hổ đi với Tấu là Hổ mang hòm sách, chỉ người có số khoa bảng, học rộng hiểu nhiều. Hổ gặp Phi Liêm (Phi Hổ) như Hổ mọc thêm cánh, cách này giống như Phi Mã, chỉ những người thường gặp được các vận hội may mắn đưa đến sự thành công rất dễ dàng trong cuộc đời. Hạn gặp Phi Hổ hay Phi Mã là vận may đang đến, nếu dự tính điều gì thì nên mạnh dạn xúc tiến, thi cử sẽ đỗ đạt, tìm việc làm sẽ được như ý, có việc rồi thì sẽ được thăng chức thăng lương… 
Bạch Hổ cũng là một trong Tứ Linh (Long Phượng Hổ Cái) Mệnh, Quan, Phúc, Di đắc Tứ Linh thì đường công danh thuận lợi và có địa vị trong xã hội. Bộ Tứ Linh cũng chế giải được phần nào những tai họa do các hung sát tinh gây ra. Hạn Tứ Linh là cơ hội tốt cho vấn đề công danh. 
Bạch Hổ và Thiên Hình hay Kình Dương đồng cung thủ Mệnh là cách “hổ hàm kiếm” (Hổ ngậm kiếm), chỉ người gan dạ, oai dũng, có tư cách và chí khí, nếu có thêm những võ tinh hội họp thì đường binh nghiệp sẽ phát rất nhanh. 
Tang Hổ cũng là những sao lưu, cho nên hạn có Tang Hổ, gặp Lưu Tang, Lưu Hổ là có tang trong hạn đó. Tang Hổ nhập hạn gặp Khốc Hư cũng cùng một ý nghĩa. Ngoài việc có tang, hạn gặp Tang Hổ cũng nên đề phòng tai nạn và bệnh tật, nhất là những chứng bệnh về máu huyết và bệnh về xương như đau khớp, rỗng xương… Đàn bà lúc có thai và sinh nở mà hạn gặp Tang Hổ cũng nên đề phòng việc sinh khó hoặc hư thai. “Nam nhân Tang Hổ hữu tài uyên bác Nữ mệnh Hổ Riêu đa sự qủa ưu” Hai câu trên có thể dùng để tóm lược những nét đặc thù của mẫu người Tang Hổ: đàn ông Tang Hổ thì đa tài đa năng. Đàn bà Tang Hổ tình duyên ngang trái, gia đạo buồn phiền.

(Sưu Tầm)

 

 

 
 

Nhãn: , ,

BÀI 24: MẪU NGƯỜI “CỰ CƠ MÃO DẬU”

BÀI 24: MẪU NGƯỜI “CỰ CƠ MÃO DẬU”

CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH

Cự Môn là một Bắc đẩu tinh, thuộc hành Thủy. Có lẽ hành Thủy khiến cho Cự Môn trở nên uyển chuyển theo hoàn cảnh, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” Cự đắc địa đi với những võ tinh thì sẽ hỗ trợ cho võ tinh thêm mạnh mẽ để phát về võ nghiệp. nếu đi với những sao văn tinh thì sẽ thành công trong lãnh vực văn học, nghệ thuật, nếu đi với những sao có khuynh hướng về kinh doanh thì sẽ trở thành những tay kinh doanh cự phách, và tương tự, khi đi với dâm tinh thì Cự rất buông thả.

Cự miếu địa ở Mão Dậu, vượng địa ở Tý Ngọ Dần, đắc địa ở Thân và Hợi, hãm ở Thìn Tuất Sửu Mùi, Tỵ. Mặc dù bị xếp hạng là ám tinh nhưng Cự miếu vượng thủ Mệnh là người thông minh và nhân hậu. Cự hãm thì thật sự đúng với biệt danh là ám tinh. Cự là cái miệng, của lời ăn tiếng nói…cho nên khi đắc địa thì khéo ăn nói, có tài hùng biện, có khả năng thuyết phục người. Nhưng nếu hãm thì lời nói thiếu suy nghĩ, thiếu thận trọng dễ mất lòng người và dễ bị tai tiếng thị phi, đôi lúc còn đưa đến tai họa cũng vì cái miệng.

 Với bản tính bất nhất như đã nói trên, may mắn cho Cự tại hai vị trí miếu địa Mão Dậu, ám tinh này gặp được thiện tinh Thiên Cơ, thuộc Nam đẩu tinh, hành Mộc. Thiên Cơ cũng góp một phần bản chất vào mẫu người doanh thương Cự Cơ Mão Dậu này. Thiên Cơ miếu ở Thìn Tuất Mão Dậu, vượng ở Tỵ, Thân, đắc ở Tí Ngọ Sửu, hãm ở Dần Hợi. Cơ là một phúc thiện tinh cho nên dù hãm cũng không hề mất hết thiện tính của mình. Khi đắc địa, Cơ chỉ sự khéo léo về tay chân, sáng suốt về trí óc, có mưu trí nhưng lại xử sự nhân từ và cởi mở. Nếu ở vị trí miếu vượng thì chủ về phú quý, phúc thọ, và đặc biệt là có năng khiếu về kinh doanh.

Như vậy, hai sao Cự Cơ cùng miếu tại Mão Dậu. Hành Thủy của Cự càng sinh vượng cho hành Mộc của Cơ, hơn nữa, cũng tại vị trí này, Cơ đặc biệt có năng khiếu về kinh doanh, cho nên Cự trở thành kẻ đồng hành rất tốt. Với bản tánh gan dạ, liều lĩnh, Cự hỗ trợ Cơ mạnh mẽ trong lãnh vực này.

Người Cự Cơ Mãu Dậu là những người trong thương trường. Nhưng chúng ta cần phân biệt lãnh vực hoạt động của đôi bên. Người Tham Vũ Đồng Hành thường hoạt động trong lãnh vực kỹ nghệ chuyên môn v.v… Còn người Cự Cơ Mão Dậu không chuyên về một lãnh vực nào cả, có thể là ngành hàng tiêu dùng, có thể là những sản phẩm về văn học nghệ thuật v.v…Hay nói một cách khác là bản tính uyển chuyển của Cự, cho nên những sao đi kèm với Cự Cơ sẽ quyết định đương số sẽ kinh doanh trong lãnh vực nào.

Ví dụ: Mệnh ở Mão hay Dậu có Cự Cơ với Hổ Tuế Phù, thì đây là những người có năng khiếu về luật pháp, những nhà làm luật, những quan tòa hay những danh sư danh tiếng, và chắc chắn những tổ hợp luật sư sẽ là những lãnh vực kinh doanh của họ.

Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ thêm Xương Khúc, Khôi Việt, Khoa, Tấu là người có năng khiếu về văn học, nghệ thuật, cho nên khi vào đường kinh doanh thì lãnh vực hoạt động thường là những nhà xuất bản sách, báo chí, nhạc, hay phim…

Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ thêm Tả Hữu, Lộc, Hình, Y, Quang, Qúy là người kinh doanh trong y dược học. Nhỏ thì là phòng mạch, lớn thì một bệnh viện, một viện bào chế dược phẩm…

Nhưng cách Cự Cơ Mão Dậu cũng chỉ mới là giới tiểu thương, nếu muốn kinh doanh với tầm vóc lớn thì phải có thêm Song Hao mới gọi là đắc cách Chúng Thủy Triều Đông, có nghĩa là tất cả các dòng sông đều chảy về hướng Đông.

Song Hao thuộc hành Thủy, lại được hành Kim của cung Dậu tương sinh, cho nên nguồn nước sẽ được dồi dào bất tận. Trong thiên nhiên, nước là biểu tượng của tiền bạc. Song Hao lại là biểu tượng của số nhiều. Những dòng sông từ Dậu là phương Tây, chảy về Mão là phương Đông, khiến cho hành Mộc của Thiên Cơ được hưng thịnh, và đây mới đúng là tầm vóc của mẫu người kinh doanh Cự Cơ Mão Dậu. Cũng vì thế mà Mệnh an tại Mão tốt hơn ở Dậu, tốt nhất đối với những tuổi Ất, Tân, Kỷ và Bính, những tuổi này sẽ đạt phú quý một cách dễ dàng hơn những tuổi khác. Nếu Mệnh ở Dậu, thì đương số cũng là người kinh doanh mà trở nên giàu có, nhưng càng giàu thì tuổi thọ càng giảm: “Cự Cơ Dậu, thượng hóa cát dã Túng hữu tài quan, dã bất chung”

Nhưng Cự Cơ Mão Dậu đắc cách Chúng Thủy Triều Đông thì lại có người cho rằng Cự Cơ đã gặp Song Hao thì chớ nên có Hóa Lộc mà bị phá cách. Lý do quan điểm này cho rằng Hóa Lộc hành Thổ, khắc với hành thủy của Song Hao khiến cho Thiên Cơ thiếu nước. Lý luận này xét ra không được ổn vì cũng có nhiều sao khác thuộc hành Thổ như Lộc Tồn, tại sao chỉ áp dụng cho Hóa Lộc mà thôi? “Song Hao Mão Dậu ái ngộ Cự Cơ, tối hiềm Hóa Lộc”

Thật ra Song Hao ở Mão Dậu kỵ với Hóa Lộc không phải nguyên nhân chính là do sự sinh khắc của ngũ hành mà là do ý nghĩa của Song Hao mà ra. Hao là hao tốn, tiêu hao. Với ý nghĩa đó cho nên Hóa Lộc, Lộc Tồn không nên gặp Hao, nếu gặp thì khác nào mang tiền thả trôi theo dòng nước. Tóm lại, Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ Song Hao Hóa Lộc hay Lộc Tồn thì đương số cũng là ra tiền một cách dễ dàng, nhưng tiền vào tay mặt thì ra tay trái.

Đối với nữ phái, Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ là người đàn bà có tay làm ăn buôn bán, trên thương trường đương số không thua gì những đấng mày râu. Tuy nhiên, Cơ hiền lành không thể trói buộc nổi Cự với bản tánh liều lĩnh, phóng khoáng. Cự dù miếu vượng cũng có điều bất lợi cho phái nữ bởi vì Cự là cái miệng, là lời ăn tiếng nói, là khẩu thiệt thị phi, khắc khẩu, vợ chồng xa nhau thì thương nhớ, gần nhau thì cãi vã suốt ngày…Cho nên đàn bà có Cự thủ Mệnh hay Thân thì bên ngoài giỏi, tháo vát nhưng bên trong gia đạo thường vẫn có điều không ổn, ít nhiều hạnh phúc gia đình bị những đám mây đen của Cự lãng vãng đâu đó. Đó chính là nguyên nhân khiến cho Cự Môn phải mang danh là ám tinh.

Nhưng nếu dùng lăng kính của Freud mà chiếu rọi cho tận cùng, thì một phần chính cũng vì đàn bà Cự Cơ Mão Dậu có khá nhiều tham vọng và khuynh hướng tình dục rất mạnh mẽ. Với bản chất đặc biệt đó chúng ta thấy có hai mẫu người đàn bà Cự Cơ Mão Dậu:

1) Họ có thể che dấu hay dồn nén khuynh hướng tình dục của mình thành những tham vọng trên lãnh vực làm ăn kinh doanh của họ, và đây chính là con đường mà Freud gọi là “tình dục thăng hoa thành tài năng” Trong những trường hợp tương tự như thế, chúng ta mới thấy quan điểm của Freud đã được khoa Tử Vi chứng nghiệm. Thật vậy, khi xét đến những là số của những vị chân tu chúng ta đều thấy hầu hết những lá số này đều có bóng dáng của Đào Hồng hay những dâm tinh khác. Điều này không có gì nghịch lý, kẻ chân tu vốn cũng đầy đủ thất tình lục dục như mọi người, có khi còn mạnh hơn, nhưng cái hay là họ đẩy tất cả những thất tình lục dục đó vào một chữ “không” biến tình dục thành tài năng, và được như vậy họ mới quán triệt được chữ “đạo”, rồi mới hiểu được chữ “ngộ” là gì.

2) Là người có cuộc sống buông thả, phóng khoáng. Họ dùng những thành qủa, giai cấp mà họ đạt được trong xã hội đễ biện minh cho quan niệm sống của họ. Và trên thương trường, đây cũng là người đàn bà không thua sút ai, mà cả trong cuộc chơi, họ cũng là người dám bỏ ngàn vàng để mua lấy trận cười làm vui…Đó chính là mẫu người đàn bà mà chúng ta thường gọi là “đàn bà dễ có mấy ai”

(Sưu tầm) 

 
 

Nhãn: ,

BÀI 23: MẪU NGƯỜI “MỆNH TUẦN THÂN TRIỆT”

 BÀI 23: MẪU NGƯỜI “MỆNH TUẦN THÂN TRIỆT” 

CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH 

Tuần Triệt an theo hàng can của năm sinh, và đặc biệt là vị trí của Tuần Triệt nằm giữa ranh giới của hai cung chứ không tọa thủ trong một cung nào như các sao khác. Điểm đặc biệt thứ hai là vị trí đắc hãm và hành của chúng. Đây cũng là một vấn đề tranh cãi rất nhiều. Có người cho rằng Tuần thuộc hành hỏa và Triệt hành kim. Cũng có người cho rằng Tuần và Triệt đều hành thủy. Một số khác lại cho rằng Tuần và Triệt không có hành cố định, đóng ở cung nào thì mang hành của cung đó. Như vậy, lập luận này sẽ đưa đến kết qủa là Tuần Triệt có lúc chỉ có một hành trong trường hợp chúng đóng giữa hai cung Thân và Dậu đều thuộc hành kim. 

Nhưng giả sử Tuần Triệt đóng giữa hai cung Ngọ và Mùi thì Tuần Triệt phải mang hai hành Hỏa của cung Ngọ và Thổ của cung Mùi. Xét cho cùng, điều này xem ra không hợp lý lắm. Khi nói về ngũ hành, ví dụ như nói về hành của một hướng, như Đông Nam thì chúng ta nói là Mộc đới Hỏa, hoặc hành của Phượng Các là Mộc đới Thổ chứ không thấy ai nói vừa mang hành Mộc và mang hành Thổ. Chữ “đới” ở đây có nghĩa là “nghiêng về” hay “thiên về” Trong cuốn tử vi Ảo Bí của Việt Viêm Tử, tác giả cho rằng Triệt có hành Kim đới Thủy và Tuần có hành Hỏa đới Mộc.

 Về những vị trí đắc hãm của Tuần Triệt thì cũng có người cho rằng Tuần Triệt chỉ đắc địa ở Tỵ Ngọ và Thân Dậu, còn những vị trí khác đều hãm địa. Nhưng điều này cũng không hợp lý vì chúng ta biết Triệt không đóng ở Tỵ Ngọ. Và cũng theo quan điểm này thì nếu Tuần Triệt đắc địa sẽ không tác hại, còn nếu hãm địa thì sẽ tác hại. Đây là điều không hợp lý thứ hai. Sau khi nói đến ý nghĩa của hai sao Tuần Triệt dưới đây, chúng ta sẽ thấy bản chất của Tuần Triệt là như thế nào. 
Tóm lại, người viết đồng ý với quan điểm của Thái Thứ Lang, tác giả của cuốn Tử Vi Tân Biên, “hai sao Tuần Triệt không có những vị trí đắc địa hay hãm địa và cũng không thuộc một hành nào trong ngũ hành.” 
Đầu tiên chúng ta thấy rằng, chỉ với cái tên của hai sao này cũng đã nói lên rất nhiều ý nghĩa. Tuần có nghĩa là tuần tiểu, tuần phòng, canh giữ, vây hãm. Triệt là chặc đứt, phá tan, tiêu tán, làm mất hết. Từ đó, hai sao Tuần Triệt vừa đóng vai trò vừa chính vừa tà, vừa thiện vừa ác đối với các sao trong cung mà chúng trấn đóng. 
Khi nói đến ảnh hưởng của Tuần Triệt, có hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng Tuần Triệt làm đảo ngược ý nghĩa tốt xấu của tất cả những sao trong hai cung mà chúng đóng. Ví dụ: một sao đắc địa gặp Tuần Triệt thì những đặc tính tốt đẹp của sao này bị mất đi và trở nên hãm. Ngược lại nếu sao hãm địa gặp Tuần Triệt thì lại trở nên tốt đẹp giống như đắc địa. Như vậy thì uy lực của Tuần Triệt qúa lớn vì Tuần Triệt không phải chỉ ảnh hưởng lên 1 sao mà chúng ảnh hưởng lên tất cả các sao mà chúng trấn đóng. Quan điểm đảo ngược này chúng ta thấy trong một vài trường hợp đặc biệt. Ví dụ: Liêm Tham ở Tỵ, Hợi rất xấu, nhưng nếu gặp Tuần Triệt thì trở nên tốt đẹp, và được gọi là phản vi kỳ cách, đổi xấu thành tốt. 
Quan điểm thứ hai thì cho rằng Tuần Triệt không hề đảo ngược ý nghĩa của các sao trong vòng ảnh hưởng của chúng, mà chỉ giảm bớt những đặc tính tốt xấu của các sao. Theo thiển ý của người viết, quan điểm này xem ra có phần hợp lý hơn. Tỉ lệ chiết giảm của Triệt tuy rất cao nhưng cũng chưa đến mức độ 100% để có thể thay đổi hẳn bản chất của một sao nào đó. Hơn nữa, cũng có trường hợp những sao đắc địa mà gặp Tuần Triệt thì lại càng tốt hơn chứ không hề bị đảo ngược, như trường hợp Cự Cơ ở hai cung Tí Ngọ (Thạch Trung Ẩn Ngọc) là ngọc còn ẩn trong đá, nếu gặp Tuần Triệt phá vỡ cho ngọc lộ ra bên ngoài thì càng đúng cách. 
Khi nói về mẫu người Mệnh Tuần Thân Triệt hay Mệnh Triệt Thân Tuần, Thái Thứ Lang đã gián tiếp xác định mức độ ảnh hưởng của Tuần Triệt nói chung. Theo Thái Thứ Lang, người Mệnh Tuần Thân Triệt cần có Cơ Nguyệt Đồng Lương đắc địa thứ mệnh thì cuộc đời về già mới được xứng ý toại lòng. Như vậy chúng ta có thể ghi nhận một điều, đối với Tuần, thà có chính tinh đắc địa để chấp nhận mức độ tốt bị giảm bớt còn hơn là gặp chính tinh hãm địa rồi trông chờ Tuần làm cho tốt đẹp. 
Đối với người Mệnh Triệt Thân Tuần thì Thái Thứ Lang cho rằng, Mệnh cần phải Vô Chính Diệu thì lúc về già mới được xứng ý toại lòng. Như vậy chúng ta thấy rằng, ảnh hưởng của của Tirệt mạnh mẽ hơn Tuần nhiều, cho nên cung Mệnh thà không có chính tinh vẫn còn tốt hơn có chính tinh, dù đắc hay hãm địa. 
Trên thực tế chúng ta thấy hai sao Tuần Triệt không có uy lực để thay trắng đổi đen một cách hoàn toàn, chẳng hạn, một người có Thái Dương đắc địa thủ Mệnh gặp Tuần Triệt thì bản tính của người này không thể trở thành giống bản tính của người có Địa Kiếp thủ Mệnh được. Nói một cách khác, Tuần Triệt chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ trên lãnh vực công danh, sự nghiệp của đương số chứ không triệt tiêu được bản chất lương thiện của một Thái Dương vốn đã đắc địa. 
Ngoài ra, ảnh hưởng của Tuần Triệt ở mức độ nào còn tùy thuộc vào ý nghĩa của mỗi sao, hay ý nghĩa của một cách do nhiều sao hợp lại, chứ không hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn như sao Thiên Hình, Thiên Mã, Thiên Tướng, Tướng Quân…dù đắc hay hãm cũng tối kỵ Tuần Triệt hơn các sao khác bởi vì kiếm gãy, ngựa què, tướng mất đầu…thì tất nhiên là vô dụng. Tương tự, Thất Sát ở Dần thân là người anh hùng một mình một kiếm, nhất hô bá ứng, nhưng gặp Triệt lại trở thành anh hùng gãy kiếm. Tuy vậy, cũng có những trường hợp đặc biệt, ví dụ như hai sao Cự Cơ ở Tí Ngọ như chúng ta đã nói ở trên. Vì ý nghĩa của cách Thạch Trung Ẩn Ngọc cho nên Tuần Triệt lại rất cần thiết. 
Chúng ta vừa nói đến ảnh hưởng của Tuần Triệt trên các sao, còn ảnh hưởng của Tuần Triệt trên các cung thì như thế nào? Có phải sự ảnh hưởng của Tuần Triệt trên hai cung mà chúng trấn đóng đều như nhau? Điều này chúng ta cũng có hai quan điểm: 
1) Ảnh hưởng của Tuần Triệt trên mỗi cung nặng hay nhẹ còn tùy thuộc đương số là Dương Nam, Âm Nữ hay là Âm Nam, Dương Nữ. Nói một cách khác là theo chiều của vòng đại hạn của mỗi lá số. Ví dụ: Lá số có vòng đại hạn đi theo chiều thuận, có nghĩa là từ cung Mệnh rồi qua Phụ Mẫu, Phúc v.v… Và nếu Triệt đóng giữa cung Mệnh và cung Bào, như vậy chúng ta nói là Triệt chặn đầu cung Bào và vuốt đuôi cung Mệnh. Khi nói Triệt chặn đầu một cung nào thì ảnh hưởng của Triệt ở cung đó sẽ mạnh hơn đối với cung mà Triệt vuốt đuôi, và tỉ lệ ảnh hưởng được xác định cũng theo nguyên tắc Âm Dương: 
Dương hành tam thất (3/7) 
Âm quy nhị bát (2/8) 
Như vậy, nếu theo chiều thuận của vòng đại hạn thì cung nào bị Tuần Triệt chận đầu sẽ chịu ảnh hưởng 7 phần, nếu đi ngược sẽ chịu ảnh hưởng 8 phần và tương tự các cung xung chiếu hay tam hợp chiếu với các cung có Tuần Triệt đóng cũng chịu ảnh hưởng nặng nhẹ theo nguyên tắc này. 
2) Ảnh hưởng của Tuần Triệt phân phối đều trên hai cung mà chúng trấn đóng chứ không có cung nào nặng hơn cung nào như ý nghĩa của quan điểm thứ nhất. Người viết đồng ý với quan điểm thứ hai vì chúng ta thấy rằng ảnh hưởng của Tuần Triệt chỉ khác nhau trên các cung có chính tinh mà thôi. Thường những cung có chính tinh không nên gặp Tuần Triệt. Trái lại, những cung nào Vô Chính Diệu thì lại rất cần có Tuần Triệt . Trong trường hợp này Tuần Triệt đóng vai trò của một người giám hộ để bảo vệ cho một gia đình không có gia chủ. Từ đó, chúng ta rút ra một hệ luận là ảnh hưởng của Tuần Triệt đối với chính tinh có tầm quan trọng hơn đối với các phụ tinh. 
Ngoài ra, Tuần Triệt đôi lúc còn đóng hai vai trò khác nhau, một thiện, một ác. Chẳng hạn nếu ba cung tam hợp, gọi là tam phương, bị nhiều sát tinh thủ hay hợp chiếu mà được Triệt đóng thì mọi sự hung hiểm cũng giảm đi rất nhiều. Ngược lại, bốn cung Mệnh, tài Quan, Di, gọi là Tứ Chính, dù có đắc cách tới đâu nhưng đã gặp Tuần thì cũng xem như bị phá hết: “Tam phương vô sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng. Tứ chính giao phù kỵ, nhất không chi trực phá.” 
Và trên đây chúng ta mới nói đến vùng ảnh hưởng của Tuần Triệt, còn thời gian ảnh hưởng của hai sao này thì như thế nào? Thường có người cho rằng Triệt ảnh hưởng 30 năm đầu của cuộc đời, Tuần ảnh hưởng 30 năm sau của cuộc đời. Theo thiển ý của cá nhân, Triệt ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong khoảng tiền vận, rồi từ yếu dần ở trung vận và hậu vận. Ảnh hưởng của Tuần thì không có khoảng thời gian nào mạnh hay yếu, cứ ở mức trung bình, đều đặn và bền bỉ từ tiền vận cho đến hậu vận.
Trường hợp cung Mệnh có Triệt thì ảnh hưởng của Triệt sẽ như thế nào? Cung Mệnh cũng như các cung khác thông thường có đủ sao xấu và tốt xen lẫn nhau. Có sao đắc địa, có sao hãm địa. Đối với những sao tốt đắc địa thủ Mệnh, đương số sẽ gặp sự bất lợi vì Triệt sẽ làm giảm bớt những ý nghĩa tốt đẹp của các sao này. Sự bất lợi sẽ xảy ra trong thời ky tiền vận của đương số, và sau đó, khi uy lực của Triệt yếu dần thì sự tốt đẹp của các sao tốt sẽ được phục hồi ở một mức độ nào đó mà thôi chứ không thể nào được 100% như trường hợp không bị Triệt. 
Ngược lại, trong khoảng tiền vận thì đương số lại được một lợi điểm là, giả sử, nếu có những hung tinh hay sát tinh thủ mệnh, thì nhờ ảnh hưởng của Triệt mà đương số tránh được phần nào những điều không tốt do các hung sát tinh gây nên. Nhưng từ trung vận trở lên, khi Triệt yếu dần, không còn đủ uy lực để trói buộc hung sát tinh nữa, và sự tốt xấu lúc đó chỉ còn tùy thuộc vào công lực của các sao tốt và sao xấu, bên nào mạnh thì chế ngự được bên đó. 
Triệt đóng tại Mệnh (giữa mệnh và phụ mẫu) thì tiền vận lao đao lận đận và dễ gặp hoàn cảnh mồ côi sớm, Trường hợp Triệt đóng tại cung Thân thì ảnh hưởng của Triệt không có gì đáng kể vì uy lực của Triệt mất dần trong khoảng trung vận và hậu vận, có thể xem Triệt như một áng mây, gây rắc rối trở ngại cho đương số những lúc khởi sự một việc gì mới mà thôi. 
Trường hợp cung Mệnh có Tuần đóng thì tất cả những gì tốt đẹp do các sao tốt mang đến, cũng như những hung họa do hung sát tinh gây ra cho đương số đều giảm xuống ở mức trung bình, và muốn biết cuộc đời của đương số thế nào trong khoảng tiền vận thì chúng ta phải đặt cả tốt và xấu lên bàn cân. Thường người ta cho rằng Mệnh ứng với tiền vận, nhưng thật ra Mệnh vẫn là cái gốc của đời người, cho nên sau tiền vận, Mệnh vẫn còn ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. Như vậy, khi Tuần đóng ở Mệnh, thì sau khoảng thời gian của tiền vận những mức độ tốt hay xấu của cung Mệnh do Tuần chi phối vẫn còn âm hưởng. 
Nếu Tuần đóng tại cung Thân thì vấn đề tốt hay xấu cũng tương tự như trên. Nếu có khác thì trong trường hợp này là Tuần chỉ chi phối trong khoảng thời gian trung vận và hậu vận mà thôi. 
Nếu cả Tuần và Triệt cùng đóng ở cung Mệnh hay cung Thân thì thế nào? Điều này cũng có hai ý kiến khác nhau. 
1. Một số cho rằng khi Tuần Triệt gặp nhau thì sẽ tự hoá giải cho nhau và hai cung đó xem như không có mặt của Tuần Triệt nữa. Điều này xét ra không hợp lý lắm bởi vì khoa Tử vi không có những sao nào cùng nhóm lại triệt tiêu nhau. Những sao cùng nhóm luôn hỗ trợ cho nhau, tốt thì tốt thêm, xấu thì xấu hơn. Chẳng hạn như Nhật Nguyệt gặp Xương Khúc, hay hủy hại nặng nề khi Không Kiếp gặp thêm Hỏa Linh. Chỉ có những sao khác nhóm mới khắc chế nhau như Thiên Hình khắc chế và làm giảm đi sự lẳng lơ của Đào Hoa. 
2. Mệnh có cả Tuần Triệt như một nhà tù có hai ông cai ngục. Ông chính là Triệt, ông phụ là Tuần. Hết khoảng thời gian của tiền vận khi Triệt về hưu thì cũng còn ông Tuần cai quản, chứ không hề nhà giam được bỏ ngỏ. 
Sau hết, trường hợp chúng ta muốn nói ở đây là những lá số có Tuần đóng ở Mệnh và Triệt đóng ở Thân mà chúng ta thường nghe là mẫu người Mệnh Tuần Thân Triệt, hay trường hợp Mệnh Triệt Thân Tuần, thì cuộc dời của hai mẫu người này như thế nào? 
Để có câu trả lời, cách tốt nhất là chúng ta để lên bàn cân từng phần một rồi cộng trừ các số thành với nhau để có đáp số cuối cùng. Mệnh có Tuần đóng, nếu Mệnh tốt thì mức độ chiết giảm do Tuần gây ra tương đối nhẹ nhàng, còn nếu cung Mệnh xấu, thì sự cứu vãn của Tuần cũng không được bao nhiêu. Những hung sát tinh cũng như những đúa con phá gia chi tử trong một gia đình bất hạnh. Họa chăng chỉ có người cha là triệt còn đủ uy lực để chế ngự, chứ còn mẹ Tuần thì không đủ sức. 
Qua trung vận và hậu vận thì ứng vào cung Thân. Nếu cung Thân tốt mà có Triệt đóng thì cũng không gây ảnh hưởng gì đáng kể, có chăng chỉ là những trở ngại gây rắc rối lúc ban đầu mà thôi. Trường hợp nếu cung Thân xấu thì Triệt ở đây cũng như người nộm dùng để dọa chim chứ không có năng lực gì đáng kể. Như vậy, nếu người Mệnh Tuần Thân Triệt mà có cung Thân tốt đẹp thì về già cuộc đời cũng đạt được nhiều mãn nguyện. 
Trường hợp đối với những người Mệnh Triệt Thân Tuần thì cũng tương tự. Mức độ tốt xấu của cung Mệnh sẽ bị chiết giảm nhiều hơn, và sự ảnh hưởng này chỉ xảy ra trong khoảng tiền vận mà thôi. Rồi từ đó cho đến hết cuộc đời, ảnh hưởng của sự tốt xấu trên cung Thân chỉ ở mức độ ôn hoà. Như vậy đối với mẫu người Mệnh Triệt Thân Tuần thì thời gian thử thách nhất là thời thanh xuân, sau đó, nếu cung Thân tốt đẹp thì cuộc đời tương đối cũng được bình ổn. 
Người Mệnh Thân Tuần Triệt, nếu cung Mệnh hay cung Thân Vô Chính Diệu mà có Tuần hay Triệt đóng thì tốt hơn. Hoặc là cung Mệnh vừa có cả Tuần lẫn Triệt vừa thêm hai sao Thiên Không và Địa Không, tùy theo có bao nhiêu sao Không, chúng ta gọi là cách Mệnh Vô Chính Diệu đắc nhị không, tam không hay tứ không, đều là những cách hoạch phát. Hoặc là nếu Tuần Triệt đóng tại Mệnh hay Thân mà hai cung này Vô Chính Diệu lại được Nhật Nguyệt hợp chiếu thì cũng rất tốt đẹp. 
Tuần Triệt là hai sao đặc biệt nhất và là đề tài tranh luận. Tùy theo kinh nghiệm thực tiễn mà mỗi người tự chọn cho mình một quan điểm riêng. Dù sao, khi nói đến Tuần Triệt, chúng ta đều thấy ảnh hưởng tốt xấu của hai sao này trên một lá số nào đó không phải là điều đơn giản. Như một người bị chứng đau nhức phải uống thuốc giảm đau, uống thuốc giảm đau nhiều thì lại sinh ra đau bao tử, uống thuốc chữa bệnh đau bao tử nhiều thì lại sinh ra chứng bất lực.. Ảnh hưởng của Tuần Triệt cũng tương tự như vậy, giúp ta bên này thì phá bên kia, và có lẽ cái thâm sâu của khoa Tử Vi là ở chổ đó.

(Sưu tầm)

 

 
1 bình luận

Posted by trên 01.11.2011 in Tử vi

 

Nhãn: ,

BÀI 22: MẪU NGƯỜI “NHẬT TRẦM THỦY BỂ”

BÀI 22: MẪU NGƯỜI “NHẬT TRẦM THỦY BỂ”

– CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH

Khi phác họa về mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm, chúng ta đã nêu rõ những đặc tính của sao Thái Dương trong một vài vị trí đặc biệt. Ở đây, chúng ta chỉ nhắc lại những đặc tính của Thái Dương trong những vị trí tốt đẹp trước khi nói đến Thái Dương sẽ như thế nào ở vào các vị trí hãm địa. 
Thái Dương thuộc Nam Đẩu tinh, hành Hỏa, miếu ở hai cung Tỵ Ngọ, tức là mặt trời lúc giữa trưa và vượng địa ở hai cung Dần Mão, là lúc mặt trời lúc bình minh. Ở 4 vị trí này, Thái Dương chủ sự thông minh, lòng nhân đức, Tài và uy quyền. Thái Dương hợp với những người Dương Nam, Dương Nữ và những người sinh vào ban ngày. Ngoài những vị trí miếu vượng vừa nêu trên, hai cung Sửu Mùi cũng là hai vị trí đắc địa của Thái Dương, mặc dù đó là thời gian đã là giao điểm giữa đêm và ngày.

 Như vậy sáu cung còn lại từ cung Thân đến cung Tí là những vị trí hãm địa của Thái Dương, là thời điểm của bóng đêm, mặt trời không ánh sáng. Trong sáu cung hãm địa này, Thái Dương có hai vị trí khá đặc biệt là cung Tí và Hợi, khoa Tử Vi gọi là cách Nhật Trầm Thủy Bể), nghĩa là mặt trời chìm xuống đáy nước. Tuy vậy, nhưng ít nhiều mặt trời vẫn còn giữ được ánh quang huy, vẫn còn giá trị của một vầng Thái Dương. 
Người có Thái Dương thủ Mệnh tại hai cung Tí Hợi là người hiền lương rộng lượng, có lòng nhân từ với mọi người nhưng đôi lúc tính tình cũng hơi cố chấp, có lẽ vì lúc nào cũng đối xử tốt đẹp với mọi người, cho nên nghĩ rằng người khác cũng sẽ đối xử với mình như vậy. Là người thông minh, tuy nhiên không được bền chí, làm việc gì cũng muốn nhanh chóng, gặp trở ngại thì dễ dàng nản lòng, bỏ cuộc. tính khí thanh cao, thích sự tao nhã, thích cuộc sống an nhàn, đặc biệt là có năng khiếu về thẩm mỹ, văn chương và nghệ thuật. 
Mẫu người Nhật Trầm Thủy Bể từ nhỏ đã có nhiều bệnh tật. Đáng kể nhất là những bệnh về mắt, bệnh về máu huyết như áp huyết cao, thần kinh dễ bị suy yếu, hay bị chứng đau đầu kinh niên. Nếu muốn qua khỏi bệnh tật này, lúc trẻ phải sống xa gia đình hoặc xa quê hương càng tốt. Được như vậy thì sức khỏe sẽ ngày một khá hơn và tuổi thọ cũng kéo dài hơn. Tuy nhiên vẫn phải thận trọng với đôi mắt của mình, nếu trong người hay tay chân không bị khuyết tật gì bẩm sinh, và nếu có thêm nhưng sao như Kình Đà, Thiên Hình, Kiếp Sát thì mắt có thể bị vật nhọn đâm vào hay phải chịu sự mổ xẻ. 
Nói về đường công danh sự nghiệp thì mẫu người Nhật Trầm Thủy Bể là những người có khả năng thiên phú, nổi bật nhất là trong lãnh vực văn học, nghệ thuật. 
Nhưng oái oăm thay, tài năng của họ cũng như mặt trời chìm sâu đáy nước cho nên hầu hết họ là những ngưới bất đắc chí. Trong cuộc sống, trong công việc, hoặc trong những môi trường sinh hoạt hàng ngày họ thường gặp phải những hoàn cảnh khiến cho họ không thể thi thố hết tài năng của mình được. Đây cũng là trường hợp những người mang khả năng tâm huyết đạt thành qủa, nhưng thành qủa đó lại do người khác hưởng chứ người đời không biết đến mình. Chẳng hạn như những người chuyên dự thảo chương trình, kế hoạch, tham mưu, cố vấn, các chuyên viên, các khoa học gia âm thầm làm việc trong những phòng thí nghiệm v.v… 
Nhật Trầm Thủy Bể dù nam hay nữ cũng là những người khéo tay và có khiếu về thẩm mỹ. Họ xuất sắc trong những lãnh vực như nấu ăn, trang điểm, thêu thùa, trang trí nhà cửa… Nếu có thêm những sao về văn học như Thái Âm, Xương Khúc, Khôi Việt, Đào Hồng Hỷ… hợp chiếu thì họ là những nghệ sĩ có thực tài nhưng vì hoàn cảnh mà tài năng phải bị mai một, hoặc là tác phẩm của họ chỉ được người đời biết đến khi họ đã khuất. Và những trường hợp mà chúng ta vẫn thường thấy là đôi lúc tên tuổi của một ca sĩ, một diễn viên trên sân khấu, màn ảnh… lại được nhiều người biết đến và hâm mộ hơn là những nhạc sĩ, người soạn tuồng, đạo diễn. Cũng như những tác phẩm nổi tiếng, những hồi ký của một chính khách, một nhân vật nào đó, thường vẫn do một người khác viết dùm (người Mỹ gọi là Ghost Writer). Đó là ý nghĩa của mặt trời chìm đáy nước.

Riêng với nữ mệnh, Thái Dương ở Tí Hợi là người có nhan sắc nhưng nét mặt lúc nào cũng phảng phất một nét buồn bởi có câu “Nhật lạc nhàn cung, sắc thiểu xuân dung.” Tính tình đa sầu đa cảm, tâm địa hiền thục thanh cao và có thể nói bốn chữ công dung ngôn hạnh đều hội đủ. Họ thường hợp và sống gần với cha hơn mẹ, nhưng cũng vì Thái Dương hãm, cho nên khi lập gia đình thì lại khắc chồng, chuyện tình duyên buồn nhiều hơn vui. 
Nói chung, Thái Dương dù hãm nhưng nếu không gặp những hung tinh hay ám tinh thì cuộc đời cũng đủ ăn đủ mặc. Nếu may mắn được những sao tốt đi kèm, hoặc được Tuần Triệt án ngữ thì hậu vận cũng có một cuộc sống an nhàn sung sướng. Người Thái Dương hãm địa thủ mệnh thiếu thời thường gặp những nghịch cảnh để rồi lúc nào cũng phải phấn đấu, chỉ khi về già thì cuộc sống mới có phần toại nguyện. 
Nhưng đặc biệt với những người tuổi Bính và tuổi Đinh thì lại rất hợp với Thái Dương tại cung Tí, cuộc đời vẫn được giàu sang phú qúy: “Thái Dương cư tí, Bính Đinh phú qúy trung lương.” Với các tuổi khác, tuy là có tài năng, nhưng suốt đời chỉ gặp toàn là những cảnh bất đắc chí, cũng giống như nhà thơ Tú Xương hay Cao Bá Quát mà thôi.

(Sưu tầm)

 

 
1 bình luận

Posted by trên 28.10.2011 in Tử vi

 

Nhãn: , ,

BÀI 21: MẪU NGƯỜI “LƯNG TRỜI GÃY CÁNH”

BÀI 21: MẪU NGƯỜI “LƯNG TRỜI GÃY CÁNH”

CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH 

Trong Tử Vi, người ta ít chú trọng đến sao Thiên Không, một phụ tinh nhỏ xếp vào hàng em út so với đại sát tinh Không Kiếp mà chúng đã đề cập trong chương trước, nhưng rất đáng lưu ý khi giải đoán nhất là lúc xem hạn. Ngoài những ý nghĩa căn bản và đơn giản của một ác tinh, Thiên Không còn mang nhiều sắc thái đối nghịch nhau rất lý thú mà chúng ta phải cân nhắc thận trọng khi giải đoán một lá số có Thiên Không thủ Mệnh để khỏi đi đến những kết luận sai lầm đáng tiếc. 
 Thiên Không thuộc hành Hỏa, đắc địa ở Dần, Thân, Tỵ, Hợi và đó cũng là nơi đắc địa của Không Kiếp, cho nên tại những vị trí này, Thiên Không sẽ có uy lực không kém gì Không Kiếp, và cũng như các đàn anh, Thiên Không chủ sự phá tán, thất bại, gãy đổ nửa chừng. Người có Thiên Không hãm địa thủ mệnh thì tính xảo quyệt, chuyên dùng sự gian dối, thủ đoạn để ăn ở với người, để mưu sự với đời, nhưng rốt cuộc cũng không làm được việc gì ngoài những trò tiểu xảo hầu thủ lợi cho cá nhân mình, nhưng chung cuộc thì cũng tự hại mình mà thôi.

Người có Thiên Không đắc địa thủ mệnh tính tình táo bạo, thăng trầm, túc trí đa mưu, thích toan tính những chuyện lớn lao, nhưng nếu không có những sao chế giải thì từ anh hùng trở thành gian hùng dễ như trở bàn tay. Bởi vậy, như đã nói ở trên, ý nghĩa lý thú của Thiên Không là chúng ta có thể ví người Thiên Không là người “nhị trùng bản ngã”. Trong con người Thiên Không có một người thiện, một người ác, có chính, có tà…Một lá số với cách cục tốt đẹp nào đó khiến chúng ta kết luận đương số là anh hùng, nhưng cẩn thận, anh hùng có thể là gian hùng nếu có thêm Thiên Không đồng thủ mệnh. 
Cái bản ngã thứ nhì của Thiên Không hiểu theo triết lý nhà Phật thì Thiên Không còn có ý nghĩa “sắc sắc không không” Cho nên, người có Thiên Không đắc địa thủ mệnh gần giống với mẫu người Tử Tham Mão Dậu, bẩm sinh từ lúc còn trẻ đã có khuynh hướng yếm thế, có những ý nghĩ và cuộc sống gần gũi với tôn giáo. Cái khổ của người Thiên Không là sự dằn vặt trong nội tâm bởi hai cánh tay của Thiên Không, một thiện một ác, một chánh một tà, một đời một đạo, lôi kéo, giằng co cả cuộc đời: Mệnh tọa Thiên Không định xuất gia, có nghĩa là người Thiên Không thủ mệnh lòng chỉ muốn xa lánh cõi đời, nhưng thực hiện được hay không đớ còn tùy thuộc vào những sao phối hợp mà chúng ta đề cập sao đây. 
Với lá số Thiên Không lại càng nên thận trọng hơn đối với hai sao Đào Hồng, là biểu tượng cho sắc đẹp, nghệ thuật và nhất là nữ. Có nhiều sách cho rằng Thiên Không thủ mệnh gặp Đào Hoa, dù nam hay nữ, cũng là những người có khả năng quyến rũ người khác phái bằng những ngón nghề riêng của mình. Theo thiển ý của người viết, chúng ta phải phân biệt hai trường hợp. 
1) Đối với nam, Thiên Không biểu tượng cho bản chất của đương số, và Đào Hoa là đối tượng đeo đuổi. Cho nên nam phái có Thiên Không và Đào Hoa ở mệnh là người đào hoa và biết dùng những ưu điểm trời phú cho mình như nhân dáng, lời ăn, tiếng nói ngọt ngào, địa vị, quyền thế..v.v…Nói chung là dùng mọi khả năng quyến rũ của mình dễ lợi dụng đàn bà vào một mục đích nào đó. Nếu gặp thêm những sao như Phục Binh, Quan Phù, Quan Phủ… thì mức độ lợi dụng sẽ đi đến chuyện dụ dỗ, lừa gạt, phản bội một cách trắng trợn. 
2) Đối với nữ, Đào Hoa là biểu tượng chính của đương số, là cánh hoa biết nói, còn Thiên Không là lửa trên trời. Đào Hoa gặp lửa thì làm sao không khô héo? Bởi vậy, nữ phái gặp cách này là người có nhan sắc nhưng lại không có duyên. Chữ duyên ở đây bao hàm cả hai ý nghĩa: Sự duyên dáng và duyên phận. Chúng ta thường thấy những người đàn bà có sắc đẹp bên ngoài nhưng khi tiếp xúc thì không tìm thấy một nét hấp dẫn nào qua tính tình hay nội tâm. Hữu sắc vô hương, vì vậy mà Đào Hoa ngộ Thiên Không thì duyên kiếp phải bẽ bàng, chứ không hẳn có sức quyến rũ nam phái. 
Và tương tự, Mệnh có Thiên Không, Hồng Loan là người có tư cách thanh cao, thích an nhàn, ẩn dật, và khuynh hướng xa lánh trần tục rất rõ ràng. Hai chữ “không hồng” với quan niện triết lý của nhà Phật, phải chăng là không vướng bụi hồng trần? 
Một ý nghĩa đáng kể mà chúng ta đã nói ở trên là sự thất bại, sự đổ gãy nửa chừng của người có Thiên Không thủ mệnh. Sự gãy đổ này có thể xảy ra trên mọi lãnh vực từ công danh, sự nghiệp cho đến chuyện tình cảm gia đạo v.v…Bởi vậy, chúng ta có thể gọi người Thiên Không thủ Mệnh là mẫu người Bán Thiên Triết Sỉ (Lưng Trời Gãy Cánh). 
Người có cách Tham Vũ Đồng Hành là người làm nên sự nghiệp từ thương trường. Nhưng nếu mệnh có Thiên Không thì chắc chắn thì đương số ít nhất cũng phải một lần thất bại đau thương rồi mới làm nên sự nghiệp. Tùy theo mỗi lá số, có người đổ vỡ trên đường công danh, có người gãy đổ trên đường tình ái… Và cho đến việc tu hành cũng không phải là con đường nhẹ nhàng đối với những người đã có lòng thoát tục. Cho nên cuối cùng họ đành chấp nhận cuộc sống nửa đời nửa đạo, hoặc là bỏ đạo trở lại với đời. 
Chúng ta cũng thấy rất rõ đặc tính lưng trời gãy cánh khi Thiên Không nhập hạn. Một tay chọc trời khuấy nước như Hạng Võ mà hạn gặp Thiên Không cũng đành phải mất nước, biệt Ngu Cơ và tự vẫn bên dòng Ô Giang. Hạn gặp Thiên Không thì tốt nhất là khoanh tay ngồi yên, chớ mưu tính chuyện gì cho tốn công phí sức. Dù có mưu cầu toan tính tới đâu thì chung cuộc cũng chỉ là đầu voi đuôi chuột mà thôi. Nếu gặp hạn xấu thì kết quả có thể còn tệ hại hơn, kể cả chuyện tán gia bại sản hay gia đình ly tán.
Tác hại của Thiên Không sẽ nhẹ nhàng hơn đối với những người Vô Chính Diệu vì Mệnh của họ vốn đã là “không” nếu gặp thêm không nữa thì cũng không gì đáng ngại. Nhật Nguyệt thủ mệnh không sợ Thiên Không vi hai vầng nhật nguyệt lại càng sáng dưới bầu trời không gợn áng mây. 
Cuối cùng, một đặc điểm oái oăm khác của mẫu người Thiên Không là cho dù hôm nay có làm nên công danh sự nghiệp, có quyền cao chức trọng, thì cũng nên hiểu rằng chung cuộc của mình rồi cũng hai bàn tay trắng mà thôi.
(Sưu tầm)

 
1 bình luận

Posted by trên 22.10.2011 in Tử vi

 

Nhãn: ,

BÀI 20: MẪU NGƯỜI “BẠCH THỦ THÀNH GIA”

BÀI 20: MẪU NGƯỜI “BẠCH THỦ THÀNH GIA”

CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH

Trong Tử Vi, nên lưu ý là không phải chỉ những chính tình như Tử Vi, Thiên Phủ, Liêm trinh, Thất Sát v.v… mới là những sao làm nên chuyện lớn. Đối với những phụ tinh, nếu ở đúng cách, đúng chỗ thì vẫn giúp đương số làm nên sự nghiệp một cách dễ dàng. Đó chính là trường hợp của sao Kình Dương mà khoa Tử Vi thường gọi là cách Kình Dương Độc Thủ, hay còn gọi là mẫu người Bạch Thủ Thành Gia, có nghĩa là tay trắng làm nên sự nghiệp.

Kình Dương thuộc nhóm Bắc đẩu tinh, hành Kim, có tên là Dương Nhẫn, chủ về sát phạt và hình khắc. Kinh Dương đắc địa ở tứ mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi). Người có Kình Dương đắc địa tọa thủ tại Mệnh thì thân hình cao và gầy, mặt xương, tánh qủa quyết, can đảm, dũng mãnh, thích phiêu lưu mạo hiểm, làm việc gì cũng muốn mau chóng. Là người túc trí đa mưu, đa tài, đa năng và có lẽ vì vậy mà cái “tôi” rất lớn, dù cho có giữ sự khiêm cung nhưng cũng khó có thể che giấu được nét kiêu căng tự phụ vốn sẳn là bản chất. Bởi những đặc tính vừa nêu trên, người có Kình Dương thủ Mệnh rất thích hợp với võ nghiệp hoặc các ngành kinh doanh về kỹ nghệ. Nam phái, Mệnh có Kình Dương đi kèm với bộ sao Sát Phá Liêm Tham thì dễ làm nên sự nghiệp trên chiến trường. Nhưng nếu Kình gặp thêm Linh Hỏa và Kiếp Sát thì đây cũng là cách sinh nghề tử nghiệp, khó tránh được chuyện phơi thây ngoài chiến địa. Như chúng ta có nói, Tham Vũ đồng hành ở tứ mộ là mẫu người của thương trường, nhưng nếu gặp thêm Kình Dương thì đấy lại là người nghiêng về quân đội, là những quân nhân rất gan dạ và cũng là cấp chỉ huy có khả năng trong lãnh vực tham mưu, chiến lược.

Nếu Kình Dương hãm địa thủ Mệnh mà không có những sao tốt đi kèm thì cho dù nam hay nữ, tánh tình cũng rất hung bạo, liều lĩnh, nông nổi, bướng bỉnh, ương ngạnh, xảo trá. Cuộc đời chỉ gặp toàn là những tai họa, bệnh tật, và dễ dính dáng đến chuyện tù tội.

Kình Dương hãm ở Mệnh cũng là người khéo tay, có năng khiếu về nghành thủ công. Nếu Kình hãm đi cùng với những sao biểu tượng cho nghệ thuật như Nhật Nguyệt, Xương Khúc v.v… đây là những nghệ nhân trong các lãnh vực như điêu khắc, hội họa, trang trí nhà cửa, làm nữ trang… Nhưng dù đắc hay hãm địa, người có Kình Dương thủ Mệnh, nếu không có những sao chế giải, là người chủ trương sống ở đời “vô độc bất trượng Phối” Đối với họ, cứu cách mới quan trọng, không cần phải câu nệ đến phương tiện.

Ngoài 4 vị trí tốt đẹp của Kình Dương là tứ mộ, Kình Dương cũng có nhiều ý nghĩa đáng kể tại một vài vị trí khác như Tí Ngọ và Mão Dậu. Tại 4 cung này, nếu không có những sao tốt chế giải thì Kình Dương chủ sự bệnh tật, tai họa và chết yểu. Tuy nhiên, đặc biệt tại cung Ngọ, Kình Dương đóng một vai trò hai mặt tốt và xấu. Kình Dương tọa thủ tại Ngọ là cách Mã Đầu Đới Kiếm, kiếm treo đầu ngựa, là kẻ anh hùng lập công trên lưng và chết cũng trên lưng ngựa. Kình tại Ngọ, gặp được những sao tốt đẹp tọa thủ đồng cung như Thiên Đồng, Thái Âm, hay Khoa Quyền Lộc…thì đây là cách phát về võ nghiệp, là số của những bậc danh tướng, công trạng hiển hách, thường được bổ nhậm trấn giữ biên cương. Nhưng với cách này, trong cái tốt luôn ẩn tàng những điều bất hạnh. Lưỡi kiếm Kình Dương giúp anh hùng tạo nên sự nghiệp, và cũng chính lưỡi kiếm oan nghiệt này đã giữ đúng định luật khắc khe của tạo hóa: Đó chính là số của Quan Vân Trường thời Tam Quốc. Cách Mã Đầu Đới Kiếm đã đưa đến cái chết bi thảm của một đấng anh hùng.

Ngoài ra hai cung Dần, Thân cũng không phải là vị trí tốt lành cho Kình Dương. Tại hai cung này. Kình Dương chỉ sự bệnh tật tai họa, thất bại… Nói chung, Mệnh ở Dần, Thân có Kình Dương thì cuộc đời có thể diễn tả trong bốn chữ “tay làm hàm nhai” tệ hại nhất đối với người tuổi Giáp và Mậu, dù cho có may mắn được thừa hưởng di sản của ông bà, cha mẹ thì cũng phá tán hết tổ nghiệp mà thôi. Tuy nhiên, nếu Mệnh ở Dần, Thân có Kình, được những sao tốt khác cùng tọa thủ thì cuộc đời sẽ được cơm no áo ấm nhờ bẩm sinh có năng khiếu về nghề thủ công. Nếu có thêm những sao chế giải bớt sự phá hoại của Kình thì vào trung hay hậu vận có thể sẽ trở mình thành đại phú bởi một ngành thủ công nào đó như dệt, kim hoàn, điêu khắc v.v…

Như vậy chúng ta thấy rằng, trong 12 cung, chỉ có 4 cung tứ mộ là đất dụng võ của Kình. Đối với nam, Mệnh an tứ mộ có Kình với những sao tốt đẹp là phát về võ nghiệp. Nhưng nếu ở tứ mộ, Kình gặp Tử Phủ thì lại phát về kinh thương. Với những cách vừa nêu trên mà gặp những người có các tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì có sự ứng hợp, nên mức độ tốt đẹp được tăng lên gấp bội, và khoa Tử Vi gọi là cách kình Dương Nhập Miếu.

Đối với Nữ, Mệnh tại tứ mộ có Kình là người đàn bà đảm đang, hành xử ngoài đời không thua gì đấng mày râu, là người dám nói, dám làm. Có thể nói đây là mẫu người đàn bà làm quan cho chồng. Điều này không phải chỉ ảnh hưởng của một Kình đắc địa mà chúng ta phải nhớ rằng, đàn bà có Mệnh an ở tứ mộ là người rất thông minh, sắc sảo, ít nhất là trong một lãnh vực nào đó.

Bởi vậy, nữ phái, Mệnh ở tứ mộ có Kình, cùng với những sao tốt đẹp là người đàn bà “vượng Phối ích Tử” chỉ nên hiểu theo ý nghĩa của một người đàn bà đảm đang, có khả năng từ hai bàn tay trắng tự mình, hay giúp chồng tạo dựng sự nghiệp. Còn trên những khía cạnh khác vấn đề tình cảm, sự tâm đầu ý hợp giữa hai vợ chồng… chắc chắn không nhiều thì ít cũng khó tránh khỏi sự xung khắc trong gia đạo. Điều này chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn trong trường hợp Kình tọa thủ đồng cung với Nhật Nguyệt, là hai sao biểu tượng cho vợ chồng, thì ý nghĩa lúc đó sẽ ngược lại, nam thì khắc vợ, gái thì lúc trẻ cao số, lập gia đình thì khắc chồng, sát chồng. Từ đó, chúng ta cũng thấy thêm một điều nữa là Nhật Nguyệt không sợ Không Kiếp mà chỉ sợ Kình Đà. Trong một lá số, Nhật Nguyệt dù miếu vượng mà gặp phải Kình Đà thì sớm muộn gì cũng sẽ đau khổ, bệnh tật về mắt, vợ chồng xung khắc, và nếu không có những sao hóa giải, nhẹ thì sinh ly, nặng thì tử biệt.

Tóm lại cách Kình Độc Thủ trong một lá số tương đối tốt đẹp sẽ giúp đạt được công danh sự nghiệp. Cuộc đời của người có Kình thủ Mệnh là con đường đầy chông gai. Sự thành công của họ là từ hai bàn tay trắng, bằng sức phấn đấu cũng như khả năng của chính bản thân. Cho nên lúc thiếu thời thường gian nan vất vả, cho đến trung vận hay hậu vận thì mới được công thành doanh toại. hai bàn tay trắng mà thôi

(Sưu tầm) 

 
 

Nhãn: , ,

BÀI 19: MẪU NGƯỜI “TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ”

BÀI 19: MẪU NGƯỜI “TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ”

CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH

Cầm đầu trong nhóm hung tinh là Địa Không và Địa Kiếp (Không Kiếp). Khi Không thủ Mệnh và Kiếp thủ Thân, hoặc ngược lại, có thể gọi chung là mẫu người Không Kiếp .

Không Kiếp thuộc hành Hỏa, đắc địa ở Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Tại Tỵ ,Hợi thì Không Kiếp đồng cung cho nên uy lực sẽ gấp đôi so với Không Kiếp xung chiếu nhau ở hai cung Dần, Thân.
Xét về ngũ hành thì Không Kiếp tọa thủ tại cung Tỵ là tốt nhất vì sao và cung đồng hành (Hỏa). Thứ hai là cung Dần vì hành Mộc của cung sinh hành Hỏa của Không Kiếp, làm cho uy lực của Không Kiếp khá mạnh mặc dù là đơn thủ.
Không Kiếp chủ sự hung hiểm, phá tán, bất hạnh, hoạch phát, hoạch phá. Mệnh hay Thân có Không Kiếp đắc địa tọa thủ cùng với những sao tốt là người kín đáo, thâm trầm, biết suy xét, có mưu trí và rất gan dạ. Người Không Kiếp không được kiên nhẫn, khi không được như ý hay chỉ thất bại lần đầu là nản chí ngay, bỏ cuộc dễ dàng. Nếu Không Kiếp đắc địa cùng những sao xấu tọa thủ ở Mệnh thì những đức tính thăng trầm, gan dạ sẽ biến đương số thành người thủ đoạn và dễ đi vào con đường tà đạo.

Nếu hãm địa thủ Mệnh cùng những sao tốt, bản tánh trở nên bất nhất, lúc chính, lúc tà, lúc tốt lúc xấu, vui buồn bất chợt khiến cho những người giao tiếp với đương số phải e dè. Nếu hãm địa thủ Mệnh cùng với những sao xấu thì tánh tình nham hiểm, xảo quyệt, thủ đoạn, hung dữ, bạo ngược.
Mệnh, Thân có Không Kiếp đắc địa hay hãm địa thường bị những chứng bệnh về da như mụt nhọt, ghẻ ngứa vì dị ứng, những chứng bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng, hen suyễn, khó thở… Đã mang danh là đại sát tinh cho nên những bệnh tật hay tai họa do Không Kiếp mang đến chắc không nhẹ nhàng. Vấn đề chế giải tùy thuộc vào Phúc của mỗi người và xảy ra ở thời điểm nào trong cuộc đời. Không Kiếp như Đào Hồng, càng về cuối cuộc đời thì càng tác hại nặng nề hơn lúc trẻ.
Đó chính là hai mặt của Không Kiếp, con dao hai lưỡi, càng cao danh vọng thì càng lắm đau thương nên đừng qúa tin tưởng vào sự tốt đẹp của Không Kiếp khi hai sao này đắc địa, hoặc có những sao khác kiềm chế. Đặc tính của Không Kiếp là như vậy, trong cái tốt có ẩn tàng cái xấu, điều mà chúng ta nghĩ là may mắn thì đó cũng chính là mầm móng của tai họa trong nay mai. Bởi vậy cái quan niệm thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, xem ra có vẽ thích hợp với mẫu người Không Kiếp, cờ đến tay thì phất, có thì hưởng. Vậy thì những sao nào có thể kiềm chế nổi hai đại sát tinh này? Có người cho rằng Tử Phủ miếu vượng thì đủ uy lực chế ngự Không Kiếp. Nhưng theo thiển ý của người viết, nếu Tử Vi hay Thiên Phủ cho dù có miếu địa mà đứng riêng lẻ một mình cũng tối kỵ Không Kiếp. Tử Vi gặp Không Kiếp khác gì Vua bị gian thần lộng quyền. Thiên Phủ mà gặp Không Kiếp thì nhà kho trống trơn. Nói chung, các văn tinh, sát tinh, quý tinh không đủ uy lực để chế ngự hai đại sát tinh này mà chỉ có những võ tinh như Sát Phá Liêm Tham và Thiên Tướng miếu vượng là không sợ Không Kiếp. Trói buộc được Không Kiếp chỉ có Tuần Triệt.
Trường hợp đặc biệt là các văn tinh chỉ có Nhật Nguyệt là không sợ các sao “không” như Thiên Không, Địa Không mà ngược lại, vì ý nghĩa chữ “không” đối với Nhật Nguyệt là một bầu trời xanh thẳm không gợn áng mây, là điều kiện lý tưởng cho Nhật Nguyệt tỏa sáng.
Đối với nữ Mệnh, Không Kiếp là hai sao bất hạnh cho đường tình duyên. Nữ mệnh có Không Kiếp là người cao số, lúc thiếu thời thì tình duyên lận đận, khi lập gia đình thì khắc chồng, khắc con. Sự xung khắc nặng hay nhẹ thì vẫn tùy thuộc vào từng lá số và mỗi thời điểm trong cuộc đời, lúc còn trẻ, nhẹ thì sinh ly, giữa hay cuối đời, nặng thì tử biệt. Nổi bất hạnh của nữ mệnh có Không Kiếp còn tùy thuộc vào những sao mà Không Kiếp đi cùng, chẳng hạn hư Đào Hồng, Riêu Thai, Cự Kỵ, Tham Kỵ, Gặp Không Kiếp thì là cách hồng nhan bạc phận mà cũng có thể là bạc mệnh. Tình duyên trắc trở, việc cưới hỏi gặp nhiều trở ngại, làm kế, làm lẽ, hai ba đời chồng, bị chồng ruồng rẫy phụ bạc, hay bạo hành vì tai nạn hay vì tính lẳng lơ, buông thả mà thất trinh, thất tiết. Vì hoàn cảnh hay do mình tự chọn làm gái giang hồ v.v… đều là những nhịp cầu oan nghiệt mà người đàn bà gặp những cách vừa nêu trên sẽ phải bước qua. Tuy nhiên các tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi gặp Không Kiếp thì cuộc đời cũng khá nhiều gian truân nhưng không đến nổi tan tác hay trầm luân như những tuổi khác. Nếu 4 tuổi Thìn, Tuất Sửu, Mùi đắc cách Không Kiếp kiếp Tỵ Hợi thì công danh phú quý sẽ đạt được một cách dễ dàng, và thật bất ngờ. Những tuổi khác cũng được hoạch phát nhưng không giữ được lâu bền.
Trong một lá số nếu Mệnh và Thân tốt thì cuộc đời từ ngày lọt lòng mẹ cho đến khi tư giã cõi đời đều được sung sướng. Hoặc nếu Mệnh Thân được một tốt, một xấu thì ít ra cuộc đời cũng có một khoảng thời gian sung sướng. Trường hợp nếu Mệnh và Thân cùng xấu thì cả cuộc đời là những chuỗi ngày gian truân. Và đó là nét đặc biệt của mẫu người Không Kiếp. Và nếu Nguyễn Du dùng truyện Kiều đễ diễn đạt cái quan niệm tài mệnh tương đố của mình, thì chúng ta cũng có thể nói rằng, mẫu người Không Kiếp là mẫu người đa tài, đa năng, đa dạng và cũng đa truân, là mẫu người mà khi bước chân vào đời đã phải ở trong cái vòng tài mệnh tương đố của tạo hóa.
Tuy vậy, chúng ta cũng còn một biệt lệ cho những người Không Kiếp sinh vào các tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì lại có sự ứng hợp, cho nên cuộc đời sẽ chiết giảm được rất nhiều những điều bất hạnh do Không Kiếp mang đến.

(Sưu Tầm)

 
 

Nhãn: ,

BÀI 18: MẪU NGƯỜI “ĐÀO HOA”

BÀI 18: MẪU NGƯỜI “ĐÀO HOA”

 CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH

Đào và Hồng thường đi đôi và có cùng chung một đặc tính. Đào hành Mộc, Hồng hành Thủy. Những sách Tử Vi không đề cập đến những vị trí đắc địa hay hãm địa của Đào Hồng. Tuy nhiên, có người căn cứ trên thực tại để định những vị trí tốt xấu của Đào Hồng. Như cung Mão được xem là vị trí tốt nhất của Đào Hoa vì cung Mão là thời điểm của bình minh, những cánh hoa còn đọng sương mai, khởi đầu của sự khoe sắc tươi thắm rực rở nhất trong ngày. Cung Ngọ là giữa trưa, hoa không còn tươi thắm nữa vì bị nắng cháy. Cung Tí thì ở vào ban đêm, là thời điểm mà hoa đã khép cánh. Quan niệm này cũng hợp lý, tuy nhiên vẫn có những loài hoa chỉ nở về đêm như hoa Quỳnh, Dạ Lý Hương, Thiết Mộc Lan v.v… chỉ khoe sắc và tỏa hương nồng trong bóng tối mà thôi. Đã mang kiếp hoa thì tất phải sớm nở tối tàn, dù cho rực rở trong buổi bình minh thì có còn tươi thắm được đến buổi bình minh hôm sau chăng?

Nhưng nếu nói theo quan điểm trên, Đào đắc địa ở Tí, Ngọ, Mão, Dậu tức là Tứ Tuyệt, Hồng đắc địa ở Dần Thân Tỵ Hợi tức Tứ Sinh, thì quan điểm cũng có cái triết lý khi phân tích về bản chất của Đào Hồng, là hai sao biểu tượng cho phái nữ. Khi nói Đào ở Tứ Tuyệt, chúng ta có thể tưởng tượng hoàn cảnh của một cô con gái có nhan sắc nhưng tư nhỏ đã sinh sống trong một hoàn cảnh rất nghiệt ngã, khiến cho người con gái này phải có đầy đủ thủ đoạn để sinh tồn. Còn ngược lại, Hồng ở tứ sinh như một người con gái khuê các, nên bản chất hiền lương đoan chính.
Tuy vậy, theo thiển ý của người viết, vị trí của Đào Hồng không quan trọng bằng những sao mà Đào Hồng trao duyên gởi phận, và điều này sẽ được dẫn chứng ở phần sau. Ở đây, chỉ lấy một ví dụ, bất kể Đào ở vị trí nào mà khi gặp Hồng và Thiên Hỷ thì trở thành bộ sao tốt gọi tắt là Đào Hồng Hỷ hay còn gọi là Tam Minh.
Đối với Tử Vi, Đào Hồng đều là biểu tượng của sự sinh đẹp, cho nên có ý nghĩa chỉ về phái nữ nhiều hơn phái nam. Người có Đào hay Hồng thủ mệnh, dù nam hay nữ đều có nhan sắc, đẹp trai, đẹp gái. Nét mặt lúc nào cũng vui tươi, tính tình vui vẻ cởi mở. Tuy nhiên, chúng ta phải phân biệt cái đẹp và cái nết của hai sao Đào Hồng khác nhau ở điểm nào?
Khi nói về nhan sắc, hàm ý nói về phái nữ, cái đẹp của Đào là nét đẹp lộ liễu ra bên ngoài, lồ lộ như một đóa hải đường, vẻ đẹp mà khoa Tướng Mệnh gọi là Đào Hoa Diện, hoặc Đào Hoa Nhãn, là nét đẹp có sức hấp dẫn, lôi cuốn thu hút người đối diện ngay từ phút ban đầu từ khuôn mặt, đôi mắt, cử chỉ, lời ăn tiến nói có vẽ lôi cuốn, lẳng lơ, hoặc có một lối sống buông thả… Cái đẹp của Đào có thể nhìn thấy ở bất cứ tầng lớp nào trong xã hội, từ một mệnh phụ phu nhân cho đến một người mẫu, một diễn viên, một thôn nữ, thậm chí một cô gái giang hồ… Nhưng địa vị và vẻ đẹp bên ngoài đó không bảo đảm là nết hạnh của họ cũng tốt đẹp như vậy. Còn nét đẹp của Hồng là nét đẹp của sự nhu tình, duyên dáng, thanh cao, quý phái, đài các. Cái đẹp nghiêng nhiều về tinh thần hơn là vật chất. Nữ mệnh có Hồng có thể chỉ là một người đàn bà nhan sắc trung bình, nhưng có duyên, là mẫu người nhu mì và có chiều sâu tâm hồn. Tuy nhiên, khi đi chung với Đào cả hai sẽ có ảnh hưởng tương hỗ nhau. Hồng chỉ chế giảm được một phần nhỏ khuynh hướng vật chất và buông thả của Đào mà thôi, còn phần lớn là bị lôi cuốn bởi Đào. Ngoài ý nghĩa về nét đẹp và tính nết, Đào Hồng còn chủ sự nhanh chóng, sớm sủa, dễ dàng và may mắn. Chẳng hạn, Đào Hồng tọa thủ ở Mệnh, cung Di, hay cung Quan là số của những người ra đời sớm, đi làm sớm hay có công danh sự nghiệp sớm hơn những người cùng lúa tuổi với mình. Đây cũng là số của những người có nhiều may mắn trong vấn đề học hành thi cử, và khi ra trường lại tìm được việc làm dễ dàng hơn những người khác. Nếu cung Tài có Đào Hồng tọa thủ thì đương số sớm làm ra tiền và kiếm tiền một cách dễ dàng.
Nếu hai sao Đào Hồng gặp thêm Hỷ Thần hay Thiên Hỷ chủ sự may mắn về thi cử, sự thăng quan tiến chức, cũng là việc cưới hỏi. Hạn gặp Đào Hồng Hỷ là sự báo hiệu một tin vui sắp đến. Trong lãnh vực nghề nghiệp, Đào Hồng Hỷ chỉ những người sinh hoạt trong các bộ môn ca nhạc kịch, điện ảnh. Trong gia đình, Hồng là biểu tượng của con gái, nếu Hồng gặp Thiên Khôi là chỉ người trưởng nữ. Nhu vậy đối với khoa Tử Vi, mẫu người Đào là những người cung Mệnh có Đào hay Hồng tọa thủ hay xung chiếu. Đặc tính đáng chú ý của họ là sức thu hút đối với người khác phái, họ là những người đắt đào, đắt kép, bước ra khỏi nhà là có người thương, người theo, có người sẳn sàng gánh vác, nâng đỡ mọi điều…
Tuy nhiên, người Đào không phải lúc nào cũng được may mắn tốt đẹp như vậy, nhất là đối với nữ phái. Nếu Đào Hồng bất hạnh trao duyên gởi phận cho những sao xấu thì thà đừng có Đào Hồng còn hơn. Chẳng hạn nữ Mệnh có Đào Hồng tọa thủ, gặp Hóa Kỵ, Riêu hay Thai đồng cung hay hợp chiếu, thì đương số là người đàn bà đẹp nhưng lẳng lơ, buông thả và cuộc đời sẽ trầm luân với những buồn thương sầu hận. Nếu Đào Hồng những sát tinh như KHÔNG KIẾP thì có thể nói là một nỗi bất hạnh cho đương số.
Chúng ta lấy cuộc đời của Vương Thúy Kiều để làm một ví dụ điển hình: mối tình đầu vừa chớm nở đã đành trao lại cho em để bán mình vào lầu xanh. Tấm thân đã phải đổi chủ biết bao nhiêu lần, rồi xuống tóc, rồi trầm mình, nhưng nợ trần đâu dễ phủi tay? Đó là mẫu người Đào Hoa lụy vì tình, oan nghiệt vì tình, vì nhan sắc mà gặp tai họa, hoặc là lâm vào hoàn cảnh mà người đời thường hay gọi “trao duyên nhầm tướng cướp” Nếu Đào Hồng ngộ Thiên Không thì cũng như Đào gặp lửa, chắc chắn duyên phận phải bẽ bàng và có thể xa lánh cõi đời bằng con đường tu hành như chuyện Lan và Điệp. Đối với nam giới, nếu cung Quan có Đào Hồng thì đương số ra đời sớm lý do có thể là do tính thích tự lập hoặc vì hoàn cảnh đưa đẩy. Họ cũng là người lập được công danh sự nghiệp rất sớm, và điều đáng nói là sự thành công đó không hẳn hoàn toàn do khả năng của chính họ mà một phần là do sự nâng đỡ, giúp sức của người khác phái, nguyên nhân chính là vấn đề tình cảm. Tương tự, đối với nam mệnh mà cung Tài có Đào Hồng thì đương số làm ra tiền một cách dễ dàng. Nếu lá số tốt đẹp họ có thể là những người giàu có lúc còn trẻ tuổi, và chắc chắn rằng sự thành đạt đó không thể thiếu sự góp phần của người khác phái bởi những quan hệ tình cảm đặc biệt nào đó., và đôi khi đó chỉ là tình cảm một chiều.
Chúng ta thường nghe câu: “sau lưng một người đàn ông thành công là bóng dáng của một người đàn bà tài giỏi” Nhưng không phải Đào Hồng lúc nào cũng cũng được may mắn tọa thủ trong một lá số tốt đẹp để biểu tượng cho một người đàn bà giỏi. Nam số nếu Mệnh hay cung Quan có Đào Hồng gặp hung tinh, sát tinh thì hậu qủa sẽ là những gì mà cựu Tổng Thống Clinton hay Thái Tử Charles đã gánh chịu. Bởi vậy, trong lá số của người đàn ông nếu Đào Hồng gặp những sao tốt như Tử Phủ hay Nhật Nguyệt…thì đương số được công thành danh toại. Với phái nữ, đó là hình ảnh của một người vợ “vượng phu ích tử”, một hồng nhan tri kỷ. Ngược lại, Đào Hồng gặp những sao xấu, thì Đào Hồng cũng là một hồng nhan nhưng cũng là họa thủy. Chẳng hạn như Đào Hồng ngộ KHÔNG KIẾP ở cung Mệnh hay cung Quan, nhẹ thì như đã nói ở trên, nặng thì chung cuộc có khác gì cảnh Hạng Võ phải biệt Ngu Cơ rồi tự vẫn bên bờ Ô Giang. Hoặc nam mệnh có Đào Hồng tọa thủ ở cung Tài gặp Song Hao, Địa Kiếp thì tiền kiếp được cũng nhờ đàn bà, tán gia bại sản cũng vì đàn bà. Đối với khoa Tử Vi, không phải chỉ có hai sao Đào Hoa và Hồng Loan là biểu tượng cho mẫu người đào hoa mà còn có nhiều sao khác như Liêm Trinh, là một sao võ cách nhưng vẫn được mệnh danh là đào hoa tinh. Ý nghĩa đào hoa của Liêm Trinh thường dùng cho Nam nhiều hơn Nữ. Đàn ông cung Mệnh có Liêm Trinh, dù đắc hay hãm cũng là người có số đào hoa họ có duyên ngầm, có một nét đa tình nào đó dễ thu hút người khác phái. Tuy Liêm Trinh là một sao về võ cách nhưng bản tính vốn liêm khiết và tự trọng cho nên trong tình trường, họ thường bị người khác phái chủ động và tấn công trước. Trong lĩnh vực tình cảm, Liêm Trinh có những đặc tính gần với Hồng Loan hơn là Đào Hoa.
Tham cũng là một đào hoa tinh, nhưng tình cảm của Tham Lam rất giống Đào Hoa, nặng về vật chất, buông thả, sa đọa. Nếu cung Mệnh an tại Tí có Tham tọa thủ là cách “Phiếm Thủy Đào Hoa” Hoa đào trôi theo dòng nước, chỉ những người có tâm hồn lãng mạn, đường tình lao đao lận đận, hoặc những người có cuộc sống buông thả, phong trần. Cách Phiếm Thủy Đào Hoa có nghĩa ý đối với phái nữ nhiều hơn Nam.
Nguyệt cũng là biểu tượng của người đào hoa bởi vì Nguyệt mặt trăng, là nguồn cảm hứng bất tận cho người văn nghệ sĩ từ cổ chí kim. Cho nên, người mà cung Mệnh hay cung Phúc có Nguyệt thì ít nhiều cũng là người đa tình lãng mạn, yêu chuộng văn chương nghệ thật, là mẫu người sống vì nhạc, thác vì tình. Đặc biệt đối với nam mệnh, nếu Nguyệt tọa thủ tại cung Thê thì đương số là người đào hoa, thích bay bướm, nhưng nể vợ, sợ vợ như Thúc Sinh trong truyện Kiều vậy. Ngoài ra một số sao khác như Cự Môn, Xương Khúc, Hoa Cái…hoặc một vài cách như Thai Phục Vượng Tướng, Cự Kỵ, Tham Kỵ, Hoa Cái cư Di…. đều là đặc tính của mẫu người đào hoa, ít hay nhiều, tốt hay xấu còn tùy vào mỗi lá số hoặc những sao mà chúng đi chung.
Những sao khắc chế được tính Đào có Nhật, Hóa Khoa, Lộc Tồn, Tứ Đức, Thiên Hình, Thiên Không…riêng đối với nữ, Thiên Hình và Thiên Không có tác dụng khắc chế qúa mạnh, không những làm mất hết tánh đào hoa mà còn phải chịu cảnh lận đận trên đường tình duyên. Chẳng hạn nữ có Đào gặp Thiên Hình, đây là người đàn bà có nhan sắc, nhưng tâm hồn khô khan, ăn nói không duyên dáng…hay nói một cách khác, đúng xa mà nhìn thì thấy đẹp, nhưng đến gần thì chỉ là một cành hoa giấy.
Từ những nét vừa nêu trên, chúng ta thấy rằng ý nghĩa chính của Đào Hồng là sự sinh đẹp và tình ái. Cho nên Đào Hồng thích hợp với tuổi trẻ hơn là lúc về già. Vì vậy, trong tiền vận hay trung vận nếu gặp Đào Hồng cộng với sát tinh nhập hạn thì cũng không đáng sơ như khi ở hậu vận, nhất là đối với những người mệnh Vô Chính Diệu.
Và sau hết, mẫu người đào hoa giống như lúc nào cũng nắm trong tay con dao hai lưỡi. Con dao Đào trong cái tốt có ẩn tàng cái xấu. trong hạnh phúc có mầm móng của sự đau khổ.
Chúng ta thấy Đào Hồng cũng cùng một nguyên tắc như Nhật Nguyệt đó là “chính bất như chiếu” Do đó cách tốt đẹp hơn hết là Đào Hồng không nên tọa thủ ở Mệnh, nhất là đối với nữ. Một chút nhan sắc trời cho mà phải đánh đổi cả một đời truân chuyên, điều này thử nghĩ có đắng hay không? Vị trí tốt nhất cho Đào Hồng là cung Quan hay cung Tài. Tại đây, Đào Hồng chiếu về Mệnh thì đương số vẫn là người có nhan sắc, tuy nhan sắc không rực rỡ và phô bày cái đẹp ra bên ngoài nhưng lại tránh được bốn chữ “Hồng Nhan Đa Truân” Và nói chung cho cả nam nữ thì Đào Hồng ở hai cung Tài và Quan giúp cho đương số thành công dễ dàng hơn trên phương diện công danh và sự nghiệp chứ không chỉ trói buộc đương số vào cái vòng tình cảm như khi Đào Hồng thủ Mệnh. Đối với đàn bà, nhan sắc là trời cho nhưng “Hồng Nhan Đa Truân” hay “Hồng Nhan Bạc Mệnh” thì cũng là ý trời. Dù nam hay nữ, có thể một lúc nào đó, người đào hoa phải tự hỏi mình được nhiều người thương là hạnh phúc hay phiền muộn? Cũng như mấy ai biết được giữa hồng nhan tri kỷ va hồng nhan họa thủy phải chăng chỉ là một đường tơ? Phúc hay họa thì chỉ có khoa Tử Vi mới trả lời cho chúng ta rõ ràng mà thôi.

(Sưu tầm)

 
 

Nhãn: , ,