RSS

Category Archives: Sưu tầm

Sự tích con Dã Tràng

Kho Tàng Truyện Cổ Tích Chọn Lọc

Trang chủ

Truyện cổ tích/ Sự tích con Dã Tràng

Sự tích con Dã Tràng

truyen co tich

Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn hổ mang ra vào trong hang .

Một hôm, con rắn chồng bò ra khỏi hang một mình. Ông nhìn vào, thấy rắn vợ nằm cuộn ở trong. Vì mới lột nên mình mẩy của nó yếu ớt không cựa quậy được. Một lúc lâu rắn chồng bò trở về, miệng tha một con nhái đút cho vợ ăn .

Ít lâu sau, Dã Tràng lại thấy rắn vợ bò ra khỏi hang một mình. Lần này rắn chồng đến kỳ lột, nằm im thiêm thiếp, lốt da cũ còn bỏ lại bên hang. Hồi lâu, rắn vợ trở về, theo sau một con rắn đực khác khá lớn. Dã Tràng thấy hai con bò đến cửa hang thì dừng lại rồi quấn lấy nhau như bện dây thừng. Một lát sau, con rắn đực một mình bò vào hang. Dã Tràng biết con rắn đực này toan làm gì rồi. Ông cảm thấy tức giận, muốn trừ bỏ con rắn đó đi để cứu con rắn chồng đang lúc suy nhược. Lúc đó bên mình không có cái gì cả, ông bèn rút một mũi tên nhằm con rắn đực mới đến, bắn ngay một phát. Không ngờ mũi tên lại trúng vào đầu con rắn vợ chết tươi, còn con kia hoảng hồn chạy mất. Dã Tràng nghĩ cũng thương con rắn cái, nhưng trong cái thương có lẫn cả giận, nên ông chán nản bỏ đi về nhà. Từ đó ông không thèm để ý đến hang rắn nữa. Chừng dăm bảy ngày sau, một hôm Dã Tràng nằm võng thuật chuyện vợ chồng con rắn cho vợ nghe và vui miệng, ông kể luôn những việc mình đã thấy và đã làm. Ông kể vừa dứt lời thì bỗng nghe trên máng nhà có tiếng phì phì. Cả hai người hốt hoảng nhìn lên thì thấy có một con rắn hổ mang rất lớn, đuôi quấn lấy xà nhà, đầu vươn gần chỗ ông nằm, miệng nhả một viên ngọc. Ông vừa cầm lấy thì bỗng nghe được tiếng rắn nói :

– Ông là ân nhân mà tôi cứ ngỡ là kẻ thù. Mấy hôm nay tôi đợi ông trên máng này chỉ chực mổ chết để báo thù cho vợ tôi . Nhưng hồi nãy nghe ông kể chuyện rõ ràng, tôi mới biết là lầm. Xin biếu ông viên ngọc nghe này. Đeo nó vào mình thì có thể nghe được mọi tiếng muông chim ở thế gian.

Từ kinh ngạc đến sung sướng, Dã Tràng nhận viên ngọc quý và từ đó không bao giờ rời.

Một hôm, Dã Tràng đang hái rau, tự dưng có một bầy quạ đến đậu ở mấy ngọn cau nói chuyện lao xao. Chúng nó bảo Dã Tràng như thế này : “Ở núi Nam có một con dê bị hổ vồ. Hãy lên đó lấy về mà ăn nhưng nhớ để lòng lại cho chúng tôi với”. Dã Tràng làm theo lời quạ, quả thấy xác một con dê trên núi Nam. Ông xẻo lấy một ít thịt xâu lại xách về. Đến nhà, ông vội mách cho xóm giềng biết mà đi lấy, không quên dặn họ để bộ ruột dê lại cho bầy quạ. Nhưng ông không ngờ người trong xóm nghe tin ấy, đua nhau đi đông quá, thành ra họ lấy tất cả, chẳng chừa một tí gì.

Lũ quạ không thấy ruột dê, cho là Dã Tràng đánh lừa, bèn đổ xô đến vườn ông réo om sòm. Thấy vậy ông biết là người trong xóm đã làm hại mình, không giữ chữ tín với bầy quạ. Ông phân trần mấy lần nhưng bầy quạ không nghe, cứ đứng đó chửi mãi.

Tức mình, ông bèn lấy cung tên ra bắn vào chúng. Chủ ý là để đuổi chúng đi chứ không định giết. Chẳng ngờ bầy quạ thấy vậy cho là ông lấy oán trả ân, liền cắp mũi tên có tên Dã Tràng ở đuôi, tìm dịp báo thù. Lúc bay qua sông, thấy một cái xác chết trôi, đàn quạ bèn đem mũi tên ấy cắm vào yết hầu xác chết. Khi quan sở tại đến làm biên bản, thấy mũi tên, liền đoán Dã Tràng là thủ phạm, sai lính bắt ông, hạ ngục.

Dã Tràng bị bắt bất ngờ, hết sức kêu oan, nhưng mũi tên là một chứng cớ sờ sờ làm cho ông đuối lý, đành chịu chui đầu vào gông . Tuy nhiên, ông vẫn một mực xin quan xét giải ông về kinh để vua phân xử.

Từ đề lao tỉnh, ông bị điệu đi. Dọc đường trời tối, bọn lính dừng lại quán ăn uống và nghỉ ngơi. Dã Tràng cổ bị gông, chân bị xiềng nằm trên đống rơm buồn rầu không ngủ được. Lúc trời gần rạng, ông nghe có một đàn chim sẻ bay ngang đầu nói chuyện với nhau :

– Nhanh lên ! Chuyến này sẽ không lo đói nữa mà cũng chả sợ ai đánh đuổi cả.

Một con khác hỏi :

– Của ai mang đến bỏ vương vãi như thế ?

Con nọ trả lời :

– Của Vua nước bên kia. Họ toan kéo sang đánh úp bên này. Ngày hôm qua, quân đội giáo mác kéo đi liên miên không ngớt. Nhưng xe thóc vừa sắp đến biên giới thì bị sụp hầm đổ hết. Họ đang trở về lấy thứ khác cho nên chúng ta tha hồ chén.

Nghe đoạn, chờ lúc bọn lính thúc dục lên đường, Dã Tràng bảo họ :

– Xin các ông bẩm lại với quan rằng việc oan uổng và nhỏ mọn, không nên bận tâm, mà giờ đây chỉ nên lo việc quốc gia trọng đại thôi, và còn cấp bách nữa là khác.

Bọn lính tra gạn ông mãi nhưng ông không nói gì thêm, chỉ nài rằng hễ có mặt quan, mình mới tỏ bày rõ ràng.

Khi gặp mấy vị quan đầu tỉnh, Dã Tràng liền cho họ biết rằng Hiến Đế ở phương bắc đã sai tướng cầm quân sang đánh úp nước mình. Hiện họ đang đóng quân đầy ở biên giới, chỉ vì bị sụp hầm, xe lương đổ hết, chưa tấn công được. Bây giờ họ đang vận thêm lương, chờ đầy đủ sẽ vượt cửa ải sang Nam. Bọn quan tỉnh lấy làm lo lắng nhưng cũng cố hỏi ông có dám chắc như vậy không. Dã Tràng chỉ vào đầu mình mà đoan rằng nếu có sai, ông sẽ xin chịu chết. Nhưng nếu lời của ông đúng thì xin bề trên thả ra cho. Ngay lúc đó, những tên quân do thám được tung đi tới tấp mọi ngõ để lấy tin. Và nội ngày hôm sau, Dã Tràng được thả vì lời mách của ông quả không sai và vừa vặn đúng lúc để chuẩn bị đối phó với địch.

Được tha, Dã Tràng đi bộ lần về quê nhà. Bóng chiều vừa ngả, ông mới đến vùng Hồng Hoa. Ông tìm vào nhà người bạn rất thân là Trần Anh nghỉ chân.

Gặp lại bạn cũ, vợ chồng Trần Anh vui mừng khôn xiết. Nghe tin ông bị tra tấn giam cùm và suýt mất đầu, hai vợ chồng rất cảm thương bạn. Thấy bữa ăn tối thết bạn không có gì, Trần Anh xuống bếp bảo vợ :

– Bạn ta đến, lại gặp lúc trong nhà chả có gì ăn. Sẵn có cặp ngỗng, con nó đã khôn, ta làm thịt một con, ngày mai đãi bạn lên đường.

Người vợ bằng lòng nhưng dặn chồng sáng sớm bắt ngỗng và cắt tiết vặt lông giúp mình một tay.

Trong khi hai vợ chồng bàn tính thì cặp ngỗng ở ngoài chuồng nghe được câu chuyện. Ngỗng trống bảo ngỗng mái :

– Mình ơi ! Mình hãy ở lại nuôi con, tôi sẽ đứng sẵn cho chủ nó bắt. Ngỗng mái không nghe, xin chết thay cho chồng. Nhưng ngỗng trống nhất quyết hy sinh, nên chạy ra sân từ giã đàn con :

– Con ơi ! Các con ở lại với mẹ nghe. Cha sẽ không bao giờ gặp lại các con nữa.

Song ngỗng mái vẫn lạch bạch chạy theo, đòi chết thay chồng cho bằng được.

Lúc bấy giờ Dã Tràng nằm trên bộ ván đặt kề cửa sổ nên nghe được tiếng ngỗng than thở. Ông bỗng thấy thương con vật vô tội chỉ vì mình mà phải lìa đàn con bé bỏng. Ông toan nói trước với bạn, nhưng thấy bất tiện. Ông đành nghe ngóng ở chỗ chuồng ngỗng chờ lúc bạn ra bắt thì sẽ cản lại.

Suốt đêm hôm đó tuy mệt mà ông không dám ngủ. Quả nhiên, vào khoảng canh tư, Trần Anh thức dậy bước ra chuồng. Ngỗng trống xua ngỗng mái chạy rồi vươn cổ để cho bắt. Trần Anh sắp cắt cổ ngỗng thì Dã Tràng đã lật đật chạy xuống bếp nắm lấy đao. Ông nói :

– Xin bạn thả nó ra. Tính tôi không hay sát sinh. Tình thân của đôi ta lọ phải cỗ bàn mới thân. Nếu bạn giết nó thì tôi lập tức đi khỏi chỗ này.

Thấy bạn có vẻ quả quyết, Trần Anh đành thả ngỗng ra, rồi giục vợ chạy đi mua tép về đãi bạn.

Cơm nước xong, Dã Tràng từ giã bạn lên đường về nhà. Đến ao, ông đã thấy vợ chồng ngỗng cùng với bầy con đứng chực ở đấy. Ngỗng đực tặng Dã Tràng một viên ngọc và nói :

– Đa tạ ân nhân cứu mạng. Không biết lấy gì báo đền, chúng tôi xin tặng người viên ngọc này, mang nó vào người có thể đi được dưới nước dễ dàng không khác gì trên bộ. Nếu đem ngọc này xuống nước mà khoắng thì sẽ rung động đến tận đáy biển.

Ngỗng lại nói tiếp :

– Còn như con tép là vật đã thế mạng chúng tôi thì từ nay, dòng dõi chúng tôi sẽ xin chừa tép ra không ăn, để tỏ lòng nhớ ơn !

Dã Tràng không ngờ có sự báo đáp quá hậu như thế, sung sướng nhận lấy ngọc rồi về.

Khi đến bờ sông, Dã Tràng muốn thử xem công hiệu của viên ngọc mới, liền cứ để nguyên áo quần đi xuống nước. Thì lạ thay, nước rẽ ra thành một lối cho ông đi thẳng xuống đáy sông . Ông dạo cảnh hồi lâu rồi cầm viên ngọc khoắng vào nước nhiều lần để thử xem thế nào.

Hôm đó, Long Vương và các triều thần đang hội họp ở thủy phủ bỗng thấy nhà cửa lâu đài và mọi kiến trúc khác bỗng nhiên rung động, cơ hồ muốn đổ. Ai nấy đều nháo nhác không hiểu duyên cớ. Vua lập tức truyền cho bộ hạ đi dò la sự tình.

Bộ hạ Long Vương theo con đường sóng ngầm lọt vào cửa sông thì thấy Dã Tràng đang cầm ngọc khoắng vào nước. Mỗi lần khoắng như thế, họ cảm thấu xiêu người nhức óc. Tuy biết đích là thủ phạm, họ cũng không dám làm gì, chỉ tiến đến dùng lời nói khéo mời ông xuống chơi thủy phủ.

Gặp Long Vương, Dã Tràng cho biết đó là mình chỉ mới làm thử để xem phép có hiệu nghiệm chăng. Long Vương và triều thần nghe nói, ai nấy đều xanh mặt. Nếu hắn làm thật thì thế giới thủy phủ sẽ còn gì nữa ! Vì thế, Long Vương đãi Dã Tràng rất hậu. Ông muốn gì có nấy. Cho đến lúc ông ra về, Long Vương còn đem vàng bạc tống tiễn rất nhiều để mong nể mặt.

Dã Tràng lên khỏi nước có bộ hạ của Long Vương tiễn chân về tới tận nhà mới trở lại. Bà con xóm giềng thấy ông đã không việc gì mà lại trở nên giàu có thì ai cũng lấy làm mừng cho ông . Từ đó Dã Tràng rất quý hai viên ngọc. Ông may một cái túi đựng chúng và luôn luôn đeo ở cổ.

Một hôm Dã Tràng đi bộ nửa ngày đường đến nhà một người bà con ăn giỗ. Lúc đến nơi Dã Tràng sờ lên cổ giật mình mới nhớ ra vì vội vàng quá nên ông đã bỏ quên mất túi ngọc ở nhà. Ông thấy không thể nào an tâm ngồi ăn được. Mọi người đều lấy làm ngạc nhiên thấy ông vừa chân ướt chân ráo đến nơi đã vội cáo từ về ngay.

Nhưng khi về đến nhà, ông tìm mãi vẫn không thấy túi ngọc đâu cả. Ông rụng rời cả người. Đi tìm vợ, vợ cũng không thấy nốt. Nóng ruột, ông lục lọi khắp nơi. Cuối cùng ông bắt được một mảnh giấy do vợ ông viết để lại gài ở chỗ treo áo. Trong đó, vợ ông nói rằng có người của Long Vương lên bảo cho biết hễ ai bắt được túi ngọc đưa xuống dâng Long Vương thì sẽ được phong làm hoàng hậu. Bởi vậy bà ta đã trộm phép ông, đưa túi ngọc xuống thủy phủ rồi, không nên tìm làm gì cho mệt. Đọc xong thư vợ. Dã Tràng ngất đi. Ông không ngờ vợ ông lại có thể như thế được. Ông cũng không ngờ âm mưu của Long Vương thâm độc đến nước ấy. Nghĩ đến hai thứ bảo vật, ông tức điên ruột. Sau cùng, ông dự tính chở cát lấp biển thành một con đường đi xuống thủy phủ để lấy lại túi ngọc vì ông còn nhớ cả đường lối đến cung điện của Long Vương. Mặc dầu mọi người can ngăn, ông cũng không nghe, bèn dọn nhà ra bờ biển làm công việc đó. Ngày ngày ông xe cát chở đến bờ quyết lấp cho bằng được. Cho tận đến chết, Dã Tràng vẫn không chịu bỏ dở công việc. Chết rồi ông hóa thành con còng còng hay cũng gọi là con Dã Tràng ngày ngày xe cát để lấp biển. Tục ngữ có câu :

Dã Tràng xe cát biển Đông .
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.

Hay là :

Công Dã Tràng hàng ngày xe cát,
Sóng biển dồn tan tác còn chi .

Hay là :

Con còng còng dại lắm không khôn .
Luống công xe cát sóng dồn lại tan .

Người ta nói ngày nay loài ngỗng sở dĩ không bao giờ ăn tép là vì chúng nó nhớ ơn loài tép đã thế mạng cho tổ tiên mình ngày xưa. Họ còn nói loài ngỗng có một cái mào trắng trên đầu là dấu hiệu để tang cho Dã Tràng để nhớ ơn cứu mạng.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.Tagged

Chia sẻ Truyện này

Tweet

Lưu

Những câu chuyện khác

VIDEO NÀY SẼ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN

DANH MỤC CÁC LOẠI

TÌM TRUYỆN KHÁC ĐỌC TIẾP

NAY NGÀY MẤY?

MTWTFSS
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
« Aug  

“Nếu bạn muốn lũ trẻ nhà bạn thông minh, hãy kể cho chúng nghe Truyện Cổ Tích. Nếu bạn muốn chúng thông minh hơn nữa, hãy kể nhiều Truyện Cổ Tích hơn” – Albert Einstein

Bản quyền © 2012 Unique Group Holdings

 

Quy tắc viết hoa trong tiếng Việt cần  lưu ý những điều gì?

Quy tắc viết hoa trong tiếng Việt cần 

lưu ý những điều gì?

Vấn đề viết Hoa là một trong những phần quan trọng về chính tả 
mà ai cũng cần biết. Sau đây là quy tắc viết hoa trong tiếng Việt đầy đủ nhất 
để bạn tham khảo và vận dụng cho đúng nhé.
Mặc dù trong ngôn ngữ tiếng Việt có rất nhiều thể loại văn bản khác nhau. Nhưng quy tắc viết hoa trong tiếng Việt giữa các văn bản này không có nhiều sự khác biệt, vẫn tồn tại ở đó những quy tắc chính tả, viết hoa trong văn bản xác định cần đúng quy chuẩn được đặt ra. Đặc biệt trong công cuộc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” nhằm mục đích thống nhất và chuẩn hóa ngôn ngữ tiếng Việt tốt hơn với mọi người. Trong đó, vấn đề viết hoa cũng là nội dung quan trọng và được nhiều người quan tâm trong vấn đề này. Viết hoa đúng theo quy định của tiếng Việt không phải là chuyện đơn giản. Bởi, tiếng Việt ngày nay sử dụng mẫu tự Latin nên có quy định về vấn đề viết hoa.
quy tắc viết hoa trong tiếng Việt
Quy tắc viết hoa trong tiếng Việt rất đa dạng mà bạn cần nắm vững lý thuyết để áp dụng vào viết đúng trong những trường hợp cụ thể. Dưới đây là những trường hợp mà bạn cần phải áp dụng quy tắc viết hoa trong tiếng Việt khi thực hiện các văn bản hay viết chữ.

1. Viết hoa phụ âm đầu của chữ đứng đầu câu

Bất kỳ trong trường hợp nào bạn mở đầu một câu đều cần phải viết hoa chữ cái đầu tiên, chữ đầu tiên nếu từ đó không có phụ âm đầu. Đó là sự đánh dấu mốc bắt đầu một câu để người đọc có thể nhận biết, giúp câu văn rõ ràng, mạnh lạc, ý tưởng khúc chiết, dễ tiếp thu. Quy định viết hoa này bắt buộc trong chuẩn chính tả tiếng Việt hiện đại, được thống nhất trên toàn quốc hay sử dụng tiếng Việt ở bất kì nơi đâu khi soạn thảo văn bản và sử dụng tiếng Việt đều cần tuân theo quy định này.
Theo các nhà nghiên cứu, quy định này xác lập chưa lâu lắm. Trong khi, chữ quốc ngữ ra đời vào thế kỷ 17, lúc đó chưa có quy định viết hoa này. Theo sách Phép giảng tám ngày của Alexandre De Rhodes in bản tiếng Latin – Việt năm 1651, quy định viết chữ quốc ngữ là “viết hoa ở đoạn xuống hàng và thụt đầu dòng” còn các câu trong đoạn văn sẽ viết thường tất kể cả chữ cái đầu.
Lối viết hoa chữ cái đầu của một từ xuất hiện vào tháng 4/1865 trên tờ báo Gia Định, tờ báo dùng chữ quốc ngữ đầu tiên ở nước ta. Từ đó, lối viết hoa chữ cái đầu này được áp dụng. Những trường hợp mở đầu một câu như sau:

1.1. Viết hoa sau dấu chấm

Mở đầu văn bản, mở đầu đoạn người ta đều viết hoa phụ âm/âm đầu của từ đầu tiên. Đặc biệt cứ sau dấu chấm câu, người ta phải viết hoa phụ âm đầu của từ đứng đầu câu kế tiếp. Cùng với dấu chấm câu còn có dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) còn gọi là dấu cảm thán là những dấu kết thúc một câu. Cho nên, từ đứng sau những dấu này đều phải viết hoa phụ âm/âm đầu tiên của từ.
Riêng dấu chấm lửng có những khác biệt một chút. Dấu chấm lửng có thể là để kết thúc một câu, có thể nằm ở giữa câu khi liệt kê hay do ý định của người viết để diễn tả sự ngắt quãng, gây bất ngờ hay muốn kéo dài về âm thanh. Do đó, khi dấu chấm lửng đứng ở cuối câu, từ đầu tiên của câu kế tiếp sẽ phải viết hoa theo quy định. Khi dấu chấm lửng đặt ở giữa câu với những chủ ý của người viết sẽ không viết hoa từ tiếp sau đó.
Ví dụ: Vườn hoa quả trồng nhiều loại cây như mít, chuối, cam, chanh… xanh tươi, rất sai quả.
Lòng ta rộn rã nỗi yêu thương… (trích thơ Hàn Mặc Tử)

1.2. Quy định về viết hoa sau dấu hai chấm

Từ đứng sau dấu hai chấm có trường hợp viết hoa, có trường hợp không. Quy định này vẫn chưa rõ ràng, thống nhất nên có nhiều ý kiến khác nhau.

1.3. Quy định về viết hoa sau dấu chấm phẩy

Đối với dấu chấm phẩy, quy định viết hoa cũng giống như trong dấu chấm lửng, tùy vào từng trường hợp mà viết hoa. Những câu văn ngăn bởi các dấu chấm phẩy khá độc lập về ngữ nghĩa, thông thường, chữ tiếp theo sau vẫn viết thường.
Trong các văn bản hành chính, đặc biệt ở phần “căn cứ”, “xét đề nghị” và “chiếu theo” nêu ở đầu đoạn sẽ xuống dòng và viết hoa theo quy định sau các dấu chấm phẩy.

2. Quy định về viết hoa tu từ

Thông thường, trong quy tắc viết hoa trong tiếng Việt, người ta sẽ không viết hoa danh từ chung nếu không nằm ở đầu câu. Riêng trong những trường hợp nhất định, người ta muốn nhấn mạnh một từ nào đó, muốn từ này mang sắc thái biểu cảm, người ta sẽ viết hoa. Ví dụ: Con Người, hai tiếng vang lên… (M.Gorki)
Như vậy, viết hoa danh từ chung thường thể hiện sự tôn kính, làm câu văn thêm độc đáo hơn. Đây gọi là lối viết hoa tu từ.
Những danh từ chung ghi tước vị, chức vụ, cấp bậc hoặc những yếu tố gắn với tên riêng như các bậc danh nhân thường áp dụng cách viết hoa tu từ. Tuy nhiên, thực tế, cách viết này cũng đa dạng, không có sự thống nhất.
Ví dụ: Phù Đổng Thiên Vương hoặc Phù Đổng thiên vương hay Phù Đổng Thiên vương. Cũng như người ta thường phân vân không biết viết chúa Nguyễn, chúa Trịnh hay Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh; vua Lê, vua Nguyễn hay Vua Lê, Vua Nguyễn. Viết chữ nghè Tân, trạng Quỳnh, tú Xương… hay Nghè Tân, Trạng Quỳnh, Tú Xương… Do đó, đây là hai cách viết vẫn được mọi người sử dụng hiện nay, chưa có sự thống nhất.
Lối viết hoa tu từ có trước so với lối viết hoa cú pháp. Xuất hiện từ khi có chữ quốc ngữ vào thế kỷ 17, viết hoa tu từ và viết hoa cú pháp đều được người Việt sử dụng lâu nay.
Tuy nhiên, cách viết hoa này có một số điểm sẽ đối lập với danh từ chung và danh từ riêng, đặc biệt trong cách viết hoa gọi tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể và sản phẩm. Trong khi đó, cách viết hoa là để phân biệt giữa danh từ riêng và chung trong cách thể hiện văn bản.

3. Quy định về cách viết hoa trong tiếng Việt với danh từ riêng

Theo định nghĩa ấn phẩm Hoạt động của từ tiếng Việt của Đái Xuân Ninh biên soạn do NXB Khoa học xã hội, HN 1978, danh từ riêng chỉ tên gọi của một vật, một người hay một tập thể riêng biệt. Xét về chức năng ý nghĩa, danh từ riêng và danh từ chung có sự phân biệt rõ ràng. Trong đó, danh từ chung dùng để gọi tên một loạt sự vật, không gọi riêng từng sự vật riêng. Điểm khác biệt với danh từ riêng là danh từ chung sẽ chứa đựng nội dung ý nghĩa nhất định, bao gồm cả tên gọi một sự vật duy nhất như mặt trăng, mặt trời.
Trong quy định về văn bản tiếng Việt, danh từ riêng có điểm đặc thù là bao giờ cũng viết hoa. Tuy nhiên, trong chuyên luận Tiếng Việt trên đường phát triển – NXB Khoa học xã hội, HN 1982 có viết hoa danh từ riêng không có sự ổn định và thống nhất theo một chuẩn riêng. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét quy định viết hoa họ tên người và địa danh để thấy sự đa dạng.
Quy tắc viết hoa danh từ riêng trong tiếng Việt mà bạn cần biết.

3.1. Quy định cách viết hoa họ tên người

Dù cùng một họ tên người nhưng người ta sử dụng song song nhiều cách viết hoa khác nhau lâu nay. Ví dụ viết họ tên người Công Huyền Tôn Nữ Lưu Ly hay Công huyện tôn nữ lưu Ly, Công huyền Tôn nữ Lưu Ly, Công – Huyền – Tôn – Nữ – Lưu Ly.

3.2. Quy định cách viết hoa tên địa danh

Quy định cách viết hoa địa danh cũng tồn tại nhiều cách khác nhau. Ví dụ như cách viết Sài Gòn, Sài-Gòn, Sài gòn… Vào năm 1984, theo Quyết định số 240/QĐ, thống nhất trên toàn quốc về chuẩn chính tả, về quy tắc viết hoa trong tiếng Việt do Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thị Bình ký như sau: Cách viết tên người, tên nơi chốn sẽ viết hoa chữ cái đầu là phụ âm/âm đầu không dùng gạch nối. Ví dụ như Quang Trung, Vũng Tàu, Hà Nội… Chuẩn chính tả này áp dụng trong tất cả các văn bản.
Nhưng thực tế, nhiều người vẫn băn khoăn viết miền Nam hay Miền Nam, Bắc Bộ hay Bắc bộ. Đặc biệt thêm tọa độ càng lúng túng hơn như miền cực Nam Trung Bộ hay Miền Cực Nam Trung Bộ hay miền cực nam Trung Bộ? Viết là sông Hồng hay Sông Hồng, Đồng Bằng Sông Cửu Long hay đồng bằng sông Cửu Long.
Thêm nữa viết hoa cấp bậc, tước vị, biệt hiệu hay chức vụ không cũng chưa có sự thống nhất chuẩn. Ví dụ như viết Xuân tóc đỏ hay Xuân Tóc Đỏ…

3.3. Quy định cách viết hoa tên riêng không phải tiếng Việt

Trường hợp viết tiếng nước ngoài du nhập, không phải tiếng Việt được quy định trong Quyết định 240/QĐ trong Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt có ghi:
* Nếu tên riêng dùng nguyên chữ của chữ cái Latin sẽ giữ đúng nguyên bản tất cả các chữ cái còn dấu phụ trong nguyên ngữ có thể lược đi. Ví dụ như tên Paris, Petofi, Shakespeare…
* Nếu tên riêng có nguyên ngữ thuộc hệ thống chữ cái khác tiếng Việt sẽ dùng lối chuyển từ sang chữ cái Latin. Ví dụ Moskva, Lomonosov
* Nếu tên riêng có nguyên ngữ không ghi từng âm bằng chữ cái sẽ dùng lối phiên âm chính thức của chữ cái Latin. Đó là cách phiên âm được dùng trên thế giới phổ biến. Ví dụ như Kyoto, Tokyo…
* Nếu tên riêng được sử dụng rộng rãi trên thế giới theo hệ thống chữ cái Latin khác với nguyên ngữ sẽ dùng tên riêng vẫn được mọi người dùng. Ví dụ như Bangkok có nguyên ngữ là Krung Thep hay Hungary có nguyên ngữ là Magyarorszag.
* Trường hợp tên viết sông núi sẽ dùng tên gọi phổ biến mà thế giới thường dùng vì sông núi rộng lớn có mặt ở nhiều quốc gia lãnh thổ. Đồng thời, những tên riêng theo từng địa phương vẫn có mặt ở những văn bản khác nhất định. Ví dụ như sông Danube/Duna/Donau/Dunares…
* Sẽ dùng lối dịch nghĩa phù hợp cho những tên riêng, bộ phận tên riêng có nghĩa. Ví dụ như Guinea xích đạo, Biển Đen.
* Tên riêng có phiên âm quen dùng trong tiếng Việt sẽ không cần thay đổi trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt. Ví dụ như Bắc Kinh, Pháp, Hy Lạp hay Lỗ Tấn… Có khác biệt như Ý hay Italia, Úc hay Australia. Có một số tên riêng sử dụng các cách viết, tên gọi khác như La Mã hay Roma…
* Trong ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tên riêng không phải tiếng Kinh cũng khó có sự thống nhất. Nhiều tên riêng được viết theo các kiểu khác nhau vẫn tồn tại như Moskva/Moscou/Moscow/Mát-xcơ-va/Matxcơva/Mạc Tư Khoa hay Shakespeare/Sếch-xpia/Xêchxpia.
* Trường hợp danh từ chung như mặt trời/quả đất theo quy định sẽ không viết hoa nhưng sách báo vẫn in Mặt trời/Quả đất. Nếu xét trên bình diện danh từ chung và danh từ riêng, trường hợp này rất dễ nhầm lẫm.

4. Quy định về quy tắc viết hoa trong tiếng Việt để biệt hóa tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể và sản phẩm

Những tên riêng của cơ quan, tổ chức, công ty, xí nghiệp, đoàn thể hay sở, ban, trường học, phòng và sản phẩm sẽ là những danh từ riêng hoặc chỉ chứa một vài danh tư riêng. Theo bản Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt với Quyết định 240/QĐ quy định:
Quy tắc viết hoa tên riêng cơ quan, công ty, xí nghiệp trong tiếng Việt.

4.1. Quy định về viết hoa tên riêng của các cơ quan, tổ chức

* Viết hoa chữ cái đầu/âm tiết đầu của từ đầu tiên trong tổ hợp từ dùng gọi tên riêng của tổ chức, cơ quan. Ví dụ Trường đại học ngoại ngữ Hà Nội, Trường đại học công nghiệp Hà Nội… Nhưng trong văn bản lại in rõ Bộ Giáo Dục. Từ “Bộ Giáo Dục” là ngược với quy định về quy tắc viết hoa trong tiếng Việt trong nội dung văn bản quyết định. Lẽ ra phải viết là Bộ giáo dục mới đúng quy chuẩn.
Trong khi đó, thực tế cũng không áp dụng nghiêm túc điều này vì những lý do: Nhiều khi tên gọi của các cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể thường rất dài, bao gồm đầy đủ cấp độ của tổ chức, cơ quan đó trong hệ thống nào đấy. Ví dụ, Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm…, Trường đại học công nghiệp, kỹ thuật Hưng Yên.
* Nhiều trường hợp, danh từ chung sử dụng làm danh từ riêng khi gọi tên sản phẩm hay cơ quan. Cách viết cũng tồn tại nhiều kiểu. Ví dụ như Tạp chí Tài Hoa Trẻ/Tài hoa trẻ, Báo Giáo dục và Thời đại/Giáo dục và Thời đại/Giáo Dục và Thời Đại. Nhưng người ta thường viết hoa tất cả các cụm từ như Thế Giới Mới, Khoa Học Phổ Thông, Nhân Dân… Theo đó, có người cho rằng tên các tác phẩm cũng phải viết hoa cả cụm từ như tiểu thuyết Gánh Hàng Hoa, tập truyện Anh Phải Sống hay bức tranh Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ… Thậm chí có người cho rằng viết hoa tất cả như Xí Nghiệp Bóng Đèn-Phích Nước Rạng Đông Hà Nội.

4.2. Xu hướng viết hoa không theo âm tiết mà theo từ đối với tên gọi cơ quan, tổ chức

Xu hướng viết hoa tên gọi cơ quan, tổ chức hiện nay có nhiều cách khác nhau, chưa có thống nhất chung và sử dụng. Tuy nhiên, người ta thường viết hoa chữ cái đầu của từ đầu tiên và các từ của bộ phận tạo thành tên riêng như Bộ Thông tin, Tuyên truyền, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hát Cải Lương Trần Hữu Trang, Hội sinh viên Việt Nam, Phòng Nghiên cứu khoa học. Nhưng có trường hợp viết Nhà hát Tuồng Đào Tấn lại dễ gây ngộ nhận nên cần viết là Nhà hát tuồng Đào Tấn nhưng không có nhiều.
Vì chưa có sự thống nhất nên những chuyên gia ngôn ngữ cho rằng cần chuẩn hóa chính tả tiếng Việt càng sớm càng tốt để có sự nhất trí cao dựa trên cơ sở khoa học áp dụng cho tiếng Việt. Để khắc phục tình trạng rối rắm trong cách viết hoa như hiện nay, chúng ta cần có những khảo sát và nghiên cứu triệt để.
Với những thông tin chia sẻ về quy tắc viết hoa trong tiếng Việt ở trên, bạn có thể tham khảo để thấy sự đa dạng của tiếng Việt và có thể linh hoạt sử dụng sao cho phù hợp, theo chính tả phổ biến với xu hướng mà mọi người dùng hiện nay cho tới khi có quy chuẩn chung nhất áp dụng trong tiếng Việt. 
(Sưu tầm)
 

Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris

Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris là một trong những biểu tượng được công nhận rộng rãi nhất không chỉ của thành phố Paris mà còn của cả nước Pháp.

Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame Cathedral), được xây dựng vào năm 1163 dưới thời vua Louis VII và hoàn tất vào năm 1345 theo phong cách kiến trúc Gothic. Nhà thờ Đức Bà Paris không chỉ là biểu tượng của thủ đô Paris mà còn là một trong các biểu tượng của văn minh Thiên chúa giáo phương Tây.
Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris
Nhà thờ Đức Bà Paris bên bờ sông Seine.
Người ta đến với Nhà thờ Đức Bà Paris không chỉ vì bị cuốn hút bởi lối kiến trúc tuyệt mỹ mà còn là những ô cửa kính muôn màu muôn vẻ; bên cạnh đó, nơi đây cũng là nơi trú ngụ của những “con quái thú” huyền bí và tuyệt vời nhất – gargoyle.
Bí ẩn kiến trúc
Thuật ngữ gargoyle (máng nước hình đầu thú) bắt nguồn từ chữ tiếng Pháp “gargouiller” nghĩa là nước chảy qua họng. Để tìm thấy những chiếc máng đặc biệt này du khách hãy đi bộ dọc theo phía bắc nhà thờ.
Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris (Hình 2).
Một gargoyle đang ngồi trên bệ Nhà thờ Đức Bà Paris nhìn ngắm thành phố Paris.
Có một thần thoại Pháp xuất phát từ khu vực Rouen, kể về một sinh vật được gọi là Gargouille hình dạng trông giống như một con rồng, sở hữu với một chiếc cổ dài, cánh dơi và khả năng thở ra lửa.
Có rất nhiều phiên bản của thần thoại này nhưng câu chuyện phổ biến nhất vẫn là: Thánh Romanus đã thu phục Gargouille bằng cây thánh giá của ngài và đưa nó trở lại Rouen để nhận án tử hình vì tội phá hoại mùa màng và cuộc sống người dân nơi đây.
Gargouille đã bị chính ngọn lửa của mình thiêu cháy, thế nhưng Thánh Romanus chỉ đốt phần thân dưới của con quái thú, để lại phần đầu và một nửa phần thân trên; ngài đã đặt con quái thú trên bệ Nhà thờ nhằm xua đuổi những linh hồn ma quỷ.
Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris (Hình 3).

Gargoyles và các sinh vật thần thoại khác cũng đại diện và minh họa cho phe tà ác trong Giáo hội Công giáo Rôma thời trung cổ.

Ý tưởng nghệ thuật Gothic về một thế giới bên kia là sự đau khổ và chịu đựng, những gargoyle có thể đại diện cho hình tượng con quỷ bên ngoài đối đầu sự thánh thiện và an toàn của nhà thờ bên trong.
Ngoài ra bên cạnh việc xua đuổi ma quỷ và nhắc nhở kẻ tội lỗi là địa ngục đang chờ họ thì những tượng hình đầu thú còn có tác dụng là máng hứng nước mưa.
Ngày nay, nước mưa từ trên mái vẫn được dẫn qua các máng và chảy xuống từ miệng những hình đầu thú này, độ xa đủ để giữ cho nền móng của công trình được khô ráo và chắc chắn.
Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris (Hình 4).

Các máng nước đầu thú ở nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: WordPress.

Bức tượng người mất đầu ở nhà thờ Đức Bà Paris có nguồn gốc từ câu chuyện thánh Denis bị quân La Mã bắt giảng đạo rồi chém đầu năm 250 trên đỉnh đồi Montmartre. Truyền thuyết kể rằng cơ thể không đầu của thánh Denis đã đứng dậy nhặt đầu mình và vừa đi bộ vừa giảng đạo. Du khách tiến về phía cánh cửa trái ở cổng mặt Tây của nhà thờ sẽ thấy bức tượng kỳ lạ này.
Có truyền thuyết kể lại rằng nhiều thông điệp bí ẩn được giấu bên trong những mặt tường của nhà thờ sẽ dẫn bạn tới hòn đá của nhà giả kim (Philosopher’s Stone), một vật bí ẩn có thể biến kim loại thành vàng và cho con người sự trường tồn. Một trong số các thông điệp đó là những tấm huy chương ở cổng kính nhà thờ được cho là bước đầu mở ra bí mật về hòn đá. Du khách có thể thấy những hình khắc huy chương tròn này ở cả hai bên cửa chính của nhà thờ.
Không giống kim tự tháp Ai Cập hay các đền của La Mã là sử dụng nô lệ, nhân công xây dựng nhà thờ Đức Bà Paris hầu hết là các nghệ nhân được trả lương.
Tuy nhiên, để nhân công nhận tiền từ nguồn tài chính dồi dào của nhà thờ Công giáo cần có một hệ thống tin cậy. Vì thế mỗi thợ xây đá tự tạo một dấu riêng để ấn vào mỗi khối đá đã làm, nhằm đảm bảo nhận lương cuối ngày. Dấu vết của các nghệ nhân xây nhà thờ hiện vẫn còn sót lại ở quanh các cột đá dọc lối đi, nơi có các nhà nguyện.
Một mô hình nhỏ bên trong nhà thờ đã làm sáng tỏ một phần về sự khéo léo của con người thời trung cổ. Mô hình tả được cảnh công trường xây dựng với những vật dụng và con người đang lao động tí hon. Du khách có thể tìm thấy mô hình ở sau bàn thờ chính giữa.
Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris (Hình 5).

Mô hình thu nhỏ mô phỏng lại công trường xây dựng nên nhà thờ. Ảnh: Corey Frye.

Biểu tượng văn hóa
Trong lịch sử hơn 850 năm tuổi của mình, nhà thờ đã chứng kiến hai cuộc chiến tranh thế giới. Ngày 24/8/1944, Nhà thờ Đức Bà Paris đã gióng hồi chuông ngân vang như lời tuyên bố giải phóng Paris khỏi Đức Quốc xã, vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2.
Văn hoá - Bí ẩn kiến trúc trong nhà thờ Đức Bà Paris (Hình 6).

Thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris được Disney đã chuyển thể thành phim.

Nhà thờ trở thành nguồn cảm ứng của rất nhiều tác phẩm văn học, trong đó có tiểu thuyết nổi tiếng “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris” của đại văn hào Victor Hugo. Tác phẩm của Victor Hugo cũng đã biến Nhà thờ Đức Bà Paris thành địa danh trong mơ của nhiều thế hệ độc giả trên toàn thế giới. Năm 1996, Disney đã chuyển thể tác phẩm thành bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại.
Quốc Tiệp (tổng hợp)
 

Những ‘quái thú’ bảo vệ Nhà thờ Đức Bà Paris

Những ‘quái thú’ bảo vệ Nhà thờ Đức Bà Paris

Các bức tượng sinh vật kỳ lạ gargoyle và chimera là một trong những nét đặc trưng của Nhà thờ Đức Bà Paris.
Một bức tượng chimera bên trên Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: Independent.
Một bức tượng chimera bên trên Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: Independent.
Nhà thờ Đức Bà Paris là một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc Gothic. Bên cạnh những tác phẩm nghệ thuật khắc họa hình ảnh Chúa Jesus hay những vị thánh trong Kitô giáo, Nhà thờ Đức Bà Paris còn nổi tiếng với các bức tượng quái thú bằng đá, được đồn là có nhiệm vụ bảo vệ nơi đây khỏi những linh hồn độc ác. Khi các bức tượng này được chế tác dùng làm máng dẫn nước, người ta gọi chúng là “gargoyle”. Dù vậy, không ít người nhầm lẫn gargoyle là tên gọi chung chỉ tất cả những bức tượng sinh vật có hình thù kỳ dị của nhà thờ.
Thực tế, bộ sưu tập quái thú ở Nhà thờ Đức Bà Paris gồm gargoyle và các bức tượng sinh vật kỳ lạ khác dùng cho mục đích trang trí mang tên “chimera”. Nhiều người cho rằng chính những bức tượng chimera và gargoyle đã tạo nên nét đặc sắc không pha trộn của Nhà thờ Đức Bà Paris.
Nhà thờ được xây từ những năm 1160 và quá trình xây dựng kéo dài trong gần 200 năm. Thời kỳ đầu, gargoyle không phải đặc trưng của kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, tới giữa thế kỷ XIII, phong cách Gothic phát triển rực rỡ đã khiến các máng nước chạm khắc đầu quái thú gargoyle trở nên phổ biến.
Lấy cảm hứng từ những tạo tác lâu đời được tìm thấy trong các ngôi đền ở Ai Cập, Rome và Hy Lạp, các kiến trúc sư Pháp bắt đầu trang trí những công trình của mình bằng gargoyle từ thời Trung cổ. Để biến đổi hình ảnh quái thú cho phù hợp với văn hóa, họ tìm đến văn hóa dân gian Pháp, cụ thể là câu chuyện từ thế kỷ thứ VII về Thánh Romain và Gargouille, con quái vật biết phun lửa với chiếc đầu bị đóng đinh vào một nhà thờ để làm máng dẫn nước.
Thời điểm Nhà thờ Đức Bà Paris hoàn thành vào năm 1345, hàng chục máng nước đá vôi gargoyle được thêm vào trên các bức tường của công trình. Đóng vai trò vừa như sinh vật biểu tượng có nhiệm vụ bảo vệ nhà thờ vừa là máng xối nước, chúng mang vẻ ngoài khác biệt, gồm phần thân rỗng dẫn nước, cổ dài và một chiếc đầu giống đầu động vật. Thông thường, chúng cũng có cánh, tai nhọn và chân mọc móng vuốt gắn liền với thân. Tuy nhiên, nếu dùng đúng với chức năng thoát nước, các gargoyle có tuổi thọ không quá cao.
Các máng thoát nước gargoyle nhô ra khỏi tường Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: Wikimedia Commons.
Các máng thoát nước gargoyle nhô ra khỏi tường Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh:Wikimedia Commons.
Trái với gargoyle, chimera lại là những bức tượng trường tồn với Nhà thờ Đức Bà và chúng có những đặc điểm riêng để phân biệt với nhau. Chimera không phải những tạo tác có từ thuở ban đầu của Nhà thờ Đức Bà. Thực tế, chúng chỉ được chạm khắc và bổ sung vào kiến trúc nhà thờ từ thế kỷ XIX.
Vào những năm 1800, Nhà thờ Đức Bà rơi vào khủng hoảng. Chán phong cách kiến trúc Gothic và có hứng thú với kiến trúc Baroque, người dân Paris lúc bấy giờ nộp đơn kiến nghị phá hủy nhà thờ vì nó đã xuống cấp. Nhưng nhờ có nhà văn Victor Hugo, kịch bản này đã không xảy ra. Nhằm nhắc nhở công chúng về ý nghĩa lịch sử quan trọng của nó, ông đã viết tác phẩm “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà”. Cuốn tiểu thuyết thành công đến mức nhà vua Pháp phải lên tiếng kêu gọi tân trang lại nhà thờ.
Năm 1844, hai kiến trúc sư Jean-Baptiste-Antoine Lassus và Eugène Viollet-le-Duc được giao nhiệm vụ khôi phục Nhà thờ Đức Bà. Họ thuê các nghệ nhân sửa chữa những nơi hư hỏng và bổ sung thêm các yếu tố mới, bao gồm ngọn tháp nặng 750 tấn, các bức tượng đồng và 56 bức tượng chimera.
Không giống gargoyle, chimera không nhô ra khỏi các bức tường bên ngoài nhà thờ. Thay vào đó, chúng xếp hàng trên Galerie des Chimères, một hành lang nối hai tháp chuông bắc và nam. Từ đây, chúng ngắm nhìn thành phố, đồng thời tô điểm cho vẻ đẹp có một không hai của Nhà thờ Đức Bà.
Bộ sưu tập chimera của Nhà thờ Đức Bà bao gồm những động vật đáng sợ, các giống lai tưởng tượng và các sinh vật huyền bí. Nhờ tính độc đáo, có hai bức tượng điêu khắc còn được đặt tên riêng là con rồng Wyvern và Stryga, sinh vật kỳ lạ với đầu mọc sừng, lưng có cánh, cằm chống lên hai tay.
Bức tượng chimera Stryga. Ảnh: Pinterest.
Tượng chimera Stryga. Ảnh: Pinterest.
Vũ Hoàng (Theo Mymodernmet.com)
 

Hình tượng con lợn trong văn hóa

Hình tượng con lợn trong văn hóa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

Lợn trong văn hóa đại chúng
Brook, pig on the green - geograph.org.uk - 1444361.jpg
Một con lợn nhà
Danh xưng
Vùng văn hóa ảnh hưởng
Ý nghĩa biểu tượng
  • Sự nhàn nhã, sung túc, giàu có, phồn thực
  • Lường biếng, phàm ăn, đáng khinh, ô uế
Con lợn hay con heo là loài vật đã gắn bó lâu đời với con người và xung quanh đó là nhiều câu chuyện trongvăn hóa đại chúng về con lợn. Trong văn hóa, con lợn cũng được cọi với nhiều tên như con heo, chú ỉn, trư, hợi. Trong văn hóa phương Đông, lợn đứng cuối cùng trong 12 con giáp (Hợi) và cũng đứng cuối cùng trong lục súc.
Lợn biểu trưng cho sự phồn thực, tính dục và sự nhàn nhã sung túc. Người ta còn dùng hình ảnh con heo đấtnhư là một biểu tượng về tài chính. Ngoài ra, thủ lợn (đầu heo) là một món sính vật quan trọng trong một mâm cúng ở những buổi lễ long trọng và lễ nghi của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó lợn cũng còn là biểu tượng cho thói phàm ăn, sự bẩn thỉu, dơ dáy, ô uế[1].

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Lợn nói chung là một chi động vật móng guốc có nguồn gốc ở đại lục Á-Âu được gộp nhóm tổng thể với danh pháp khoa học là Sus, thuộc họ Lợn (Suidae). Lợn rừng đã được thuần hóa và được nuôi như là một dạng gia súc để lấy thịt cũng như da. Các sợi lông cứng của chúng còn được sử dụng để làm một số loại bàn chải, da có thể dùng để sản xuất bóng bầu dục. Ngoài ra, phân của lợn nhà cũng được dùng làm phân chuồng để cải tạo đất.
Lợn nhà là một gia súc được thuần hóa, được chăn nuôi để cung cấp thịt. Hầu hết lợn nhà có lớp lông mỏng trên bề mặt da. Chăn nuôi lợn là một ngành hết sức quan trọng, nó cung cấp một số lượng rất lớn thịt cho bữa ăn của hàng tỷ người trên trái đất và là một loại thực phẩm thiết yếu. Lợn nuôi chủ yếu dùng để lấy thịt. Các sản phẩm khác từ thịt lợn như xúc xích, lạp xưởng, jambon. Đầu lợn có thể được dùng làm dưa da đầu lợn. Gan, huyết và các nội tạng khác cũng được dùng làm thực phẩm (lòng lợn).
Là con vật có sự gần gũi với đời sống con người là con vật mà hình ảnh của nó đã đi vào thơ ca, ca dao, hội họa dân gian, và là một biểu tượng văn hóa. Trong 12 con giáp, heo nằm trong số ba con vật cuối cùng (gà, chó, và heo) có mối liên hệ gần với đời sống hàng ngày của con người hơn các con vật khác như rồng, cọp, khỉ.
Trong ba con vật cuối cùng của 12 địa chi (gà, chó và heo), heo là con vật có thể nói đã từng song hành với con người trong suốt quãng đường dài tiến hóa. Tuy nhiên, người ta thường khinh con heo và hay nói theo quán tính ngu như heo hay ngu như con lợn. Heo là một trong những con vật có một mối liên hệ lâu đời nhất với con người, không chỉ người Á châu mà còn cả châu Âu và các nền văn minh khác.[2]

Phương Đông[sửa | sửa mã nguồn]

Lợn là một trong số 12 con vật tượng trưng cho chu kỳ 12 năm của Địa Chi trong nhiều tính toán liên quan tới Can-Chi của người Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên v.v. Nó gắn liền với địa chi Hợi. Những người tin tưởng vào chiêm tinh học Trung Hoa luôn gắn con vật với đặc điểm, đặc tính cá nhân. Xem bài: HợiTrư Bát Giới, một nhân vật trong Tây du ký của người Trung Quốc, là một vị thần trên thiên đình có hình dạng nửa người nửa lợn.

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với người Việt Nam và Trung Quốc, heo được nhân cách hóa qua nhân vật hư cấu nửa người nửa heo Trư Bát Giới, một vị thần trên Thiên đình, trong truyện nổi tiếng Tây du ký. Đối với Việt Nam, dù được xem là biểu tượng của sự may mắn và trù phú như thế, con heo trong dân gian Việt Nam mang nhiều hình tượng tiêu cực. Nói đến heo là người ta nói đến tính lười biếng (lười như heo), ham ăn, bẩn thỉu, và ngu (ngu như heo) ngoài ra còn hình tượng nhục dục (phim con heo).
Người dân tộc ở Việt Nam có truyền thuyết Pú Lương Quân của dân tộc Tày vùng Cao Bằng kể về vợ chồng Báo Lương và Sao Cải, sau khi đã trồng được nhiều lúa, bèn nghĩ đến việc vào rừng để bắt heo rừng về nuôi, khu rừng bắt được gọi là Đồng Giáo (rừng heo cỏ), nơi nuôi heo gọi là xóm Chóng Mu (xóm Bờm heo), cánh đồng trồng khoai nuôi heo gọi là Bà Non (ruộng Dọc khoai), mà có thể cư dân Tày cổ có nguồn gốc từ người Việt cổ từ sau khi giải thể nhà nước Văn Lang và Âu Lạc.[2]

Lợn trong tranh Đông Hồ

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, con lợn được thể hiện qua các bức tranh dân gian Đông Hồ, hình ảnh con lợn hiện hữu trên tấm lịch tường gia đình để thiể hiện sự sung mãn, phồn thực, vui vẻ hạnh phúc. Con lợn trong quan niệm văn hóa cổ truyền thuộc dòng Âm ôn hòa nhã nhặn, sinh nở đầy đàn nên yếu tố phồn thực được đề cao trong loại tranh dân gian, chúc tụng năm mới gặp nhiều may mắn, con cháu đông vui, phúc lộc. Bức tranh lợn đàn là biểu tượng của sự sung túc, no đủ, phồn thực.
Trên mình lợn có vòng khoáy Âm – Dương ngụ ý phát triển, sinh sôi nảy nở, bức tranh còn thể hiện con lợn mẹ trắng xóa mắt lim dim lờ đờ, mõm tũm tĩm, năm con lợn con, con xanh, con đỏ, con trắng, con tím lúc nhúc cả dưới chân. Hình ảnh lợn Cấn sắc nét nhất là trên tranh Lợn ăn lá ráy, Nghệ nhân Đông Hồ đã quan sát kỹ con lợn phàm ăn, đang sục mõm vào máng, cành lá ráy như động đậy, ước lệ.
Ở vùng đất thuộc hạ nguồn sông Hậungười Khmer vẫn cho rằng heo năm móng và heo ba giò là những cốt tinh lang thang của người đầu thai, nếu trong nhà có một con heo như thế thì cũng đồng nghĩa với việc nhà ấy gặp những chuyện tai ương khủng khiếp, lục đục chuyện gia đình và người ta tìm mọi cách để tống khứ. Tại Chùa Dơi còn có tên gọi khác là chùa Mã Tộc ở tỉnh Sóc Trăng là nơi chốn những con heo đặc biệt này cư ngụ, cả phần xác lẫn phần hồn. Người Khmer rất sợ heo năm móng, heo ba giò, tức là heo có tới năm móng thay vì bốn móng như bình thường. Còn heo ba giò là một chân có màu đen, một chân có màu trắng.[3]

Dân tộc khác[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với các dân tộc sống tại các đảo ngoài lục địa Đông Nam Á, ngoài việc heo là nguồn cung cấp thực phẩm, heo còn là biểu tượng của sự giàu có, là quà cưới cho cô dâu, và có khi còn là đơn vị hàng hóa quan trọng trong thương trường. Đối với người theo đạo Ấn Độ giáo, thần Visnu có hình dạng con heo, chuyên hành hiệp cứu độ chúng sinh. Ở các bán đảo Thái Bình Dương, loại heo không lông Kapia có địa vị như con người có danh xưng, được mặc áo nghiêm chỉnh, và mặt còn được trang điểm. Người thổ dân da đỏ ở Mĩ cũng xem heo là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn. Heo thường được dùng làm con vật để tế thần, vì người ta tin rằng heo có linh hồn.

Phương Tây[sửa | sửa mã nguồn]

Hy Lạp[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Hy Lạp cổ đại, lợn là con vật để hiến tế cho nữ thần Demeter và nó là con vật yêu thích của nữ thần này. Phần mở đầu của các lễ hiến tế Eleusis được bắt đầu bằng việc hiến tế con lợn. Sự chuyển hóa ma thuật biến con người thành lợn được dùng làm cốt truyện trong nhiều câu chuyện, chẳng hạn trong thiên sử thiOdyssey của Homer, trong đó đoàn thủy thủ của con tàu anh hùng bị nữ thần Circe biến thành lợn. Ở châu Âu thời cổ đại, heo là con vật được nữ thần Demeter (thần sinh sản) ưa thích, và do đó heo còn là con vật biểu tượng cho sự thịnh vượng, trù phú.

Âu Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Lợn chính là một trong những con vật thân thiết với người Mỹ nhất toàn cầu. Thời kì 13 bang còn là thuộc địa của Anh, lợn rừng được các đoàn nông dân chuyên chở đến chợ bán trên những vệt đường mòn là tiền thân ngành đường sắt Hoa kỳ ngày nay. Bức tường phố Wall ban đầu là để chắn lợn rừng vì lợn rừng vì thói quen rũi mọi thứ dưới đất nên đã phá hoại rất nhiều hoa màu của các trang trại Mỹ. Ở Manhattan, New York, các nông dân buộc phải dựng lên một bức tường (wall) để bảo vệ hoa màu khỏi lợn rừng. Tên viết tắt U.S của Mỹ liên quan đến lợn gắn với một người bán thịt lợn tên Uncle Sam (Bác Sam) đã tiếp tế vài trăm thùng thịt lợn trên tàu cho quân đoàn Mỹ.[1]
Cũng tại Hoa Kỳ, một số trường phổ thông (sơ, trung và cao cấp) cũng như trường đại học có các con vật lấy phước là lợn hay tương tự như lợn. Đáng chú ý nhất trong số này là Đại học Arkansas với con vật lấy phước của đội thể thao của trường là một con lợn lòi (Sus scrofa). Lợn đôi khi được dùng để ví với người Winston Churchill nói rằng “Con chó ngước lên nhìn chúng ta. Con mèo nhìn xuống chúng ta, còn con lợn thì coi chúng ta là ngang hàng”. Ở Đức, tham dự vào buổi tiệc có thịt heo vào đêm Noel có ý nghĩa ngăn ngừa quỷ thần và đem lại thịnh vượng, tiền tài cho năm mới.[2]

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Người theo Hồi giáo bị cấm không được ăn thịt lợn, theo kinh Qur’anNgười Do Thái cũng bị cấm ăn thịt lợn, theo luật Kashrut. Trong Phúc âm, chúa Giê-su đã kể một câu chuyện ngụ ngôn về đứa con trai hoang đàng. Khi ăn chơi hết tiền cậu ta phải xin làm người nuôi lợn thuê, mong ước là có thể ăn thức ăn của lợn như không ai cho. Cũng trong Phúc âm, chúa Giê-su thực hiện một phép màu bằng cách làm cho con quỷ ám ảnh con người đi vào một bầy lợn và sau đó làm nó phải chạy trốn tới một vách đá và sau đó bị chết đuối.

Một số con lợn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trư Bát Giới, Trư Bát Giới là nhân vật mang tính cách phát triển và phức tạp. Bát Giới có hình hài như một quái vật gớm ghiếc, “nửa lợn, nửa người” Tên gọi khác của Bát Giới là Trư Ngộ Năng do Quan Thế Âm Bồ Tát đặt cho nghĩa là: “con lợn (tái sinh) nhận ra, ngộ ra khả năng của mình” để ám chỉ việc Bát Giới luôn tự đánh giá mình quá cao mà quên mất mình mang một hình hài kinh khủng. Tam Tạng đặt tên là Bát Giới với ý nghĩa là “Tám ranh giới bị kiềm chế” (không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói bậy, không uống rượu, không trang điểm, không nằm ngồi giường quá rộng, ăn chay. Bát Giới cũng luôn đẩy những người đồng hành vào rắc rối bởi sự lười biếng, thói háu ăn và bản tính háo sắc trước những cô gái đẹp của mình. Nhân vật này tỏ ra ghen tị với Tôn Ngộ Không và lúc nào cũng tìm cách hạ bệ Ngộ Không.
  • Chú lợn mang tê Thủ lĩnh trong tác phẩm Trại súc vật là một chú lợn đực là cảm hứng cho cuộc Nổi dậy trong cuốn sách. Nó 12 tuổi. Theo một cách giải thích, nó có thể dựa trên cả Karl Marx, người sáng lập Chủ nghĩa Marx hiện đại và là cơ sở cho Chủ nghĩa cộng sản, (trong đó nó miêu tả xã hội lý tưởng mà các con vật sẽ tạo ra nếu con người bị lật đổ) và Vladimir Lenin (ở điều cái đầu lâu của nó được đặt ở một nơi trưng bày công cộng được tôn trọng, như xác ướp của Lenin). Tuy nhiên, theo Christopher Hitchens: “các tính chất cá nhân của Lenin và Trotsky được tổng hợp vào trong một nhân vật [ví dụ, Snowball], hay, nó thậm chí có thể […] nói, hoàn toàn không có Lenin.”[4]
  • Chú lợn Napoleon: Một con lợn đực Berkshire hung dữ, chú lợn Berkshire duy nhất tại trang trại, không phải là một nhân vật chỉ nói phét, mà với một danh tiếng vì đi theo con đường riêng của mình”,[5] Napoleon là kẻ bạo chúa và hung ác chính duy nhất của Trại súc vật. Nó bắt đầu dần xây dựng quyền lực, sử dụng những con chó con bị bắt đi khỏi bố mẹ, những con chó Jessie và Bluebell, và nuôi dạy chúng trở thành những con chó hung ác, như cảnh sát mật của mình. Sau khi đuổi Snowball khỏi trang trại, Napoleon nắm quyền lực tuyệt đối, sử dụng tuyên truyền giả tạo của Squealer và đe doạ cùng sự doạ dẫm của các con chó để giữ các con vật khác tuân theo luật lệ. Trong số những điều khác, nó dần thay đổi các điều răn để mang lợi cho mình. Tới cuối cuốn sách, Napoleon và những con lợn đồng minh của nó đã học đứng thẳng và bắt đầu hành động như con người là cái ban đầu đã khiến chúng nổi dậy.: Trong phiên bản tiếng Pháp đầu tiên của Trại súc vật, Napoleon được gọi là César, cách đọc tiếng Pháp của Caesar,[6] dù bản dịch khác gọi nó là Napoléon.[7]
  • Chú lợn Snowball: Đối thủ của Napoleon và ban đầu là lãnh đạo của trang trại sau khi Jones bị lật đổ. Có lẽ nó là sự ám chỉ tới Leon Trotsky, dù theo ý kiến của Orwell về Trotsky nó có thể được coi là sự đại diện của những người Menshevik. Nó được hầu hết các con vật ủng hộ và tin tưởng vì đã lãnh đạo mang lại một vụ mùa bội thu đầu tiên, nhưng đã bị Napoleon đuổi khỏi trang trại. Snowball đã lãnh đạo những công việc hiệu quả cho trang trại và các con vật và có những kế hoạch nhằm giúp các con vật đạt được một xã hội quân bình không tưởng, nhưng Napoleon và những con chó của nó đã đuổi Snowball khỏi trang trại, và Napoleon tung ra những tin đồn khiến Snowball trở thành ma quỷ, tham nhũng và nó đã bí mật phá hoại những nỗ lực của các con vật nhằm cải thiện trang trại.
  • Chú lợn Squealer: Một con lợn thịt nhỏ, trắng, béo là cánh tay phải của Napoleon và là bộ trưởng tuyên truyền. Squealer đã sử dụng ngôn ngữ để giải thích, bào chữa và tán dương mọi hành động của Napoleon. Squealer hạn chế tranh luận bằng cách làm nó trở nên phức tạp và nó từ chối và làm mất phương hướng, ví dụ nó đưa ra tuyên bố rằng những con lợn cần các đồ xa xỉ nhằm làm việc một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi các vấn đề vẫn cứ tồn tại dai dẳng, nó thường sử dụng cách đe doạ sự quay trở lại của Ông Jones, người chủ cũ của trang trại, để bào chữa cho những ưu tiên dành cho loài lợn. Squealer sử dụng những chiến thuật để thuyết phục các con vật rằng cuộc sống đang ngày càng tốt lên. Đa số các con vật chỉ có quá khứ mờ nhạt về đời sống trước cách mạng; vì thế, chúng đã tin tưởng. Cuối cùng, nó là con vật đầu tiên đi bằng hai chân sau.
  • Ba chú heo con trong truyện cổ tích cùng tên. Ba chú heo con phải rời lợn mẹ ra ở riêng. Chú heo con đầu tiên xây một ngôi nhà bằng rơm, nhưng con sói đã thổi bay ngôi nhà và ăn thịt chú. Chú heo con thứ hai xây một ngôi nhà bằng gỗ cây kim tước, nhưng cũng bị sói thổi bay nhà rồi ăn thịt. Đến chú heo thứ ba, xây ngôi nhà bằng gạch, vì vậy con sói không thể thổi đổ được. Nó bèn nghĩ kế lừa chú heo ra khỏi nhà bằng cách hẹn gặp chú ở nhiều nơi khác nhau, nhưng lần nào cũng thất bại. Cuối cùng, nó phải trèo vào nhà qua đường ống khói, rơi vào cái vạc toàn nước sôi của chú heo. Heo liền đậy nắp lại, nấu chín rồi ăn thịt sói.

Thành ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra, người ta cũng dùng từ liên quan đến hình ảnh của con lợn để chỉ một số khía cạnh trong cuộc sống như:[8]

Tranh biếm họa về lợn và người

  • Lợn lành thành lợn què
  • Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo bộ lòng mới ngon
  • Con gà cục tác lá chanh/Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
  • Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng
  • Nuôi heo thì phải vớt bèo/Lấy vợ thì phải nợp cheo cho làng
  • Quê hương ta lúa nếp thơm nồng/Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong (Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)
  • Lợn cấn ăn cám tốn (đối lại với câu: Chó khôn chớ cắn càn)
  • Lợn cưới áo mới: Khoe đồ đẹp
  • Lợn đói cả năm không bằng tằm đói một bữa
  • Chăn lợn ba năm không bằng chăn tằm một lứa
  • Ba bà đi bán lợn con, lon ton chạy về/ba bà đi bán lợn sề, chạy về lon ton
  • Đầu gà, má lợn
  • Giàu nuôi chó, khó nuôi heo
  • Hùm nằm cho lợn liếm lông
  • Người ta thách lợn, thách gà/Nhà em thách cưới, một nhà khoai lang
  • Đồ con lợn như là một câu chửi
  • Con lợn da trắng dùng để chửi những người phương Tây da trắng,
  • Mập như heo chế diễu một ai đó mập
  • [Háu] ăn như heo: Chế diễu ai đó ham ăn
  • Tuồng chó lợn hay phường chó lợn: Câu chỉ sự khinh mạn
  • Phim heo tên gọi chỉ về những bộ phim có nội dung đồi trụy
  • Lợn chê chó có bọ
  • Lợn không cào, chó nào sủa
  • Lợn đầu cau cuối
  • Lợn rọ, chó thui
  • Lợn ăn xong lợn nằm, lợn béo/Lợn ăn xong lợn réo, lợn gầy
  • Lợn đói một bữa bằng người đói cả năm
  • Lợn nước mạ, cá nước rươi
  • Lợn thả, gà nhốt
  • Lợn bột thì ăn thịt ngon, lợn nái thì đẻ lợn con cũng lời
  • Lợn trong chuồng thả ra mà đuổi: chê người thích đưa việc vào mình
  • Cưới em anh nghĩ cũng lo/Con lợn chẳng có, con bò thì không
  • Chăn nuôi vừa khéo vừa khôn/Quanh năm gà lợn xuất chuồng quanh năm
  • Giàu lợn nái, lãi gà con
  • Đang khi lửa tắt cơm sôi/Lợn đói, con khóc, chồng đòi tòm tem
  • Còn duyên anh cưới ba heo/hết duyên anh đánh ba hèo đuổi đi
  • Cồng cộc bắt cá dưới bàu/Cha mẹ mày giàu, đám giỗ đầu heo
  • Bố chồng là lông con lợn/Mẹ chồng như tượng mới tô Nàng dâu mới về là bồ chịu chửi
  • Bao nhiêu củ rím củ hà/Để cho con lợn con gà nó ăn
  • Mẹ em tham thúng xôi dền/Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng
  • Anh giúp một thúng xôi vò/Một con lợn béo một vò rượu tăm
  • Yêu nhau chả lấy được nhau/Con lợn bỏ đói buồng cau bỏ già
  • Hai vợ nằm chèo queo/Ba vợ ra chuồng heo mà nằm
  • Giả heo ăn hổ (thành ngữ Trung Quốc)
  • Lợn giò, bò bắp
  • Ruột heo hơn phèo trâu
(Sưu tầm)
 

Chuyện tình của Paustovsky: Yêu đến giọt sống cuối cùng

Chuyện tình của Paustovsky: Yêu đến giọt sống cuối cùng

Họ đã gặp nhau khi nàng, nữ nghệ sĩ Tatjana Evteeva, là vợ của nhà viết kịch Xô viết nổi tiếng Aleksei Arbuzov vốn rất quen thuộc với công chúng Việt Nam qua vở “Câu chuyện Iếc-cút”. Còn chàng, nhà văn tầm cỡ thế giới, Konstantin Paustovski, tác giả “Bông hồng vàng”, từ lâu đã lập gia đình. Và thiên tình sử của họ thật đẹp khiến cho cô con gái của Tatjana là Galina Arbuzova quí mến cả hai người đàn ông và đều coi Arbuzov lẫn Paustovski là hai ông bố thân yêu của mình.
Trước bữa tiệc đón mừng năm mới ở Jalta, Arbuzov hào hứng thông báo với vợ: “Tanka, Tanka, mau ra đây, anh sẽ giới thiệu em với một con người phi thường và một nhà văn!”. Tatjana lúc đó tuy chưa làm quen với sáng tác của Paustovski, nhưng do yêu mến và kính nể chồng, đã hồi hộp chờ đợi sự xuất hiện của con người đặc biệt đó. Bỗng trước mắt nàng hiện ra một người đàn ông đứng tuổi, dáng người tầm thước, tác phong bệ vệ, quần áo chỉnh tề, Tatjana rất không ưa con người đó bởi vẻ kênh kiệu, xa cách của vị khách mời. Đối với những ai chưa biết Paustovski thì ông bao giờ cũng gây nên ấn tượng như vậy, nhưng thật ra, ông là một sự đối lập lại hoàn toàn với cái ấn tượng do ông tạo ra. Trước những người lạ, ông luôn luôn thận trọng và kiệm lời. Song Paustovski thật sự sửng sốt trước vẻ đẹp tự nhiên nhưng rất quí phái của Tatjana. Một người đẹp thực sự với mái tóc óng ả, với đôi mắt xanh lơ quyến rũ và những đường nét thanh tú trên khuôn mặt trái xoan. Nàng có một sức hút kì lạ: ở bất kì nơi nào nàng có mặt, mọi người không thể không chú ý tới nàng.
Còn nhớ sau chiến tranh, khi gia đình Tatjana từ nơi sơ tán trở về, ngôi nhà bị bom tàn phá nặng nề đã được tu sửa lại nhưng đồ đạc chẳng còn gì. Lúc bấy giờ đang là mùa đông và Tatjana phải đi đôi ủng dạ vá chằng vá đụp trông dễ sợ. Có lần một người bạn cũ của Tatjana là Astangov, một nghệ sĩ nổi tiếng thời bấy giờ, rủ nàng đi ăn hiệu, Tatjana nói: “Em chả có áo xống gì cả, đến ngay đôi giày cho ra hồn cũng không có”. Astangov nói: “Riêng cô có thể đi ủng dạ cũng được”. Và nàng đã nghiễm nhiên đi ủng dạ khiêu vũ với Astangov ở Metropol, một khách sạn sang trọng vào bậc nhất của thủ đô Mátxcơva thời bấy giờ. Những người đàn ông khác cũng mời nàng nhảy trong trang phục xuềnh xoàng như vậy. Tuy không nói ra nhưng ai cũng hiểu rằng trong bất cứ bộ y phục nào, Tatjana vẫn đẹp mê hồn như một nữ hoàng.
Vào thời gian quen biết Paustovski, gia đình Tatjana sống trong con hẻm Kopevski, gần Nhà hát Bolshoi, trong một căn nhà đông hộ. Ở thời điểm đó, hai vợ chồng Arbuzov bắt đầu có sự trục trặc dẫn tới việc chia tay nhau. Còn Paustovski thì lại không biết chuyện đó nên thường đem đến tặng Tatjana những bó hoa lớn bày khắp trong căn phòng nhỏ hẹp. Tuy hai vợ chồng Arbuzov đã li thân, nhưng đám bạn bè trẻ của Arbuzov thường xuyên tụ tập ở nhà ông. Và những bó hoa này bao giờ cũng khiến họ cười vang như pháo. Có lẽ họ cảm thấy Paustovski quá già mặc dầu hồi đó ông mới 48 tuổi.
Tatjana không phải lòng Paustovski ngay lập tức, nhưng nàng hiểu được tầm lớn lao về nhân cách của ông. Nàng đã mấy lần cùng cô con gái rượu Galina đến thăm ông trong ngõ Lavrushinski, nhưng trái tim chưa thật sự rung động trước tình cảm mà Paustovski dành cho nàng. Nàng đã tái giá, lấy một nhà biên kịch nổi tiếng Mikhail Shneider, người đứng đầu một trong hai trường phái văn học ở Mátxcơva những năm 30. Khi chiến tranh nổ ra, gia đình Tatjana tản cư đến thành phố Christopol, mà ra khỏi đó là vô cùng khó khăn, và chính Paustovski đã đưa gia đình nàng theo mình đến Alma-Ata để lánh nạn. Chính tại đây, năm 1943, Paustovski đã tỏ tình với Tatjana. Hai mẹ con Tatjana thường xuyên tiếp xúc với Paustovski và hay kéo cả nhà đến thăm ông. Song tình cảm giữa hai người không bộc lộ một cách cuồng nhiệt mà phát triển tiệm tiến theo kiểu mưa dầm thấm lâu. Paustovski cùng với gia đình từ nơi tản cư trở về Mátxcơva, còn gia đình Tatjana vẫn ở lại Alma-Ata bởi lẽ muốn đến Mátxcơva thì phải có giấy phép. Paustovski bèn nói với Arbuzov để ông ta làm đơn xin cho con gái và cả vợ cũ trở về thủ đô. Và việc đó đã thành công. Cuộc sống có những diễn biến kì lạ khiến cho Paustovski cũng tham gia vào số phận người chồng cũ của Tatjana. Số là vào thời kì cuối chiến tranh, Arbuzov bị thủng loét dạ dày, có nguy cơ dẫn đến tử vong. Vợ mới của ông báo cho Tatjana biết tin. Nhưng Tatjana không có những người quen nào thuộc diện cán bộ cao cấp ngoại trừ Paustovski. Và ban đêm nàng đánh liều gọi điện thoại cho ông. Ngay đêm đó, ông đã tìm được một bác sĩ giải phẫu cực giỏi. Arbuzov được mổ kịp thời và đã thoát chết.
Tatjana là một phụ nữ kín đáo và không hề thổ lộ tình cảm của mình đối với Paustovski cho con gái biết. Nhưng qua những bức thư và nhật kí của Paustovski, cô bé thấy rõ mối tình giữa hai người đã nhen nhóm ở đây, ở Mátxcơva, sau khi gia đình của Tatjana từ nơi sơ tán trở về thủ đô. Đêm ăn mừng chiến thắng là một thời điểm rất quan trọng đối với hai người cũng như đối với cả nước. Paustovski và Tatjana đã cùng nhau thức trắng đêm đó tại Hồng trường. Song bước ngoặt trong quan hệ tình cảm giữa họ vẫn chưa diễn ra, mặc dầu người chồng sau của Tatjana đã chết vì bệnh lao.
Hai mẹ con Tatjana sống trong một căn phòng 30m2 trên đường phố Gorki, còn Arbuzov trong thời gian đó thì không có chỗ ở, và hai mẹ con đã ngăn đôi căn phòng của họ bằng hai chiếc tủ đứng để nhường một nửa phòng cho Arbuzov và gia đình của ông.
Galina còn nhớ rõ những bức thư của Paustovski gửi cho mẹ mình. Đó là những bức tình thư đầy sự đam mê say đắm nhưng đồng thời cũng toát lên cả sự rụt rè và sự do dự. Âm hưởng dè dặt ngập ngừng này không chỉ thể hiện trong quan hệ tình cảm đối với Tatjana mà còn xuất phát từ hoàn cảnh riêng của Paustovski là ông phải đoạn tuyệt với một phụ nữ khác mà điều này đối với ông không phải là dễ. Paustovski không phải là một người có tính quyết đoán, có thể trong khoảnh khắc cắt đứt mọi mối liên hệ. Tất nhiên là ông yêu Valeria Vlađimirovna Navashima khi ông cưới nàng và đó là một thời kỳ lâu dài trong cuộc đời ông, một sự gắn bó sâu xa.
Tác phẩm mang tính chất tự thuật “Câu chuyện về một cuộc đời” của Paustovski đã kết thúc bằng một mối tình của ông đối với Valeria mà trong thiên truyện được đổi tên thành Maria. Rời bỏ gia đình đối với Paustovski là một quyết định rất khó khăn và điều đó đã làm cho quan hệ giữa Paustovski và Tatjana ngay từ đầu mang đầy kịch tính.
Paustovski không thể quyết định vấn đề này về mặt tình cảm cũng như về mặt thể xác – ông không thể nói một điều gì đó gay gắt và bỏ đi. Còn Tatjana vốn dễ bị kích động đã cho rằng cần phải rời khỏi Mátxcơva – thoạt tiên đến Kizljar rồi sau đó đến Grozno. Điều đó đã được phản ánh trong những bức thư đầy vẻ oán trách của Paustovski gửi Tatjana. Tatjana thực lòng rất yêu Paustovski, song nàng là người không chấp nhận và không thể chịu được sự nửa vời. Nàng đã hiến dâng trọn đời mình cho tình yêu và cho rằng phía bên kia cũng phải hành động như vậy. Rất có thể nàng không muốn ngăn cản quyết định của Paustovski hoặc muốn rằng câu chuyện sẽ kết thúc bằng cách này hay cách khác. Có lẽ nàng muốn được giải phóng về mặt nội tâm, muốn thoát ra khỏi tình cảm đó mặc dầu trong những bức thư gửi Tatjana, Paustovski khẳng định rằng tất cả những gì ông viết ra là dành cho nàng và vì nàng. Tất cả những điều ấy sau này đã được thực tiễn xác nhận. Trong phần thứ hai của “Câu chuyện về một cuộc đời” mang tên “Tuổi trẻ sôi nổi” có những dòng kể lại rằng vào một buổi rạng sáng mưa dầm dề ông đã chia tay với một người thân yêu. Đó chính là Tatjana.
Việc Tatjana rời khỏi Mátxcơva vẫn không thúc đẩy Paustovski phải hành động dứt khoát. Điều này diễn ra khá lâu. Hai mẹ con Tatjana sống ở Minsk, nơi có một nhà hát tuyệt vời, sau đó chuyển đến Talin, nơi vừa khai trương một nhà hát mới. Cho đến mùa hè năm 1949, chưa có chuyện gì thay đổi cả. Có thể nói rằng mối quan hệ yêu đương giữa hai người đã kéo dài gần 10 năm, từ 1939 đến 1949. Nhưng tất nhiên đó không phải là một mối tình sôi nổi của cặp uyên ương thường xuyên sống bên nhau. Đó là sức hút hai người đến với nhau nhưng cũng vừa là lực đẩy, bởi lẽ cả hai đã làm rất nhiều để không đoàn tụ. Tatjana đã tiến hành những bước quyết định để chấm dứt mọi chuyện, để quên đi tất cả. Còn Paustovski thì cũng làm như vậy để ở lại nhà, nơi ông đã quen sống và có đủ tiện nghi để làm việc – điều này đối với ông là quan trọng nhất trong đời.
Đó là một mối tình trái ngược. Đến khi Paustovski cảm thấy rõ rằng ông không thể sống thiếu Tatjana thêm một giây phút nào nữa, ông bèn đem theo một chiếc va ly nhỏ xuống Jalta, nơi ông sống hai năm ở nhà người bạn gái của Tatjana và Tatjana cũng đến địa chỉ ấy.
Sau đó Paustovski dọn đến căn phòng 15m2 của hai mẹ con Tatjana ở Mátxcơva. Căn phòng bây giờ được ngăn đôi thực sự, phía bên kia tường là gia đình của Arbuzov, tức chồng đầu tiên của Tatjana. Điều thú vị nhất là cả Arbuzov (với vợ mới) lẫn Tatjana (với Paustovski) đều sinh hai con trai trong cùng một năm. Hai chú bé lúc đầu tưởng chúng là hai anh em nên rất thân nhau và sau đó bị thất vọng ghê gớm khi biết rằng chúng hầu như không phải là những người ruột thịt. Song mối quan hệ gắn bó giữa chúng không thay đổi.
Hoàn cảnh sinh hoạt lúc bấy giờ rất khó khăn. Khi Paustovski dọn đến căn buồng của Tatjana thì ở đó còn có bà mẹ của nàng. Và khi bé Aliôsha ra đời, muốn ra ngoài hành lang thì trước hết phải đẩy chiếc xe nôi ra trước, sau đó lại đẩy vào. Cô con gái Galina ngủ dưới gầm bàn kê giữa nhà nên chỉ có thể nằm cuộn tròn trông rất tội nghiệp. Paustovski dùng bậu cửa sổ làm nơi làm việc vì không có bàn viết riêng. Ông không bao giờ phàn nàn về sự chật chội, mặc dầu ở đây ông không thích sau khi chuyển từ căn hộ rộng rãi, tiện nghi trong ngõ Lavrushinski. Trên thực tế, vào những năm cuối đời ông không thể làm việc ở nhà, thậm chí khi gia đình nhận được một căn hộ lớn hơn nhưng chỉ có hai phòng ở phố Kotenicheskaja trên bờ sông Mátxcơva.
Paustovski thường thức giấc lúc 4 giờ sáng do một cơn hen kéo đến. Ông nhẹ nhàng dậy để không làm phiền ai – vì ông vốn là người rất tế nhị – và ngồi uống trà. 6 giờ sáng, cơn hen đã qua, ông ra chòi hóng mát để làm việc. Đối với người có tuổi như ông, đó là những điều kiện khủng khiếp: buổi sáng sớm ở chòi hóng mát rất lạnh, ẩm ướt và chả lãng mạn chút nào. Những tác phẩm lớn của mình ông viết tại các nhà sáng tác ở Dobulty, Koktebel và Jalta là nơi ông cảm thấy thanh thản và có điều kiện tập trung cho sự sáng tạo.
Tatjana từ một nàng thơ đã nhanh chóng biến thành người quản lý ngôi nhà và tạo điều kiện cho ông làm việc. Khi ông đau ốm, đó là những điều kiện tốt nhất có thể có được lúc bấy giờ – có bác sĩ đến tận nhà phục vụ, chăm sóc bệnh nhân. Paustovski rất ghét bệnh viện và ông chỉ điều trị ở đó trong những trường hợp vạn bất đắc dĩ. Mọi công việc trong nhà được sắp xếp khiến cho tất cả các cuộc nói chuyện qua điện thoại đều do Tatjana đảm nhận. Nàng phải khước từ rất nhiều người muốn gặp Paustovski. Khước từ không phải bởi vì ông không muốn mà bởi vì về mặt thế lực ông không thể làm được điều đó. Cái công việc tế nhị và nan giải ấy đã được đặt lên vai Tatjana.
Nhưng tình yêu sâu sắc và thậm chí niềm đam mê đã được duy trì cho đến những ngày cuối cùng của Paustovski. Những bức thư của ông gửi cho Tatjana được viết ở bệnh viện bằng bàn tay run rẩy và nét chữ nguệch ngoạc đã chứa đầy cảm xúc mãnh liệt của một tình yêu trẻ trung và say đắm. Và tình yêu đó ở cuối đời không những không suy giảm mà còn bùng cháy một cách mãnh liệt.
Và chúng ta hãy làm quen với trích đoạn một số bức thư của Paustovski gửi Tatjana vào hai năm cuối đời của nhà văn.
Tháng 5 năm 1966. Bệnh viện.
Tanjushka, thật hay biết chừng nào có em ở đây. Anh nằm im lặng như một con chuột để không đánh lừa các bác sĩ. Ở anh mọi sự đều tốt đẹp. Tình yêu của chúng ta tuyệt vời đến nỗi không gì có thể xảy ra với nó.
Anh sẽ sống vì em, còn em thì hãy sống cho anh. Hôn em.
*
Tháng 5 năm 1966
Anh không thể viết cho em được. Anh sợ anh nói gở sẽ làm hỏng hạnh phúc của chúng ta. Em là người duy nhất của anh trong khắp vũ trụ này. Anh luôn luôn nghĩ về em…
Tình yêu của anh là bất tử, em hãy nhớ lấy điều đó.
*
Tanjushka, em yêu dấu của anh, chúng ta sẽ còn sống, bởi lẽ thứ tình yêu như tình yêu của chúng ta sẽ không kết thúc. Cả cuộc đời anh cho đến giọt cuối cùng là chỉ ở trong em, ở một mình em. Anh hôn em và chờ đợi, anh tin ở ân huệ cuối cùng nếu không phải của con người thì là của cuộc sống. Anh không có những từ ngữ mà trước đây từng có rất nhiều, để diễn tả sức mạnh tình yêu của anh. Anh viết lung tung, mong em hãy bỏ quá cho anh. Nhưng anh sẽ dũng cảm chờ đợi em mọi lúc, suốt đời và ở đây, trên trái đất này, cũng như cả ở nơi mà hiện nay chưa có chúng ta…
*
15 tháng 5 năm 1968
Xin chúc mừng một ngày kỳ diệu của cuộc sống chúng ta – ngày sinh nhật của Tanja.
Đối với Tanja của chúng ta
Mọi số phận đều bình đẳng
Tanjushka! Niềm vui của anh, mong em hãy nhận bức thông điệp vụng về này, nó được tạo ra bởi những từ ngữ kim cương và xuất phát từ trái tim tinh khiết, nhưng được viết trong lúc vội vã và chưa được gọt rũa.
*
(Bức thư này của Paustovski được ông đọc cho người khác viết trước khi ông mất hai tháng).
Khi nào toàn tập tác phẩm của tôi được xuất bản, xin hãy mua cho Tanja một ngôi nhà nhỏ ở cạnh vùng biển thân yêu của nàng – trong thành phố thân yêu của nàng, và một người nào đó trong số bạn bè chân chính hãy sống với nàng ở đó… Xin hãy đừng làm cho nàng tuyệt vọng…
Cuộc đời anh đã kết thúc sớm hơn một chút, nhưng đó không nghĩa lý gì so với tình yêu lớn lao không thể diễn tả được nó đã và mãi mãi sẽ còn lại giữa hai ta và sẽ không bao giờ chết.
Trái tim vàng của anh, trang tuyệt sắc của anh, anh không thể cho em một cuộc sống hạnh phúc mà em, một trong số hàng nghìn người, xứng đáng được hưởng. Nhưng Thượng đế đã ban cho anh niềm hạnh phúc được gặp em, và cuộc đời anh, công việc của anh đã được đền bù lại bằng điều đó. Nhờ có em mà anh được hạnh phúc trong cuộc sống trần thế này. Và anh đã tin vào sự thần kỳ. Cầu mong tên em sẽ lưu danh mãi mãi, Tanjushka!
Lê Sơn (tổng thuật)
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 477
 

Cuối năm gà nói chuyện chó và Năm Tuất nói chuyện hình ảnh “chú tuất” trong thi ca

Cuối năm gà nói chuyện chó và Năm Tuất nói chuyện hình ảnh “chú tuất” trong thi ca
Thêm chú thích
















1-Cuối năm gà nói chuyện chó
Chó có nhiều giống, to nhỏ cao thấp khác nhau, màu sắc khác nhau nhưng có cùng chung tính dũng cảm, nhất là rất trung thành với chủ. Đa số người nuôi chó để giữ nhà, đi săn. Chỉ có các “đại gia” nuôi chó ngoại đắt tiền chủ yếu để làm cảnh.
Ở Bắc Mỹ, chó còn dùng để kéo xe trượt tuyết hoặc chăn dắt gia súc. Một chú chó giống Danois có thể chăn dắt đàn cừu hàng vài ba trăm con mà không để xảy ra sự cố thất thoát. Trong chiến tranh, nhiều đội “quân khuyển” được tuyển chọn và huấn luyện kỹ đưa vào mặt trận. Những đội “quân khuyển” này đã gây cho đối phương bao nỗi kinh hoàng, lập được nhiều chiến công xuất sắc. Trong hòa bình, chó nghiệp vụ là cánh tay đắc lực giúp lực lượng an ninh trong việc truy tìm thủ phạm, phát hiện hàng lậu…
Cách đây khá lâu, Đài truyền hình Việt Nam có giới thiệu một chú chó Berger giống Đức bị lạc chủ tại một phi cảng quốc tế. Mỗi lần có máy bay hạ cánh, con vật vội chạy ra chân cầu thang ngóng chủ. Ròng rã gần hai năm, nó không bỏ sót một chuyến bay nào. Nhân viên phi cảng cố dụ đem về nuôi nhưng bị nó từ chối. Cảm mến lòng trung thành, họ đã giúp nó tìm lại được chủ cũ.
Và cũng cách đây không lâu, một chú chó từ Pháp bơi qua eo biển Manche trong nhiều ngày liền để sang Anh tìm chủ. Nó từ chối tất cả mọi sự trợ giúp của con người. Với nghị lực phi thường, con vật có nghĩa này cuối cùng đã gặp lại chủ tại Anh quốc, đây là chuyện khó tin nhưng có thật.
Có đận nhà tôi rất nhiều chuột, toàn là loại chuột cống, con nào con nấy to đùng như bắp chân. Để tiêu diệt cái giống vật bẩn thỉu này, tôi phải vượt hơn năm mươi cây số đến nhà một người bạn thân ở một huyện trung du mượn về một chú chó săn thuộc giống thuần chủng. Chú chó ở với tôi chưa được hai ngày bỗng dưng biến mất. Trong lúc vợ chồng con cái đổ xô đi tìm thì nhận được cú điện thoại từ người bạn báo cho biết, con chó đã trở về nhà anh lúc 4h sáng!
Người phương Tây căn cứ vào tính nết để đặt tên cho chó, ví dụ như con Victor, con Lucky, con Ringo, con Dream, con Héro… Để thể hiện sự ái mộ, một số người còn lấy tên những ngôi sao sáng trong các ngành nghệ thuật, thể thao và để đặt tên cho con chó quý của mình như con Péle, con Madonna, con Beethoven, con Marlon, con Michiko chẳng hạn. Người Việt ta đặt tên chó theo sắc lông: con Vàng, con Mực, con Đốm, con Mốc, con Vện…
Các nhà văn đã xây dựng thành công những nhân vật chó trong tác phẩm nổi tiếng của mình. Con Bắc trong Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London, Cadăng trong truyện cùng tên của J.O.Cocut, con Bingo, Lopo, Sói Vinipec… trong tập Truyện loài vật của nhà văn, nhà tự nhiên học E.Xetton-Tomxon, con Capi trong truyện Không gia đình của Hectomalo, con Blemie trong truyện Lời di chúc của con chó quí của Eugen-Hneill… đã làm say mê hàng trăm triệu độc giả thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi trên toàn thế giới bởi trí thông minh, lòng trung thành, sự dũng cảm, biết phân biệt kẻ xấu người tốt, khao khát được sống tự do của những nhân vật… chó. Riêng nhân vật chó người Sarikop trong tác phẩm Trái tim chó của nhà văn Bungakop thì kinh hãi quá!
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, sau khi bán “cậu Vàng” yêu quý của mình cho gã hàng thịt, lão khóc: “…thì ra tôi đã chừng này tuổi đầu mà đi đánh lừa một con chó! Nó không ngờ tôi lại nhẫn tâm lừa nó”. Chú Vàng trong truyện Khách nợ của nhà văn Tô Hoài khôn ranh, biết phân biệt kẻ xấu người tốt. Chú Vàng xưa nay rất hiền nhưng không thể tha thứ thái độ xấc láo, gian ác của lão lái Khế vào một chiều giáp Tết. Đặc biệt trong tác phẩm Tắt đèncủa Ngô Tất Tố, bọn cường hào quý chó hơn quý người. Một ổ chó đối với họ có giá trị cao hơn nhiều so với một mạng người.
Trong nghệ thuật xiếc, có nhiều tiết mục: chó đá bóng, chó đi xe đạp, chó phi ngựa, chó làm tính, chó dạy học… thể hiện sự thông minh mẫn cảm đáng nể của giống vật này.
Ngày nay, chó còn xâm nhập vào lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy không thua kém những siêu sao trong làng Hollywood. Những cuốn phim Con chó lai sói, Sói xám tấn công, Chú chó mất tích, Chó Bim trắng tai đen đã làm cho hàng trăm triệu khán giả trên thế giới phải thán phục về tài… diễn xuất tuyệt vời của chó.
Chó hoang dã càng tinh khôn hơn, dũng mãnh hơn, cao thượng hơn, khao khát được sống tự do trong thế giới tự nhiên tươi đẹp. Con người cần phải có trách nhiệm trân trọng, bảo tồn giống vật hoang dã này.
Thật không công bằng nếu con người còn xem chó là giống vật tượng trưng cho những tính cách xấu xa ngu dốt, đại loại ngu như chó, bẩn như chó, hỗn như chó, hùa như chó, nịnh như chó… Vì chó là giống vật rất tinh khôn, rất dũng cảm, rất có nghĩa. Lúc trà dư tửu hậu trong mấy ngày cuối năm, nhàn đàm đôi dòng về chó để đón năm Tuất đang tới, âu cũng là một chuyện vui.
(Theo Thanh Niên)
2-Năm Tuất nói chuyện hình ảnh “chú tuất” trong thi ca
Trong văn chương, chó được xem như người bạn trung thành của con người. Con chó tượng hình mình vào thi ca thành con chó đá ngồi canh giữ hồn làng. Con chó đá dưới gốc đa ngồi canh giữ hồn làng từ bao giờ? Con chó đá còn ngồi canh giữ hồn làng đến bao giờ nữa?…
Kiếp chó đá lặng thinh
Bây giờ ở các miền quê thiếu vắng dần những con chó đá buồn bã ngồi trên những đường làng lối ngõ. Thay vào đó là những đôi nghê đá, đôi sư tử đá trông oai vệ hơn, uy thế hơn, quyền quý hơn nơi tam cấp những phủ, những tư gia… Con chó đá cứ vắng bóng dần cùng cái phôi phai của năm tháng, cái nhạt nhòa của thời gian. Nó thu mình lại ngồi lặng lẽ vào một góc thơ ca Phùng Khắc Bắc :
Con chó đá vẫn ngồi nguyên chỗ cũ
Cặp mắt mở không hiền, không dữ
Không tiếng sủa, không nguẩy đuôi mừng
Da bụng nhăn nheo mòn tận sống lưng
Miệng đá vẫn một đường chỉ ngậm
Mắt đá bao lần sương sa, mưa đọng
Cứ thức cả ngày, lẫn đêm, nhìn ma, nhìn người lạ, người quen, nhìn
những con chó có một gang đời sống…                        
Và nó suy tư :
Nó nghĩ đến nhăn rạn da đầu
Những đường nứt cụt tai, sứt cổ
Những móng đá nhẵn dần, đường lưng cong thối rỗ.
Nó suy nghĩ điều gì? Về tủi phận, về mòn vẹt tượng hình hay cái sứt sẹo của lãng quên mà toác nứt cả thớ đá? Không phải. Nó nghĩ về “một gang đời sống” của:
Những con chó biết nhe răng, biết vẫy đuôi và biết sủa lên ông ổng
Và cũng rất dại khờ nhẫn nhục, gặm nuốt
Những miếng đá gan gà, gan trâu
Mỗi lúc rát họng, bỏng hầu,
Lại tự bảo mình, đó là quặng vàng, là kim cương, biết đâu (!)
Và trong đêm khuya chợt tỉnh
Vì sung sướng bởi giấc mơ,
Lại đua nhau tru lên ông ổng…
Con chó đá thinh lặng nhưng trong từng thớ đá, trong cái lặng im đó là cái nhìn về cuộc sống, cái nghĩ về đời sống có phải vì tụ trong chó đá là linh hồn của muôn vàn những con chó sống? Trong một gang đời sống của những con chó biết sủa lên ông ổng ấy là cái dại khờ nhẫn nhục, cái huyễn mình biết đâu, cái viển vông mơ hão và cả cái ngu muội:
Những con chó sống ngu muội
Dù biết sủa lên cũng chưa một lần tự kiêu về đồng loại.
Con chó đá đã ngồi trong cái lặng im cả ngàn đêm nhưng là sự im lặng kiêu trầm “Ngay núi lửa trên cung trăng cũng động lòng”, để đến một ngày:
Anh trở về làng đồi
Con chó đá đón anh ngoài ngõ.
Con chó đá chồm lên,
Cặp mắt vẫn hiền như có lửa:
– “Hỡi con người ta mừng cho anh đó,
Nhưng trước hết anh hãy mừng cho ta”
Như có những lời nói ấy từ trong đá toát ra:
– “Hôm nay một con chó nữa
Đã bay vào vũ trụ, đến sao Kim
Tại sao anh lặng im?
Hay anh chưa đọc báo?
Anh biết đấy,
Cả việc lên mặt trăng, lên sao Kim,
Cả việc thức đêm chúng ta cũng sẵn sàng đi trước, và ngồi đợi”.
Cái dáng ngồi già nua dưới bóng trăng tạc vào bóng đêm, vào nỗi canh chừng sợ hãi. Cái dáng ngồi kiên nại tạc vào vô thức làng, tạc vào tâm thức làng:
Cái thuở cha ông gạo tiền không có
Nhưng lại nuôi chó đá giữ hồn
Bởi muốn sống, muốn làm người, trong khuya khoắt của giấc ngủ:
Phải canh chừng lũ ma khôn.
Lúc nào ma quỷ cũng nhiều
Càng khuya khoắt tối trời, càng lắm ma khôn quỷ dữ. Thế nên dân làng tạc đá thành hình con chó và ban cho nó sứ mệnh canh – giữ – hồn – làng. Mỗi khi người dân làng đi xa hay trở về thấy bóng con chó đá đầu làng lại như thấy hồn làng, những buồn vui nhân thế, những dâu bể trầm luân của làng. Để rồi xúc động. Và lặng im. Thấu hiểu… “Ta phải là ta cả phần xác lẫn phần hồn”, đừng đánh mất mình, phải giữ lấy hồn mình trọn vẹn trên con đường đời nhiều truân chuyên.
Chỉ trong lặng im ta mới thấu hiểu hết cái điều tưởng như đơn giản ấy nhưng lại vô cùng thâm thúy triết học. Và tôi cũng hiểu tại sao người Arập trong ba phần tư thế kỷ, chỉ đặt cho mình một câu hỏi chung nhất: “Ta là ai và kẻ khác là ai?”. Và để hướng đến một tương lai tươi sáng thì “Ta phải là ta hay ta trở thành kẻ khác?”. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, khi ta hội nhập, khi ta giao lưu, điều đó lại càng hết sức có ý nghĩa với việc giữ gìn bản sắc của mình vẹn nguyên cái hồn thiêng sông núi, vẹn nguyên cái phẩm tính con người.
Lại nhớ những năm 1980 của thế kỷ trước, ở Hải Phòng có nhiều thủy thủ nước ngoài đi săn lùng mua chó đá Việt Nam để đặt lên tàu lấy may theo tín ngưỡng tâm linh, theo vật tô-tem của họ. Ở các xóm làng Việt Nam có nhiều chó đá, nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn là ở vùng Kinh Bắc quê hương của Phùng Khắc Bắc thi sĩ. Ở Đông Anh trước năm 1945 nhiều nhà cũng chôn một con chó đá trước cửa, đến ngày tết gia chủ thắp cho chó một nén hương và cúng cho nó một khoanh giò. Bây giờ đô thị hóa nhanh như ngựa phi không biết có còn sót lại một con chó đá nào không? Có lẽ chỉ còn con chó đá ở đền Cẩu Nhi bên hồ Trúc Bạch mà các nhà học giả vẫn tranh luận sôi nổi suốt năm qua trên báo chí liên quan đến việc bảo tồn, phục hồi di tích.
Và những con chó ngửa mặt tru trăng
Những con chó đá được ban tặng sứ mệnh thật thiêng liêng. Canh giữ linh hồn làng, con chó đá canh giữ từ linh hồn cái cổng làng, cây đa, bến nước, mái đình, canh giữ linh hồn cánh đồng rau khúc, linh hồn mùa hoa cải ven sông đến linh hồn những người đàn bà gánh nước sông, những người đàn ông nói mê bên mái tóc đàn bà… Canh giữ ánh sáng, canh giữ cả bóng tối, canh giữ ánh trăng, canh giữ ngọn đèn dầu. Canh giữ nỗi yêu, nỗi khát, canh giữ cả nỗi buồn khi nỗi buồn đó trở thành báu vật của làng quê. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, người lưu giữ những mảnh hồn xưa cũ của làng Chùa quê ông đã rất ấn tượng với hình ảnh những con chó. Hình ảnh con chó trong thơ Nguyễn Quang Thiều gắn chặt với cái hồn làng, là hình ảnh những vệt ký ức, ký ức đẹp và buồn :
Tiếng chó kia rộ lên từ xóm nhà ta đến đầu làng
Cuối tiếng chó là bến sông quê và con đò cô độc
Cha đã mang tuổi hai mươi lên đò không ngoảnh lại
Mẹ con đứng vùi chân trong cát
Nước mắt buồn bay ướt một triền sông.
(Tiếng cười).
Nghe tiếng chó sủa những thanh âm của ký ức lại vọng về :
Làng quê ơi bao năm xa cách
Đêm nay ta trở lại làng
Trời sắp bão oi nồng cơn sốt
Bên ngọn đèn hạt đỗ
Tôi ngồi nghe
Tiếng chó khuya sủa chớp phía chân trời.
Bao năm rồi
Tôi lớn lên trong ngõ của tôi
Đã bao năm
Cứ đêm xuống
Bầy chó ngửa mặt lên trời
Sủa cay đắng, thảm sầu, man rợ
Bầy chó ơi, sủa vào đâu
Sủa vào trăng?
Sủa vào ngọn đèn dầu?
Hay sợ đêm mà sủa vào bóng tối
Hay sợ nhau mà sủa vào nhau.
…Trong ngõ nhỏ đêm nay
Tôi nghe chó sủa
Tôi thổi tắt đèn
Chó sủa vào tôi.
(Bầy chó của tôi).
Bầy chó sủa vào ký ức nhà thơ thuở cố hương, nơi ánh sáng của thiên lương được lưu giữ và truyền đời:
Tôi hát bài hát về cố hương tôi
Trong  ánh sáng đèn dầu
Ngọn đèn đó ông bà tôi để lại
Đẹp và buồn hơn tất cả những ngọn đèn khác
Thuở tôi vừa sinh ra mẹ đã đặt ngọn đèn trước mặt tôi
Để tôi nhìn mặt đèn mà biết buồn, biết yêu và biết khóc.
(Bài hát về cố hương).
Làng quê đã dạy cho ông về nỗi buồn niềm đau, về nước mắt nụ cười, về hạnh phúc đắng cay, về bất tận tình yêu, về u huyền vẻ đẹp… Và khi nỗi buồn trở thành báu vật của quê hương thì ông nguyện:
Tôi hát, tôi hát bài ca về cố hương tôi
Trong những chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốm
Một mai đây tôi sẽ nằm trong đó
Kiếp này tôi là người
Kiếp sau phải là vật
Tôi xin ở kiếp sau là một con chó nhỏ
Để canh giữ nỗi buồn – báu vật cố hương tôi.
(Bài hát về cố hương)
Một con chó u trầm trong đêm thanh vắng, ngửa mặt tru ngóng mãi một vầng trăng hay ngồi lặng im hướng về phía ánh sáng nơi có nhỏ nhoi một ngọn đèn dầu hay chỉ là ánh sáng lẻ loi hắt ra từ ngôi mộ tổ. Một con chó đá ngồi lặng lẽ dưới gốc đa bên cái miếu cô liêu dưới ánh trăng quạnh quẽ… ánh trăng, ngọn đèn dầu hay những ngôi mộ tổ tiên hắt sáng gọi ta về?
Lê Bảo Âu Long (Theo báo CNND)

11-Tuổi Tuất (Thơ Đường luật)
(Họa bài: Tuất – TG: Lốc Cốc)
– Năm sinh: 1910, 1922, 1934, 1946, 1958, 1970, 1982, 1994, 2006, 2018…

Xem ra tuổi Tuất số không mờ
Chuyển rủi thành may chẳng dại khờ
Vận tốt thông đường vời cánh gió
Mệnh xui nghẽn lối níu quân cờ
Nam nhi trực tính anh em trọng
Thục nữ thẳng ngay phụ tử nhờ
Chịu khó tu tâm nhân tích đức
Nhà lầu gác tía thỏa lòng mơ.

13.5.2012/Trần Kim Lan

 

 

 

10 thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử đã làm thay đổi cả thế giới

10 thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử đã làm thay đổi cả thế giới

authorLinh Trang (Theo Linkedin) Thứ Ba, ngày 28/03/2017 12:55 PM (GMT+7)

 

(Dân Việt) Danh sách sau đây vinh danh 10 trong số các nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại. Hãy đọc để thấy họ đã thay đổi thế giới như thế nào.

 

https://www.facebook.com/plugins/like.php?action=like&app_id=489083697874980&channel=http%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2Fr%2F1FegrZjPbq3.js%3Fversion%3D42%23cb%3Df2548c6e64a23%26domain%3Ddanviet.vn%26origin%3Dhttp%253A%252F%252Fdanviet.vn%252Ff18a7d94ec1612%26relation%3Dparent.parent&container_width=485&href=http%3A%2F%2Fdanviet.vn%2Fthe-gioi%2F10-thien-tai-vi-dai-nhat-trong-lich-su-da-lam-thay-doi-ca-the-gioi-756840.html&layout=button&locale=vi_VN&sdk=joey&share=true&show_faces=false&width=55

   

 

 

 

Ngay từ khi xuất hiện trên Trái đất, con người luôn có tham vọng chinh phục thiên nhiên. Nhiều ý tưởng, thiết kế cũng như các thí nghiệm khoa học được liên tục đưa ra nhằm biến những điều tưởng như không thể thành có thể. Những thành tựu này ngày càng được ứng dụng vào mọi lĩnh vực cuộc sống và đem lại văn minh tiến bộ cho nhân loại. Tên tuổi của các nhà khoa học vĩ đại được khắc ghi mãi trong lịch sử phát triển loài người.  1. Nikola Tesla (1856-1943 SCN) 10 thien tai vi dai nhat trong lich su da lam thay doi ca the gioi hinh anh 1

 

Nhà khoa học sinh năm 1856 ở Serbia này được đứng đầu danh sách vì kiến thức uyên thâm của ông trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau.Ông có thể nói 8 thứ tiếng, đọc và hiểu toàn bộ một quyển sách chỉ với một lần đọc, chế tạo lại một chiếc máy sau một lần nhìn. Và điều đặc biệt là ông sống độc thân trong suốt cuộc đời mình.
Tesla đã tự phát triển hầu hết mọi công trình khoa học và không để lộ bất cứ thứ gì ra bên ngoài. Tesla thậm chí phát minh ra dòng điện xoay chiều trước khi Edison biết về nó. Markoni nhận được giải Nobel về việc phát minh ra đài phát thanh thực ra là dựa trên ý tưởng của Tesla. Tia X của Rơn-gen, Radar của Watson-watt đều do Nikola Tesla sáng tạo ra trước đó.
Hầu như không có gì Tesla không làm được: nhà máy thủy điện đầu tiên ở thác Niagara, các thí nghiệm về kỹ thuật đông lạnh, bóng bán dẫn, máy thu sóng vô tuyến điện từ không gian, điều khiển từ xa, đèn neon, động cơ điện hiện đại, máy dự báo động đất,… Ông là một thiên tài thực sự, tuy nhiên, hầu hết ý tưởng và phát minh của ông đều bị sao chép hoặc đánh cắp.
Trí tuệ đáng kinh ngạc này tạo ra những chấn động trong giới khoa học với những phát minh không tưởng. Ông được ví như một nhà phát minh đến từ tương lai. Tuy nhiên, vào năm 1943, người ta tìm thấy ông chết một cách thảm khốc trong một căn phòng khách sạn.
2. Albert Einstein (1879-1955)
Sinh ra vào năm 1879 tại Ulm, nước Đức, Einstein được coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trên thế giới. Ông còn được mệnh danh là “người đàn ông của thế kỉ”.
Albert Einstein có một phát kiến ngoạn mục trong vật lý, đó là thuyết tương đối. Học thuyết tạo ra một cuộc cách mạng trong vật lý hiện đại, phá vỡ mọi định nghĩa từ trước đến nay và trở thành kim chỉ nam trong lĩnh vực khám phá vũ trụ. Với đóng góp như vậy, ông trở thành cha đẻ của vật lý hiện đại. Chính phương trình nổi tiếng nhất thế giới E = mc2 của ông đã góp phần tạo ra hai quả bom nguyên tử tàn phá thành phố Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản.
Tạp chí Time nổi tiếng của Mỹ bình chọn Albert Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Cùng với thuyết tương đối, ông cũng là người đặt nền móng cho vật lý lượng tử. Dù vậy, vĩ nhân này lại được trao giải Nobel năm 1921 với công trình về “hiệu ứng quang điện” do thời đó thuyết tương đối còn đang nằm trong vòng tranh cãi. Ông qua đời năm 1955 tại Princeton.
3. Isaac Newton (1643-1727 TCN)
Sinh năm 1643 trong một gia đình khó khăn ở Woolsthrope, nước Anh, Issac Newton nổi tiếng với định luật “vạn vật hấp dẫn” mà sau này vẫn được sử dụng rộng rãi. Khi còn nhỏ, ông có sở thích tự làm đồ chơi cơ khí và mô hình của các cối xay gió.
Newton giải thích lý thuyết về lực hấp dẫn bằng một công thức ông tự tìm ra thời đó mà không có nguyên tắc vật lý nào có thể giải thích được. Cuộc cách mạng mới trong toán học cũng được bắt nguồn từ định lý nhị thức mà về sau được lấy theo tên ông. Newton cũng giải thích được nguyên nhân xuất hiện của thủy triều là do lực hấp dẫn tương hỗ giữa mặt trời, mặt trăng và mặt đất.
Ông cũng là người đầu tiên phát minh ra kính viễn vọng phản xạ. Ba định luật Newton ngày nay vẫn được dùng rộng rãi trong tính toán cơ học và vật lý. Ông được Nữ hoàng Anh phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ năm 1705. Năm 1727, Newton qua đời ở tuổi 84.
 4. Louis Pasteur (1822-1895 TCN)
Louis Pasteur trong suốt cuộc đời mình đã có những đóng góp đáng kinh ngạc trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đặc biệt là y học. Thiên tài này sinh năm 1822 và cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp phát triển y học nhân loại.
Louis Pasteur là nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu về quá trình lên men thực phẩm nhờ các vi khuẩn có ích. Ông cũng đề xuất một học thuyết có tên là “Lý thuyết vi trùng”, từ đó đưa ra phương pháp tiệt trùng Pasteur rất hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn và ngăn ngừa lây lan bệnh tật.
Pasteur cũng được coi là người đầu tiên trên thế giới khám phá ra bệnh sốt hậu sản Puerperal và điều chế thành công vắc-xin phòng bệnh dại.
Ông mất năm 1895 sau khi để lại cho hậu thế những di sản khổng lồ về lĩnh vực y khoa.
5. Marie Curie Sklodowska (1867-1934 SCN)
Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên được trao giải Nobel. Bà sinh vào năm 1867 tại Warsaw, Ba Lan và là con út trong một gia đình có 5 người con.
Marie Curie luôn là nguồn cảm hứng và động lực cho các nhà khoa học nữ khác cố gắng. Bà là người phát minh ra máy chụp X-quang đầu tiên trên thế giới, mang lại lợi ích to lớn cho việc điều trị binh lính bị thương trên chiến trường. Bà còn được mệnh danh là “mẹ đẻ của bom nguyên tử” với việc phát minh ra các chất phóng xạ.
Tuy nhiên, bên cạnh tất cả những thành công của mình, chính sự tận tụy và tâm huyết của bà trong phòng thí nghiệm vô tình giết chết nhà khoa học này. Bà bị ngộ độc phóng xạ và mất vào năm 1934.
6. Thomas Alva Edison (1847-1931 SCN)
“Phù thủy của xứ Menlo Park” là cách mà mọi người gọi Edison. Ông sinh năm 1847 và được biết đến như một nhà khoa học, nhà phát minh vĩ đại nhất lịch sử. Edison đã có tổng cộng 1.093 phát minh trong suốt cuộc đời mình. Các phát minh nổi tiếng của ông gồm pin, đĩa hát, xi măng, khai thác mỏ, điện báo, đèn sợi đốt, tàu điện…
Edison cũng cải tiến chiếc điện thoại của Graham Bell và phát minh ra Kinetoscope, một cỗ máy truyền hình sơ khai đầu tiên có thể sử dụng để xem các thước phim chuyển động. Ông còn được biết đến với khả năng làm việc 20h/ngày.
Edison đã chỉ huy hệ thống bầu cử kỹ thuật số bằng máy ghi âm điện tử của ông cho quốc hội. Ông cũng đề xuất các ý tưởng về bảo quản trái cây bằng cách giữ nó trong chân không. Edison là người đi tiên phong trong ý tưởng về dự trữ pin mà sau này Henry Ford đã sử dụng trong ô tô của mình.
“Thiên tài là kết quả của 1% thông minh và 99% do cần cù” là một trong những câu nói nổi tiếng nhất của nhà bác học này. Ông qua đời vào năm 1931.
 7. Michael Faraday (1791-1867 SCN)
Sinh năm 1791, Michael Faraday là con trai của một thợ rèn người Anh. Ông thôi học từ năm lớp 4. Sau đó, ông bắt đầu làm công việc đóng sách và tự học. Chính công việc này đã nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học của Michael Faraday và đặc biệt là ngành điện.
Faraday được biết đến vì những khám phá của ông về sự dẫn điện và lý thuyết trường điện từ, sự từ hóa và hiệu ứng quang từ. Thiên tài khiêm tốn này đã phát minh ra động cơ điện và hiệu ứng lồng Faraday.
Sự tò mò của Faraday đã khiến ông theo học các bài giảng về hóa học tại Học viện Hoàng gia và sau này với tư cách là một giảng viên.
Faraday cũng công bố các bài báo nghiên cứu về hiện tượng phân cực ánh sáng. Ông đã hóa lỏng các chất khí và tạo ra Benzene từ dầu mỏ. Ông cũng hoàn thành cuốn sách về “Nghiên cứu thí nghiệm điện” và “Lịch sử hóa học của nến”. Faraday qua đời vào năm 1867.
8. Galileo Galilei (1564-1642 SCN)
Sinh ra ở Pisa, Italy vào năm 1564, Galile được biết đến như là cha đẻ của khoa học hiện đại vì những khám phá của ông về thiên văn học và vật lý.
Galile được cha mình gửi đi học ngành y dược, nhưng ông lại chọn ngành khoa học toán học và tỏ ra đặc biệt yêu thích thiên văn học. Chính ông là người chế tạo thành công kính thiên văn đầu tiên trong lịch sử. Ông cũng phát hiện ra quy luật dao động của con lắc khi tham dự một buổi lễ trong nhà thờ. Nhà khoa học này cũng phát hiện ra bề mặt của mặt trăng không mịn mà có nhiều hố và miệng núi lửa.
Bằng chiếc kính thiên văn của mình, Galile phát hiện ra 4 vệ tinh quay quanh sao Mộc và ngày nay chúng được đặt theo tên của ông. Ông đã chứng minh điều Copernicus nói về mặt trời là trung tâm của vũ trụ là sai lầm. Điều này khiến ông bị giáo hội nghi ngờ là kẻ dị giáo. Cuối đời mình Galile bị mù và mắc nhiều loại  bệnh tật. Ông mất vào năm 1642.
9. Archimedes (287-212 TCN)
Được coi là nhà toán học vĩ đại nhất thời cổ đại, Archimedes đã phát triển kiến thức sâu rộng của mình ở các lĩnh vực toán học, vật lý và kỹ thuật, từ đó phát minh ra những thành tựu to lớn, được sử dụng rộng rãi trong máy móc sản xuất cũng như trong các công trình xây dựng và thủy lợi. Sinh năm 287 TCN, Archimedes là một trong số ít những nhà khoa học xuất sắc cả về lý thuyết lẫn thực hành.
Ông là người đặt nền móng cho khoa học tính toán. Và cũng đạt được nhiều thành tựu về hình học, tĩnh học, vật lý, trong đó nổi bật nhất là định luật Acsimet về sự cân bằng chất lỏng và lý thuyết về đòn bẩy với câu nói nổi tiếng “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể di chuyển cả trái đất”.
Mặc dù phần lớn các công trình của ông bị đốt cháy trong thư viện Alexandria, nhưng những ảnh hưởng của nó đến khoa học hiện đại là vô cùng to lớn.

 

10. Aristotle (384-322 TCN)
Ông vốn là học trò của Plato, một triết gia vĩ đại người Hy Lạp và là thầy của Alexander Đại đế. Aristotle cũng là một triết gia Hy Lạp và nhà khoa học nổi tiếng thời cổ đại. Sinh năm 384 TCN, ngoài triết học, Aristotle còn là nhà sinh vật học, nhà đạo đức, nhà khoa học chính trị và là bậc thầy về hùng biện, logic học. Ông cũng đưa ra nhiều lý thuyết vật lý nổi tiếng.
Aristotle bằng sự thông minh và uyên bác của mình đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Tuy nhiên, chỉ một phần các bài viết của ông còn được bảo tồn đến ngày nay. Aristotle đã thu thập các mẫu  thực vật và động vật, sau đó phân loại chúng theo đặc điểm từng loài và cuối cùng đã tạo ra một tiêu chuẩn cho việc phân loại sinh vật học.
Aristotle cũng đã xây dựng được phương pháp đo và ước tính khá chính xác kích thước của trái đất. Ông đã giải thích được sự hình thành chuỗi sự sống thông qua nghiên cứu của mình về hệ động thực vật từ đơn giản đến phức tạp.

(Theo dân Việt)

 

Năm Dậu, nói chuyện gà trong thành ngữ, tục ngữ

Năm Dậu, nói chuyện gà trong thành ngữ, tục ngữ

   

   Từ xưa trong những bức tranh dân gian Đông Hồ, tranh gà, tranh lợn với màu sắc đường “nét tươi trong” đã từng là nơi gởi gắm những ước mơ giản dị của nhân dân về một cuộc sống ấm no, sung túc. Ngay trong những hoàn cảnh nghèo khó nhất, việc gây dựng lại cơ nghiệp cũng thường bắt đầu từ việc “đi vay đi dạm được một quan tiền – Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái về nuôi”. Thế mới biết ở một đất nước nông nghiệp trồng lúa nước như ở ta, việc tăng gia thêm một đàn gà để nhặt thóc dư gạo thừa sau mùa vụ là rất phổ biến. Có lẽ vì thế, từ xa xưa, hình ảnh con gà đã trở nên thân thiết với đời sống của người dân. Và từ cuộc sống, gà bước vào kho tàng trí tuệ của dân gian qua lời ăn tiếng nói hàng ngày, qua việc đúc kết những kinh nghiệm sống. Thử làm một cuộc khảo sát nho nhỏ trong kho tàng thành ngữ tục ngữ dân gian, ta thấy gà chiếm một vị trí không phải nhỏ.

Đó là sự quan sát liên hệ đặc tính, hoạt động của gà với tự nhiên để đoán định thời tiết khí hậu, mùa màng: Mỡ gà thời gió, mỡ chó thời mưa, Ráng mỡ gà có nhà thì chống, Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa…

Bên cạnh đó, hình ảnh con vật này được dân gian quan sát và khai thác rất chi tiết ở nghĩa đen để truyền tụng kinh nghiệm chăn nuôi:

Nuôi gà phải chọn giống gà

Gà di bé giống nhưng mà đẻ mau

Nhất to là giống gà nâu

Lông dày thịt béo về sau đẻ nhiều

Hay:

Gà nâu chân thấp mình to

Đẻ nhiều trứng lớn con vừa khéo nuôi

Chả nên nuôi giống pha mùi

Đẻ không được mấy con nuôi vụng về

Hoặc:

Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua;

Gà trắng chân chì mua chi giống ấy

Cùng với các con vật quen thuộc khác như trâu bò, chó lợn; gà luôn được chăm chút và đúc kết nhiều kinh nghiệm quý để làm sao cho việc chăn nuôi chúng thật sự đem lại kết quả tốt, mong có thể cải thiện phần nào đời sống kinh tế vốn chật vật vất vả của người lao động thời xưa: Con chó huyền đề, con gà năm móng đem về mà nuôi – Chó quen nhà gà quen chuồng – Chó liền da, gà liền xương – Thưa con nhớn trứng – Chó giữ nhà, gà gáy trống canh –Lợn nhà gà chợ – Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm – Cau hoa gà giò – Vịt già gà tơ – Gà lấm lưng chó sưng đồ – Chó già gà non – Ếch tháng ba gà tháng bảy – Con gà tốt mã về lông, răng đen về thuốc rượu nồng về men – Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn –  Lợn thả, gà nhốt – Vịt rau gà cúp chớ nuôi – Cơm đâu no chó thóc đâu no gà – Một tiền gà ba tiền thóc – Thương con thì cho ăn quà, nuôi gà phải tốn thóc –  Chớ bán gà ngày gió, bán chó ngày mưa….

Nhưng phong phú và đa dạng hơn cả vẫn là mảng tục ngữ mà ở đó hình ảnh con gà như một cái cớ để dân gian thể hiện cái nhìn sâu sắc, thâm thúy và rất tinh tế của mình về cuộc sống, về con người. Trong trường hợp này, con gà dùng để so sánh, liên hệ, liên tưởng. Gà trở thành phương tiện để triết lý về nhân tình thế thái nhưng không phải là thứ triết lý khô khan thường thấy. Triết lý dân gian luôn đồng hành cùng với cái nhìn thể hiện tình cảm, thái độ, cảm xúc của tác giả dân gian:

Có cái nhìn mô tả khách quan như Cơm gà cá gỏi (Món ăn ngon như cơm thịt gà và gỏi cá) – Đông như đám gà chọi – Chó ăn đá gà ăn sỏi (nơi đất đai cằn cỗi, trơ trọc và nghèo khổ) – Đẻ như gà – Trứng gà trứng vịt (Suýt soát như nhau không thua kém là bao) – Thứ nhất phao câu thứ nhì đầu cánh – Ngủ gà ngủ vịt…

Có cái nhìn tích cực như Con tông gà nòi (Con nhà truyền thống học giỏi, tài cao) – Con cha gà giống – Da trắng như trứng gà bóc (ngoại hình đẹp) – Đầu gà còn hơn đuôi trâu – Đầu gà má lợn…

Cái nhìn thương cảm thở than như Gà sống (trống) nuôi con – Mẹ gà con vịt – Vạ vịt chưa qua vạ gà đã đến (Liên tiếp gặp rủi ro rắc rối, thoát điều không may, tai họa này, lại gặp điều không may tai họa khác)…

Cái nhìn chê trách nhẹ nhàng như một nụ cười rộng lượng: Lúng túng như gà mắc tóc – Mặt tái như gà cắt tiết – Run như gà bị cắt tiết – Nháo nhác như gà phải cáo (như gà lạc mẹ) – Te tái như gà mái nhảy ổ – Dáo dác (Rối) như gà mắc đẻ – Trói gà không chặt – Thóc chắc nuôi gà rừng – Trông (nghe) gà hóa cuốc – Ăn cơm gà gáy cất binh nửa ngày (tác phong, lối làm ăn lề mề, chậm chạp trong mọi công việc, từ những việc sinh hoạt hàng ngày đến những việc quan trọng cần kíp như việc nhà binh) – Con cà con kê (Lan man và dông dài hết chuyện này sang chuyện khác) – Đá gà đá vịt (thỉnh thoảng mới ghé vào hoặc tham dự gọi là cho có mặt) – Đầu gà đít vịt (Cọc cạch, chắp nối, không đồng bộ, không tương hợp) – Hăng máu gà – Học như gà đá vách – Lộp bộp như gà mổ mo (Bộp chộp không có sự cân nhắc kỹ lưỡng, thiếu chín chắn trong suy nghĩ, nói năng) – Lờ đờ như gà ban hôm (có dị bản: “như gà mang hòm”: Ngờ nghệch chậm chạp, kém tinh khôn ví như trạng thái lờ đờ của gà bị bỏ trong bồ đựng kín, mang đi đường dài) – Rũ như gà cắt tiết – Vắng chúa (chủ) nhà gà mọc đuôi tôm (hay: vọc niêu tôm, gà bươi bếp) – Xua gà cho vợ – Ông nói gà bà nói vịt – Phù thủy đền gà…

Nhưng cũng có cái nhìn hàm ý phê phán, lên án nặng nề như Chó săn gà chọi, Cõng rắn cắn gà nhà, Mèo mả gà đồng, Chân gà lại bới ruột gà, Gà tức nhau tiếng gáy…

Và thuyết phục hơn cả là những lời răn dạy đạo đức đối nhân xử thế. Hình ảnh  giản dị gần gũi của con gà đã làm cho những lời khuyên bảo ấy không hề tỏ ra “lên giọng” dạy đời mà thủ thỉ tâm tình nhẹ nhàng đi sâu vào lòng người bao thế hệ: Khôn ngoan đá đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau – Gà khôn dấu đầu chim khôn dấu mỏ – Đãi cứt sáo lấy hạt đa, đãi cứt gà mót hạt tấm  (khuyên con người biết chắt chiu cần kiệm) – Gà cỏ trở mỏ về rừng (biết nguồn gốc, thân tộc, họ hàng) – Còn con gà trống gà mái thì còn gà giò – Gà đẻ thì gà cục tác –  Một tiền gà ba tiền thóc – Tiền trao gà bắt lấy – Thịt gà, cá chép, ba ba, trong bấy nhiêu thứ liệu mà phải kiêng – Mẹ gà con vịt chắt chiu, Mấy đời mẹ ghẻ nâng niu con chồng – Gà chê thóc chẳng bới (thì) người mới chê tiền – Gà ăn hơn công ăn – Cơm đâu no chó, thóc đâu no gà (lời khuyên về sự chừng mực có mức độ)…

Đôi khi con gà lại mang đến những ý tưởng hài hước, hóm hỉnh về con người như một nụ cười ý nhị của dân gian: Gà già khéo ướp lại tơ, Nạ dòng trang điểm gái tơ mất chồng – Trai thấy gái lạ như quạ thấy gà con – Gà béo thì bán bên Ngô, gà khô thì bán láng giềng – Hóc xương gà, sa cành khế – Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng – Bé ăn trộm gà, cả ăn trộm trâu, lâu lâu làm giặc…

So với những câu tục ngữ có hình ảnh gà đơn nghĩa nói về thời tiết, kinh nghiệm chăn nuôi, ở đây, dân gian – những tác giả đầy trí tuệ của thành ngữ, tục ngữ đã nhìn xuyên qua những đặc điểm sinh học của gà để tìm thấy ở đó những mối quan hệ phong phú và cũng lắm phức tạp giữa người với người. Ở trường hợp này, hình ảnh gà luôn luôn đa nghĩa. Chẳng hạn mượn khả năng bới đất tìm mồi của gà để sáng tạo ra câu Chân gà lại bới ruột gà – tức là tự mình vạch áo cho người xem lưng, bới móc chuyện nhà mình, hoặc làm hại chính những người thân quen, ruột thịt của mình. Hay từ chuyện gà trống hay đá nhau lại liên hệ đến những mối mâu thuẫn không đối kháng cần hóa giải giữa những người có chung một mối liên hệ nào đó (gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau). Tương tự, tiếng gáy của gà cũng được ví von thành thói cạnh tranh không lành mạnh, tật đố kỵ nhỏ nhen do ham danh háo lợi. Thói quen kiếm ăn của gà lại được khái quát thành những loại người hèn kém chỉ biết làm ăn, kiếm chác nhỏ nhặt ở nơi quen thuộc không biết nhìn xa trông rộng (Gà què ăn quẩn cối xay)…

Sự tinh tế trong quan sát, sự thâm thúy trong những liên hệ bất ngờ, hiệu quả diễn đạt và sức tác động ý nghĩa của những thành ngữ tục ngữ (về gà nói riêng) vì thế tăng lên đáng kể. Ta có thể thống kê ra đây những đặc điểm ấy. Về chủng loại như gà giò, gà tre, gà di, gà ác, gà trống, gà mái… Vềđặc điểm sinh học như lông, đầu, da, xương, cánh, ruột, phao câu…; như ăn thóc gạo, sinh sống ở chuồng trại, đẻ trứng và giữ con, (gà mái), gáy và đá (gà trống)…Và từ đó mà khái quát lên đủ mọi vấn đề về con người như tính cách và bản chất; phẩm chất và đạo đức; thói quen sinh hoạt và các mối quan hệ…Và những câu tục ngữ, thành ngữ sưu tầm chưa đầy đủ nêu trên cũng là một minh chứng sinh động cho sự đa dạng trong việc khai thác một con vật quen thuộc để chuyển tải túi khôn kinh nghiệm của quần chúng nhân dân.

Năm mới đến, trước dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát, một lần nữa thấy rằng con gà – cùng với số phận của những người dân quê cũng chịu lắm long đong vất vả. Mong rằng con gà – con vật quen thuộc với đời sống nhân dân – sẽ mang trở lại niềm hy vọng không bao giờ lụi tắt dù cuộc sống có dồn đẩy con người vào bước đường cùng. Như bài ca dao “Mười cái trứng”, từng cái trứng của con gà mái Kẻ Diên đẻ ra bị thối ung như từng niềm hy vọng bị dập tắt phủ phàng, rồi khi ba con gà con – ba niềm vui mới bừng nở thì “con diều tha, con quạ bắt, con cắt xơi”. Những tưởng bài ca ấy sẽ kết thúc bằng tiếng kêu thét tuyệt vọng cho cuộc sống quá đỗi bất công đau đớn. Nhưng không, thật bất ngờ, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cuộc sống vẫn tiếp diễn và con người vẫn cứ tràn đầy một niềm tin tưởng lạc quan:

Chớ than phận khó ai ơi !

Còn da lông mọc, còn chồi lên cây…

(Trần Tùng Chinh) (Sưu tầm)

 

NĂM THÂN NÓI CHUYỆN KHỈ

NĂM THÂN NÓI CHUYỆN KHỈ

 

Hình tượng con Khỉ trong văn hóa

Bách khoa toàn thư mở Wikiped

Khỉ trong văn hóa và hư cấu

 

 

 Một con khỉ

Danh xưng

Tên gọi: Khỉ, hầu

Tên khoa học: Primates

 

Vùng văn hóa ảnh hưởng

Châu Á

Châu Phi

Châu Mỹ (hiện đại)

Ý nghĩa biểu tượng

Nghịch ngợm, phá phách, hiếu động

 

 

Trong văn hóa đại chúng và trong hư cấu, hình ảnh con khỉ cũng có một vị trí nhất định. Trong 12 con giáp,Thân là con Khỉ đứng hạng thứ 9 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi.[1] Loài Khỉ có đặc tính giống loài người, thuộc loài có vú, sanh con, thường ở trong rừng, ưa nhảy nhót, đu chuyền từ cây này sang cây khác, sống từng đoàn, thông minh hơn các thú vật khác, cho nên thường bắt chước loài người. Khỉ đi vào đời sống văn hóa người châu Á qua năm thân, tháng thân, ngày thân, giờ thân. Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, khỉ cũng được người đời nhắc đến,[1] Ở Nam Bô, chiếc cầu tre bắc qua kênh rạch ở vùng sông nước được gọi là cầu khỉ.

Trong các nền văn hóa và văn hóa hiện đại, hình ảnh con khỉ biểu tượng như là sự nghịch ngợm, tinh nghịch, láu lĩnh, trộm cắp, nhanh nhẹn nhưng cũng có những con khỉ đã trở thành biểu tượng thần thánh như Tôn Ngộ KhôngHanuman. Ở Phương Tây, hình ảnh con khỉ trong nền văn hoá phương tây khá mờ nhạt bên cạnh các con vật thần thoại như nhân mãnhân sưmỹ nhân ngư… cho đến khi xuất hiện nhân vật King Kong là con khỉ độtkhổng lồ trong bộ phim khoa học giả tưởng của đạo diễn Mỹ Ernest B. Schoedsack.[2]

Mục lục

  [ẩn

1Tổng quan

2Trong văn học

3Trong võ thuật

4Con vượn

4.1Trung Hoa

4.2Nhật Bản

4.3Việt Nam

5Một số con khỉ

5.1Tôn Ngộ Không

5.2Hanuman

5.3King Kong

5.4Abu

6Trong thành ngữ

7Chú thích

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Khỉ là tên gọi chỉ về những loài động vật thuộc lớp thúbộ linh trưởng. Khỉ có ba nhóm lớn, là khỉ Tân Thế giới, khỉ Cựu Thế giới, khỉ không đuôi. Có khoảng 264 loài khỉ đã bị tuyệt chủng. Một số loài giống khỉ không đuôi, như tinh tinh hay gibbon thường được gọi là khỉ trong ngữ cảnh bình dân, tuy rằng các nhà sinh học không xếp chúng vào các loài khỉ. Tuy nhiên, không có một đặc điểm nào là duy nhất mà tất cả các loài khỉ đều có mà các loài khác không có.

Trong văn học[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm về khỉ có Hành tinh khỉ là một tiểu thuyết do Pierre Boulle, xuất bản lần đầu vào năm 1963 bằng tiếng Pháp có tên là La Planète des Singes. Nghĩa của từ singe bao gồm cả “vượn” và “khỉ”. Với “Hành tinh khỉ”, Pierre Boulle muốn cảnh tỉnh con người bằng một câu chuyện mang tính triết lý và giáo dục sâu sắc. Ở hành tinh Cô Em, loài người đã không ý thức được mình, để cho những thuộc tính xấu phát triển như sự lười nhác, quen hưởng thụ, bỏ mặc đồng loại, sống ích kỷ phát triển. Vì thế, một xã hội văn minh đã được xây dựng ngàn đời bị tiêu diệt. Họ vẫn là hình hài con người nhưng mọi hành động và suy nghĩ không hơn con vật là bao nhiêu. Những con khỉ trước kia vốn chịu sự chỉ đạo của con người thì nay chúng lại là chủ nhân của một xã hội văn minh, chi phối cuộc sống con người, do giống khỉ ham bắt chước, chịu động não.

Trong võ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Hầu quyền

Vào thời kỳ cuối của xã hội nguyên thủy, những điệu “múa khỉ” (hầu vũ) là mô hình thu nhỏ của dạng vận động này. Sách “Thượng thư – Ích tắc” nói:”Múa khỉ vượn, múa chim chóc, múa gấu, múa voi”. Sách “Hán thư – Nghệ văn chí” có ghi điệu múa “mộc hầu vũ” (điệu khỉ tắm), đến thời nhà Minh bắt đầu có ghi chép về hầu quyền. Sách “Kỷ hiệu tân thư – Quyền kinh” của danh tướng nhà Minh Thích Kế Quang có ghi rằng: “Lại còn có lục bộ quyền, hầu quyền, ngoa quyền” (“chim mồi”). Trải qua nhiều đời truyền bá và phát triển, hầu quyền, túy quyền, địa đường quyền, ba loại quyền này tích hợp lẫn vào nhau và thu dụng các sở trường sở đoản của nhau, nội dung dần dần từ đơn giản bắt chước về hình thể lấy múa làm chủ mà chuyển hướng thành các phương pháp chiến đấu bằng tay không là chính trong chiêu thế và bài múa của võ thuật.

Họa phẩm về một con khỉ ăn trộm đào

Nội dung hầu quyền phức tạp chia Nam, Bắc và về phong cách có khác nhau rất nhiều. Phương Nam coi trọng đánh sát gần, liền đòn tức là phương pháp cận chiến nhập nội; phía Bắc lại quen khéo lừa đánh đấm từ xa, lựa sơ hở của đối phương mà tung đòn hiểm hóc. Nhưng đặc điểm chung đều là nhẹ nhõm linh hoạt, hình tượng, đưa kỹ thuật của võ thuật vào trong hình dạng khỉ. Yêu cầu phải làm cho được “ngũ yếu” (năm điều cần) tức là hình cần giống, ý cần thật, bước (bộ) cần nhẹ, phép (pháp) cần kín, thân cần (linh) hoạt.

Trong khi đi quyền chú trọng vào tay mắt chiếu cố nhau, chiêu liền thế liền, lên xuống nhẹ khéo, chân thân hợp nhất, nội ngoại tương hợp, công thủ liên tục khép kín. Sau này Hầu quyền trong bài múa có rời động, nhòm ngó, xem đào, leo vít, hái đào, leo cành, làm liều, giấu đào, ngồi xổm, ăn đào, mừng rỡ kinh sợ, vào động v.v… đều do các động tác của khỉ vượn mà tập hợp lại rồi thành các động tác phân hóa thêm trong quyền thuật. Hình thái động tác có thể khái quát là cương, nhu, nhẹ nhàng, linh hoạt, mềm mại, khéo, nấp, né, vươn, co. Thủ pháp (đòn tay) thì có: tóm, duỗi, chọn, cắt, giảo (hoạt), bắt, khép, đẩy… Thoái pháp (bộ pháp, tấn pháp di chuyển) có quấn, dậm, tạt, bật v.v… là các đòn chân. Về khí giới thì gồm các bài múa hầu côn, hầu kiếm v.v..

Con vượn[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Hoa[sửa | sửa mã nguồn]

Vượn có mặt ở vùng Hoa Nam ít nhất là cho tới thời nhà Tống. Khoảng thế kỷ 14 trở đi vì hệ sinh thái bị con người phá hoại nên loài vượn dần vắng bóng. Văn chương Trung Hoa thời cổ cho con vượn là “quý phái”, ví như “quân tử” (君子) của rừng xanh trong khi giống khỉ vàng bị thức ăn của con người mua chuộc. Đạo Lão thì thêu dệt tính chất huyền bí cho loài vượn và cho rằng chúng có thể sống tới nghìn năm và biến thành người.[3] Mỹ thuật Trung Hoa ghi lại hình dáng con vượn từ thế kỷ 3-4 TCN (thời nhà Chu). Chúng còn là đề tài cho họa sĩ thời nhà Tống và đầu thời nhà Nguyên như Dịch Nguyên Cát và Mục Khê Pháp Thường vẽ lại rất trung thực.

Nhật Bản[sửa | sửa mã nguồn]

Qua ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, mô típ Thiền “vượn bắt ánh trăng trong nước” cũng đã trở thành phổ biến trong hội họa Nhật Bản, mặc dù không có loài vượn nào sống trong tự nhiên tại Nhật Bản.[4]

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Con vượn có mặt trong văn chương truyền khẩu của người Việt như trong bài dân ca “Lý qua đèo” ở Huế hay “Ăn ở trong rừng” thuộc Quan họ Bắc NinhCa trù có điệu xẩm huê tình cũng nhắc đến vượn. Ca dao thì có câu nhắc đến vượn để trỏ ý xa xôi, hoang dã như trong câu ca dao miền Nam:

Má ơi! Đừng gả con xa

Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.

Tục ngữ về vượn có câu: Vượn lìa cây có ngày vượn rũ. Trong văn học thì hai tác phẩm lớn là Truyện Kiều và Lục Vân Tiên đều có nhắc tới vượn, nhất là tiếng hú (còn gọi là hót) của chúng.Trong tín ngưỡng Tứ phủ hình bóng con vượn hiện ra biểu tượng cho miền núi hoang sơ khi vượn ra mắt dâng cúng hoa quả.[5]

Một số con khỉ[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn Ngộ Không[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn Ngộ Không đã trở thành hình ảnh thân mến trong đời sống văn hoá của nhiều thế hệ nhân loại. là nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây du ký, nhân vật giả tưởng có thể được xem là nổi tiếng nhất trong văn học Trung Hoa. Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, nhà vua, thánh nhân và chiến binh, có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường. Tây Du Kí thuật lại cuộc phiêu lưu của Tôn Ngộ Không từ lúc mới sinh ra, đặc biệt là chuyện Tôn Ngộ Không theo làm đệ tử của Tam Tạng để thỉnh kinh tại Tây Thiên (Ấn Độ), là nhân vật nổi tiếng và được ngưỡng mộ nhất trong thế giới loài khỉ.[2]

Hanuman[sửa | sửa mã nguồn]

Hanuman là một nhân vật trong thần thoại Hindu được kể lại trong sử thi Ramayana. Trong sử thi, Hanuman đã giúp đỡ cho người anh hùng Rama trong cuộc chiến chống lại vua quỷ Ravana. Thần khỉ Hanuman là nhân vật trung tâm trong hai bộ sử thi vĩ đại và lừng danh của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata. Các đền thờ khắp nước Ấn Độ đều có hình ảnh Hanuman, vị thần khỉ nổi tiếng với vũ khí là quả chùy (gada), biểu tượng của lòng dũng cảm. Thần rất sùng bái người bạn của mình là Rama (vị vua anh hùng được kể trong sử thi Ramayana), và cũng được Rama thương yêu nhất, nên có khi người ta vẽ Hanuman với hình Rama xăm trên ngực. Rama được coi là hóa thân của Vishnu, là Đấng bảo tồn trong quan niệm Trimurti của Ấn giáo. Trong cuộc chiến đấu giữa vua Rama anh hùng và quỷ Ravana, thì Hanuman là người phụng sự vua đắc lực nhất, trung thành với vua nhất.

King Kong[sửa | sửa mã nguồn]

King Kong là tên một con ác thú khổng lồ (giống loài khỉ đột) được hư cấu trong nhiều loại tác phẩm, đặc biệt là điện ảnh. King Kong nổi tiếng khắp thế giới từ bộ phim cùng tên năm 1933, và tiếp tục được làm lại vào 1976 và 2005. Con ác thú khổng lồ King Kong sinh sống trên Đảo Đầu Lâu (Skull Island), ở đâu đó trên Ấn Độ Dương và được cư dân nơi đây thờ cúng như một quái vật ăn thịt linh thiêng. Một đoàn làm phim từ New York lặn lội đường xa đến đây vì nghe nói có nhiều sinh vật huyền bí trên đảo này, do đó sẽ có cơ hội tạo những cảnh quay ngoạn mục. Cô diễn viên Ann Darrow xinh đẹp bị bắt cóc và đem ra tế Kong. Con khỉ đột chẳng những không ăn thịt Ann mà còn thích thú và yêu mến nàng. Đạo diễn Carl Denham nhân cơ hội đó bẫy nó đem về New York. Ông ta gọi nó “Kong– vị vua (King) của thế giới”.

Abu[sửa | sửa mã nguồn]

Chú khỉ Abu là chú khỉ nghịch ngợm trong Bộ phim Aladin và cây đèn thần, chú khỉ này là bạn tri kỷ của Aladin. Khi Aladdin tìm được cây đèn, khỉ Abu bị mê hoặc bởi 1 viên hồng ngọc khổng lồ và cố gắng lấy trộm nó, khiến cho cả hang động bắt đầu sụp xuống, nhưng may mắn là thảm thần đã giúp họ thoát chết. ới cửa hang, Jafar lấy chiếc đèn và cố gắng giết họ nhưng chú khỉ đã nhanh tay lấy lại đèn thần và cắn vào tay lão, khiến lão vô tình ẩn họ xuống lại hang đúng lúc nó sập xuống. Khi Aladdin tỉnh lại, Abu đưa anh cây đèn, sau đó Jafar giam cầm nhà vua và công chúa, biến Aladdin trở lại bộ quần áo rách rưới, và ném anh cùng khỉ Abu và thảm thần đến vùng đất xa tít đầy bão tuyết.

Trong thành ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Từ ngữ về con khỉ chủ yếu xuất hiện trong văn hóa của các dân tộc Châu á. Một số thành ngữ, tục ngữ như:

Khỉ ho cò gáy: Chỉ chốn hoang vu

Giết gà dọa khỉ

Rung cây nhát khỉ

Làm trò khỉ: Chế giễu những người hay pha trò, bắt chước, làm trò hề

Trời sinh con khỉ ở lùm/Chuyền qua chuyền lại rớt ùm xuống sông

Khỉ bồng con lên non kiếm trái/Cảm thương nàng phận gái mồ côi

Mặt nhăn như khỉ

Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà

Khỉ gió, khỉ khô, khỉ mốc: Những câu của, câu mắng

Đồ khỉ hay đồ khỉ gió: Ám chỉ người không đứng đắn, nghiêm túc, hay nghịch ngợm

Khỉ lại là khỉ, mèo lại hoàn mèo

THAM KHẢO THÊM:

Chuyện Khỉ năm Thân 

Đặng Tiến

Miệt Bặc Liêu, Cà Mau có câu hát, về sau phổ biến khắp miền Nam, rồi lan truyền khắp nước :

Tháng ba cơm gói ra Hòn,
Muốn ăn trứng nhạn phải lòn Hang Mai.

Nhiều người không hiểu chính xác, cho rằng Hang Mai có nhiều hoa mai thơ mộng, hay nhiều rắn hổ mai tàn độc. Thật ra, ” mai ” tiếng địa phương có nghĩa là ” khỉ “. Hang Mai tức là ” hang của loài khỉ “. Phi Vân đã giải thích như vậy, ngay trang mở đầu cuốn phóng sự Đồng Quê, giải thưởng hội Khuyến Học Cần Thơ năm 1943. Và ông ấy miêu tả căn cơ :

” Kinh Hang Mai ở làng Khánh Lâm, Cà Mau, bắt đầu từ kinh Biện Nhi trổ ra Tiểu Dừa. ( … ) Ở hai bên bờ người ta có thể gặp những con trúc, rái, kỳ đà, chồn, ong mật và vô số cá ” (1).Dĩ nhiên là nhiều khỉ. Từ điển phương ngữ Nam Bộ của Nguyễn văn Ái, 1994, cũng có ghi chữ mai nghĩa là khỉ.

Không biết vì lý do gì, và từ thời nào, trong tiếng Hán Việt, người ta phát âm chệch từ khỉ thành khởi (cũng như quý thành quới) : ngày nay ta nói khởi nghĩa, khởi hành, nhưng các từ điển xưa ghi là khỉ hành, khỉ nghĩa. Trong khi đó, trong tiếng thuần Việt, thành ngữ dân gian vẫn nói : khỉ khô khỉ mốc, khỉ ho cò gáy, rung cây nhát khỉ. Và thơ Tú Xương có câu :

Ới thi ơi là thi
Ới khỉ ơi là khỉ

Không rõ từ khỉ phát âm chệch thành khởi có liên quan gì đến tên loài động vật không. Chỉ biết rằng ở Việt Nam, khi đưa ra lý thuyết khỉ là thủy tổ của loài người, thì có sử gia đã dùng từ ” hầu nhân ” để tránh chữ chính xác là ” người khỉ ” – ngày nay người ta dùng chữ ” người vượn ” – thân thuộc hơn, nhưng cũng là tránh chữ Khỉ.

Hầu là Khỉ, giai thoại kể lại : vào thời Trịnh Khải, 1783, thế lực Chúa Trịnh đang suy tàn, nhưng vẫn còn kẻ nịnh bợ. Đặng Kim đã làm đến tước hầu, mà còn xin làm con nuôi nhà Chúa, đổi tên là Trịnh An. Một hôm, trên tường vôi nhà Hầu, có người đến vẽ một cây cổ thụ đang xiêu đổ, lá cành trơ trụi, gốc rễ ngả nghiêng. Trên chạc có con khỉ đang nằm ngủ, bên cạnh câu thơ nôm :

Khỉ ơi tỉnh dậy đi thôi
Đừng chờ cây đổ, đi đời nhà mi.

Hầu tỉnh ngộ, từ quan, lấy lại tên cũ. Về sau, khi Trịnh Khải đổ, ông tránh khỏi nạn cháy nhà vạ lây.

Trong thi ca, từ khỉ ít được dùng, vì không ” thi vị “, gợi ý mắng mỏ. Thỉnh thoảng mới gặp một câu hiện thực như trong cảnh chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp : bao nhiêu là khỉ ngồi. Đinh Hùng tiếp xúc với rừng núi Việt Bắc, vùng Bắc Kạn đã tả không khí hoang dã thời 1940 :

Ta mê tiếng vượn sầu muôn kiếp
Chim núi cầm canh, hoẵng gọi bầy
( …)
Rồi những đêm sâu, bỗng hiện về
Vượn lâm tuyền khóc rợn trăng khuya

Hoặc tiếng vượn có tính cách tượng trưng, trong hoang tưởng một trời tình thái cổ :

Trải sông nước vượt qua từng châu thổ
Ta đến đây nghe vượn núi kêu sầu.

Tính cách tượng trưng còn rõ nét hơn nữa ở hình tượng Đười Ươi trong thơ Bùi Giáng, có khi ông tự xưng là Đười Ươi Thi Sĩ. Đười Ươi ở đây, là hoài vọng con người tiền sử, tâm hồn ” dã nhân ” chưa tiêm nhiễm tập tục, lề luật và thành kiến :

Đi về giũ áo đười ươi
Đăm chiêu khách địa từ người tặng ta

Nhưng rồi trong một hoàn cảnh xã hội khác, Bùi Giáng lại mặc lại xiêm lốt đười ươi :

Ấy là thơ thuở chưa điên
Ở trong dấu ngoặc quàng xiêng reo cười
Bây giờ xoang điệu đười ươi
Diệu hoa lầu các ngậm ngùi dấn thân

Trong trí tưởng sáng tạo của nhà văn, con vượn có khi là một hình tượng đẹp. Trong Chùa Đàn, 1946, mà nhiều người xem như là đỉnh cao của nghệ thuật Nguyễn Tuân, người phụ nữ lý tưởng tên là Sấu Viên … Vượn Gầy. Nàng chết sớm trong một tai nạn xe lửa, trên chuyến xe vu quy về nhà chồng, làm chủ ấp Mê Thảo. Người chồng tuyệt vọng, cho cất một thứ rượu tên Mê Thảo Hầu, rồi một thứ rượu khác tên Ức Sấu Viên – Nhớ Vượn Gầy – và cuồng điên trong men Rượu Tương Tư. Nàng tên như thế vì có đôi cánh tay dài. Và có lẽ từ đó mà về sau nhân vật Cổ Giả Trường, người hùng trong vở kịch Thành Cát Tư Hãn, 1961, của Vũ Khắc Khoan, đã có đôi ” tay vươn ra như tay vượn” : Vũ Khắc Khoan thân thiết và chịu ảnh hưởng Nguyễn Tuân.

*

Trong văn học Việt Nam cổ điển, tên Vượn đã xuất hiện rất sớm, tự bình minh của chữ Nôm đời Trần, trong bài Phú vịnh chùa Hoa Yên trong Thiền Tông Bản Hạnh. Bài này được gán cho thiền sư Huyền Quang (1254-1334), tả cảnh chùa ở núi Yên Tử :

Chim óc (=gọi) bạn, cắn hoa nâng cúng
Vượn bồng con, cời cửa nghe kinh

Cảnh Vượn bồng con là một hình ảnh văn chương, nhưng cũng có thể có thực, vì núi rừng thời ấy nhiều khỉ. Nhà thơ khoa bảng Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) cùng thời đã tả cảnh Chùa Long Động núi Yên Tử :

Cách lâm hữu hận viên đề nguyệt (a)
Ỷ tháp vô ngôn tăng đối san (b)

Dịch : Tựa tháp không lời …  sư ngắm núi (b)
Cách rừng u hận, vượn gào trăng (a)

Bài phú cổ ấy trong Thiền Tông Bản Hạnh, còn có một hình ảnh vượn khác, nhưng lần này có tính cách điển cố :

Chẳng những vượn hạc thốt thề
Lại phải cỏ hoa thuể thỏa

Vượn và hạc biểu trưng cho tâm hồn quân tử, theo chuyện Dương Hựu đời Tống , một người phóng khoáng chỉ làm bạn với vượn và hạc ở chốn lâm tuyền, nơi tu hành, ẩn dật.

Trong tập thơ Nôm đầu tiên của nước ta, Nguyễn Trãi (1374-1442) đã tả cảnh nhà mình :

Cửa song giãi xâm hơi nắng
Tiếng vượn vang kêu cách non

Như vậy, thời ấy trong thực tế, vượn còn sống gần với người. Và cạnh đó, Nguyễn Trãi nhiều lần dùng chữ viên hạc theo điển cố :

Thề cùng viên hạc trong hai ấy
Thấy có ai han chớ đãi đằng

Han : nghĩa là hỏi han

Ý nói : chớ có thiết tha với những quan hệ xã hội

Vào giữa thế kỷ XVI, trong một bài phú tả cảnh ẩn dật miền rừng núi Tuyên Quang, Nguyễn Hãng cũng đã dùng chữ vượn theo nghĩa hiện thực :

Vượn chào, hòa khướu hót, cách ngàn đưa khúc xướng khúc ca

Và theo điển cố :

Bạn viên hạc quen tìm, hoa cười đón khách
Tịch Cư Ninh Thể Phú

Mà không cứ gì miệt núi rừng Yên Tử, Côn Sơn, Tuyên Quang mới có khỉ, vượn. Vào cuối thế kỷ 18, giữa kinh thành Thăng Long, ” mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề ” theo Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Đình Hổ (1768-1839). Nhưng đây là vượn do Chúa Trịnh nuôi trong phủ Chúa. Tuy nhiên, mãi đến đầu thế kỷ 19, Nguyễn Công Trứ (1778-1858) còn tìm thấy ” đất kinh kỳ riêng một áng lâm tuyền ” rồi tự vấn, bùi ngùi :

Nào vương cung đế miếu ở đâu nào
Mỉa mai vượn hót oanh chào

Oanh, vượn ở đây có thể hiểu theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Trong văn học dân gian, có truyện nôm Bạch Viên Tôn Các, còn gọi là Lâm Tuyền Kỳ Ngộ, kể chuyện tình duyên giữa chồng người vợ vượn � một tiên nữ giáng trần dưới hình dạng một con vượn trắng. Nội dung dựa vào một truyện cổ tích đời Đường bên Trung Quốc. Đây là một truyện nôm xuất hiện sớm, vào thế kỷ 17 vì còn làm theo thể thơ Đường Luật, gồm có 146 bài thất ngôn bát cú. Một chuyện tình lãng mạn vượt ra khỏi thành kiến, giáo điều. Nhiều câu thơ bây giờ đọc còn thấy hay, ví dụ đoạn Bạch Viên khi trở về Thiên Đình nhớ chồng và hai con nơi hạ giới :

Một mối thắm nồng, nguyền chửa phỉ
Hai phen nâng bế, nghĩa nào nguôi
Nhớ xuân dễ khiến hoa rơi lệ
Tủi phận cho nên nguyệt ngậm ngùi

Và nàng xin trở lại trần gian sống đoàn tụ với chồng con. Tình mẹ con nhắc đến câu ca dao :

Con vượn thương con lên non hái trái
Anh thương nàng phận gái mồ côi

Nhưng chuyện Vượn, trong tình mẹ con làm tôi cảm xúc và nhớ đời, là một bài tập đọc lớp Ba, bậc tiểu học, cách đây hơn nửa thế ky². Chuyện kể có người thợ săn muốn bắt sống một chú vượn con, đã dùng tên độc để giết vượn mẹ :
“Vượn mẹ bị tên, biết mình không thể sống được bèn vắt sữa ra rừng cho con uống. Xong rồi lăn ra chết.
Người thợ săn quay về phía vượn con, cầm roi quất vào xác vượn mẹ. Vượn con thấy thế, kêu gào thương xót, chạy ngay lại gần, người đi săn bắt sống được.
Lúc về nhà, cứ đêm đêm, vượn con nằm phục bên xác mẹ thì mới yên ; một hai khi lại ôm lấy kêu gào, vật vã, rất thảm thiết. Không được mấy hôm, vượn con cũng chết. ” (2)

*

Năm Thân là cầm tinh con Khỉ nói chung. Từ chú khỉ con đến khỉ đột, đười ươi và con vượn tiền thân của loài người, khoa học gọi là Homo Erectus Erectus. Tại Việt Nam, từ Bắc vào Nam, nhiều nơi còn di tích Người Vượn với những công cụ, bằng đá, tại Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc ( Đồng Nai). Tại Thẩm Ồm (Nghệ An), Hang Hùm ( Yên Bái) đã có những di chỉ chứng tỏ thời kỳ Người Vượn chuyển sang thành Người Khôn (Homo Sapiens) cách chúng ta khoảng 100 000 năm.

Trong mười hai con giáp, Rồng là biểu tượng gần chúng ta nhất về mặt tâm linh, tình cảm. Gần mà xa, vì con Rồng, tổ tiên dân tộc, chỉ là huyền thoại. Khỉ là biểu tượng gần chúng ta nhất về mặt vật chất, thân xác. Gần mà xa vì không mang ý nghĩa ” dân tộc “, tín ngưỡng và phong vị lãng mạn.

Năm Khỉ, nói chuyện khỉ, tuy là để vui Xuân, nhưng nói từ đầu đến đuôi, cũng là không đơn giản, quả là khỉ.

Đặng Tiến
Orléans, Xuân Giáp Thân 2004