RSS

Monthly Archives: Tháng Tám 2015

Thăng trầm thế sự (6): Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) (Thăng trầm thế sự-Tiếp theo)

 Thăng trầm thế sự (6): Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) (Thăng trầm thế sự-Tiếp theo)

 

Nhớ thế chiến I (1) xảy ra

Đau thương gánh chịu cũng là nhân dân

“Thế kỷ Ánh sáng” (2) lùi dần

Khắp nơi xơ xác điêu tàn thảm thương…

Chỉ vì tham vọng bá cường

Thuộc địa muốn chiếm… ai nhường nhịn ai

Anh, Pháp, Nga, Mỹ… tranh tài (3)

Đức, Áo, Hung, Ý… vành đai đối đầu! (4)

Chiến tranh hủy diệt toàn cầu

Giành nhau thuộc địa, giành nhau bá quyền

Mấy chục triệu mạng thăng thiên (5)

Phế binh, bệnh tật… triền miên thương sầu.

“Văn minh nhân loại” (6)  còn đâu

Hãi hùng tâm lý hằn sâu muôn đời

Thắng, bại đều khổ dân thôi

Nhà tan cửa nát đâu nơi nương mình?

Đình chiến, ký kết hòa bình (7)

Hận thù vẫn đó, vẫn rình chiến tranh

Thương lòng gột rửa sao lành

Hòa bình sợi chỉ mong manh buộc ràng…

31.8.2015/Trần Kim Lan

Ghi chú (1,3,4):  Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau:

1-Liên minh: Đức-Áo-Hung (1882)-

2-Hiệp ước: Anh-Pháp-Nga (1890-1907)

Nguyên nhân khởi điểm: : 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi)

Đến năm 1914, sự chuẩn bị chiến tranh của 2 phe đế quốc cơ bản đã xong. Ngày 28.6.1914, Áo – Hung tổ chức tập trận ở Bô-xni-a. Thái tử Áo là Phơ-ran-xo Phéc-đi-nan đến thủ đô Bô-xni-a là Xa-ra-e-vô để tham quan cuộc tập trận thì bị một phần tử người Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi. Thế là chiến tranh đã được châm ngòi.

 (2,5,6): Châu Âu trước đó đã có thời kỳ phát triển toàn diện văn học, nghệ thuật, kinh tế, tôn giáo… đạt đỉnh cao “văn minh nhân loại”.

Thế chiến thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến làm hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua…

(7): Tất cả những Đế quốc quân chủ đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này, nó tạo điều kiện cho đảng Bolshevik (cộng sản) lên nắm quyền tại nước Nga, và mở đường cho Adolf Hitler lên nắm quyền tại Đức. Tuy nước Đức thua cuộc nhưng về thương mại và công nghiệp không bị tổn hại gì lớn (ít ra còn hơn hẳn Pháp, vì thế về những mặt này họ đã chiến thắng cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Không có một nước nào thật sự chiến thắng cuộc chiến tranh này.

Ngày 28 tháng 6 năm 1919 các nước thắng trận đã ký hiệp định hoà bình với Đức là Hiệp định Versailles với các hạn chế ngặt nghèo cho sự phát triển sau chiến tranh của Đức (phải đến tháng 10 năm 2010 nước Đức mới hoàn thành xong khoản chiến phí nặng nề cho cuộc chiến này. Và các hiệp định hoà bình cũng được ký kết giữa phe thắng trận với từng quốc gia thua trận là Áo, Hungary và Bulgaria. Đến năm 1920, phe Entente ký kết Hiệp định Sevres với Sultan Mehmed VI theo đó Đế quốc Ottoman phải chịu vô cùng thiệt thòi. Đây là một đòn giáng nặng nề vào Đế quốc Ottoman. Thế chiến thứ nhất đã kết thúc.

Đây là một cuộc chiến để lập lại trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ bốn đế chế hùng mạnh của châu Âu và thế giới lúc đó là Đế quốc Nga, Đế chế Đức, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Ottoman, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của châu Âu và thế giới. Tuy nhiên mặc dù là cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt như vậy nhưng cuộc chiến này đã không giải quyết được các mâu thuẫn gốc rễ và “thế giới mới” mà nó tạo ra còn đặt châu Âu và thế giới trước các vấn đề và mâu thuẫn khác còn trầm trọng hơn như phát sinh nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản tại Nga, chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít tại Ý, Đức và Nhật, sự chia cắt, xâm phạm quyền tự quyết của các dân tộc… Những vấn đề đó sẽ dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là lý do một số nhà nghiên cứu cho rằng Chiến tranh thế giới thứ hai chỉ là sự nối tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất sau 20 năm tạm nghỉ lấy sức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thăng trầm thế sự (5): Thị trường chứng khoán “động đất” (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)

Thăng trầm thế sự (5): Thị trường chứng khoán “động đất” (Thăng trầm thế sự-tiếp theo)

 

 

 

Chứng khoán “động đất” liêu xiêu

Từ China khởi điểm tứ chiều lao đao (1)

Dẫu rằng hạ giá đồng “Mao” (2)

Cũng đâu cứu được hầu bao thị trường!

Thảm họa rung chuyển bốn phương

Á. Âu, Phi, Mỹ… tai ương cũng kề

Người nức nở, kẻ hả hê

Mong China “yểu” để mọi bề bình yên!

Bởi vừa nổi, đã lũng quyền

Tham vọng bành chường nhiễu phiền thế gian

Biển Đông chiếm đoạt ngang tàng

“Lưỡi bò chín đoạn” lộ tâm cướp ngày! (3)

Mới hay nghiệp qủa là đây

“Gieo gì gặt nấy” đời này đã trông

Biển Đông nổi sóng dập dồn

“Lưỡi bò chín đoạn”… đi tong… sóng cười…

Thôi đừng cười nữa sóng ơi

Mong sóng nhấn tới bãi trồi ngoài kia

Là “”đường tơ lụa” China đắp kìa (4)

Bãi bồi phi pháp “chôm tia” (5) nước người!

Mồm nói dừng, tay vẫn bồi (6)

Biển Đông huyết mạch đâu nơi yên bình

Sóng ơi, dìm đảo “bù nhìn” (7)

Để Việt Nam, Nhật Bản, Philippines… vui mừng

Để thế giới khắp mọi vùng

Giao thông bốn biển trùng phùng hoan ca!

29.8.2015/Trần Kim Lan

Ghi chú (1): Thị trường chứng khoán, bất động sản… mất giá, kinh tế China suy yếu, tụt dốc…

(2): Tiền China: Yuan (nhân dân tệ)

(3): Đường lưỡi bò do China tự vẽ chiếm gần trọn biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế về đưởng biên lãnh hải 1982.

(4, 5): China đã và đang xây đảo nhân tạo (đường tơ lụa)  theo đường “lưỡi bò chín đoạn” mà China tự vẽ lấn chiếm phi pháp…

(6): Trước sự phản đối của Việt Nam và thế giới, China tuyên bố dừng xây đảo nhân tạo, nhưng thực chất vẫn tiếp tục…

(7): China đã cho xây nhà ở, lắp đạt bệ phóng, sân bay… trên các đảo nhân tạo và lấn chiếm là Hoàng sa và Trường Sa của Việt Nam và các đảo tranh chấp của các nước khác: Malaysia, Philipppines, Đài Loan, Brunei… nhằm kiểm soát giao thương trên không và đường biển, ngăn chặn ngư dân các nước trên đánh bắt cá, khai thác dầu…

 

Thương nhớ cha mẹ (Thơ Đường luật-Trần Kim Lan tự biên tự diễn)

Thương nhớ cha mẹ

(Thơ Đường luật-Khoán thủ câu: Trông trăng thương nhớ cha mẹ sinh thành)

 

Trông ngóng hằng đêm bóng nguyệt nga

Trăng tròn lấp lánh tỏa lan xa

Thương rằm (1) tháng bảy cha từ thế

Nhớ lá lúa (2) ngày mẹ biệt nhà

Cha gánh giang sơn gian khó trải

Mẹ gồng con cháu khổ đau qua

Sinh thời bĩ vận lao đao bước

Thành sự yên gia khuất nẻo hoa.

 

 

Ghi chú: (1): 15-7 Mậu Dần (5-9-1998)

(2): 2-12-Qúy Hợi (4-1-1984)/Trần Kim Lan

 

Thao thức (Trần Kim Lan tự biên tự diễn)

Thao thức (129)

 

Vì đời, trăn trở đêm trường

Đắng cay, sầu tủi, yêu thương, giận hờn

Vì tình, hạnh phúc, đau buồn

Vì người, bươn trải mưa tuôn, lệ tràn.

 

Cuộc đời lắm tiếng thở than

Sự sống đầy những lo toan, đắng lòng

Tình đời thăm thẳm, mênh mông

Tình người cũng lắm gai chông, khôn lường.

 

Đời người bể khổ, tai ương

Cũng là bể nhớ, vấn vương vui sầu

Vì đời, thao thức canh thâu

Nhờ thơ, chắp nối thành câu tâm tình.

 

Nước Đức 1.12.2010/Trần Kim Lan

(Bài thơ cuối trong tập thơ: Trăn trở -Trích từ tập thơ: Khúc hát yêu thương, ba tập thơ trong một: Khúc hát yêu thương-Trăn trở-Tình người viễn xứ-Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội qúy III.2012)

 

Trăn trở (Trần Kim Lan tự biên tự diễn)

1-Trăn trở

Ngẫm đời mà ngán cho đời

Mà xem nhân thế, rối bời, tai ương

Thương mình, thao thức đêm trường

Thương đời, trăn trở, buồn thương, thương buồn.

 

Vần thơ là mạch suối nguồn

Giúp cho vơi bớt lệ tuôn đêm ngày

Này đời, này những đắm say

Nhân tình thế thái, đắng cay đời người.

 

Thơ ơi! Hãy cất tiếng cười

Chắt chiu câu chữ, gieo lời thương yêu

Thương đời người biết bao nhiêu

Tình thơ trăn trở, phiêu diêu thế trần.

 

 24-12-2010/Trần Kim Lan

(Bài thơ trích trong tập thơ Trăn trở (Tập thơ: “Khúc hát yêu thương“ thơ Trần Kim Lan –Ba tập thơ trong 1: Khúc hát yêu thương-Trăn trở-Tình người viễn xứ (thơ Đường luật)-Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội-Qúy III.2012)

 

“Chứng khoán Đại học“

“Chứng khoán Đại học“

“Chứng khoán Đại học“ lên sàn

Hồ sơ “nộp – rút” quáng quàng khắp nơi

Thí sinh, cha mẹ tơi bời

Biết đâu điểm chuẩn, biết đời về đâu?

 

Trường “ngon“ điểm nóng hàng đầu

Nhà nhà lo lắng trực chầu ngóng tin

“Chứng khoán Đại học“ lên hình

Khiến cho sĩ tử, gia đình lao đao…

 

Nhìn ra thế giới xem nào

Người ta cũng học mà sao nhẹ nhàng

“Chứng khoán Đại học“ Việt Nam

Thí sinh bấn loạn, cha than, mẹ buồn

 

Đường học nghĩ đến mà thương…

 

21.8.2015/Trần Kim Lan

 

Bóng thời gian (Trần Kim Lan tự biên tự diễn)

1-Bóng thời gian

 

Đời người, rồi sẽ trôi qua

Tình xưa, nghĩa cũ, chẳng nhòa tháng năm

Cuộc đời, là những thăng, trầm

Buồn vui, hạnh phúc, âm thầm đắng cay

Làm sao quên được đời này

Mênh mông là nhớ, đêm ngày là thương…

Chắt chiu từng mảnh đời thường

Bóng thời gian, mãi còn vương lòng người…

24-8-2009/Trần Kim Lan

(Bài thơ mở đầu tập thơ: Bóng thời gian (thơ Trần Kim Lan-138 bài thơ lục bát, nhà xuất bản Văn học Hà Nội – Qúy IV-2010)

 

Katarina Witt in Carmen On Ice (Act 1)

 

Kỷ niệm khó quên (Tùy bút)

Kỷ niệm khó quên

  Gần tới ngày kỷ niệm Quốc khánh 2.9.1945 và cũng là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi bỗng nhớ lại kỷ niệm khó quên…

Đó là một buổi tối khoảng năm 1963, tôi không nhớ chính xác ngày tháng, chỉ nhớ đó là một buổi tối ngày hè… Tôi vừa từ nhà cô bạn học nhóm cùng phố trở về nhà, thì tôi chợt thấy Bác Hồ đang đi nhanh vào một nhà, mà tôi biết, đó là một gia đình yêu nước vừa từ Tân đảo về : “Ôi đúng Bác Hồ rồi! Dáng người gày gò, nhanh nhẹn…!“ Tôi biết gia đình này, vì người thân của tôi là người đã thu xếp nhà ở cho họ…  Nghĩ vậy và tôi chợt kêu lên:

– Bác Hồ!

Tiếng kêu của tôi làm Bác Hồ chú ý, mặc dù tôi không dám kêu to. Lúc đó phố xá không hề có ai đi bộ ngoài đường, trừ tôi. Người đưa tay lên miệng, ý muốn nói: “Đừng kêu to! Hãy im lặng!“. Tôi hoảng hốt và im re không dám nói tiếng gì nữa! Nhưng tôi cũng không đi ngay mà đứng chờ xem Người ra về…

Bác chỉ vào đó thời gian rất ngắn và ra về rất nhanh… Bác vẫy tay chào tôi và tôi chỉ còn biết đứng như trời trồng, im lặng, không dám ho he gì! Thật qúa bất ngờ, tôi đã nhìn thấy Bác Hồ thật gần, thật rõ ràng, bằng xương bằng thịt, chứ không phải qua hình ảnh nữa! Bác đi rồi mà tôi vẫn còn đứng im một chỗ, cảm thấy vẫn còn run vì qúa bất ngờ…

 Bác Hồ luôn là “thần tượng“ trong trái tim của mọi người dân ngoài Bắc và tuổi trẻ chúng tôi thời ấy! Vì thế, được nhìn thấy Người thật gần, c hình dáng, ánh mắt và nụ cười, được Người ra hiệu im lặng… thật là một vinh hạnh đối với tuổi niên thiếu của tôi.

Rồi tin Bác Hồ đã qua đời… Những ngày Bác mất, Hà Nội mưa tầm tã hàng tuần liền. Cả miền Bắc khóc thương Người. Tôi cũng không ngoại lệ. Tôi nhớ, ngày ấy, tôi vừa tốt nghiệp phổ thông cấp III, chẳng thuộc đoàn thể nào, để có thể đi viếng và dự lễ tang Bác. Tôi cùng cô bạn cùng phố rủ nhau đi đến gần khu vực quảng trường Ba Đình để dự lễ tang truy điệu Bác. Trước khi tang lễ, những ngày nghe tin Bác mất, Hà Nội mưa liên tục, nhưng khi làm lễ truy điệu Bác thì trời bỗng nhiên tạnh mưa. Tôi và cô bạn hòa vào dòng người đông nghịt, cố chen chân để được tới khu vực quảng trường… Những giọt nước mắt xúc động của hàng trăm ngàn người đổ xuống quảng trường Ba Đình, trong đó có tôi và cô bạn… Ra về, chúng tôi vẫn còn sụt sùi khóc…

Chúng tôi len lỏi ra khỏi khu vực quảng trường và trở lại nơi gửi 2 chiếc xe đạp. Loanh quanh mãi, chúng tôi mới tìm thấy nơi gửi xe. Mà tìm mãi, chẳng thấy xe đâu. Chúng tôi hoảng sợ vô cùng.

– Ôi, chết rồi, xe đạp đâu rồi? Không lẽ bị mất cắp sao? Chúng tôi lo lắng.

Rồi chúng tôi quyết định báo cho công an, xem sao?

– Có đúng các cô để xe ở chỗ này không? Anh công an hỏi chúng tôi.

– Đúng chỗ này! Cô bạn tôi khẳng định.

– Mà hình như chỗ khác hay sao ý! Tôi ngập ngừng nói.

– Vậy các cô cứ đi tìm lại những chỗ khác xem sao nhé! Anh công an nói.

Thế là chúng tôi loanh quanh đi tìm hết tất cả các chỗ có thể để xe, vì xe để tự do, chỗ nào trống thì để, chẳng có người trông, và khu vực gần quảng trường Ba Đình lại rộng lớn, chúng tôi quên mất đã để xe ở chỗ nào. Cứ loanh quanh tìm suốt hàng tiếng đồng hồ, dòng người đi dự tang lễ đã về gần hết rồi, không còn hy vọng thấy xe nữa, thì bất chợt, ở cuối một con phố, chúng tôi thấy chỏng chơ 2 chiếc xe đạp, lại gần thì nhận ra là 2 chiếc xe đạp của chúng tôi! Khỏi phải nói, chúng tôi mừng đến cỡ nào! Xe đạp là phương tiện qúy lắm thời bấy giờ, mất xe, về nhà “ăn đòn” là cái chắc! Ăn đòn cũng còn là may, chứ tiền đâu mà sắm xe khác, để mà đi?

Ngày ấy, Hà Nội còn bình yên lắm… chẳng giống như bây giờ…

19.8.2015/Trần Kim Lan

 

 

 

Hát xẩm : Hà Nội ba sáu phố phường