RSS

Category Archives: 360°

NƯỚC ĐỨC: Những thay đổi trong năm 2017

NƯỚC ĐỨC: Những thay đổi trong năm 2017
1/ Từ bỏ tiền cước phí

EU-Roaming trên điện thoại

Đã nhiều năm, khi bạn ra khỏi biên giới Đức,

đã phải lo âu vội vàng tắt nhanh chế độ Roaming (Tiếp vận tín hiệu điện thoại theo vùng). Nếu không cả người nghe và người gọi đều phải trả cước phì với giá cắt cổ.

Kể từ 15.6.2017 sẽ chính thức từ bỏ cước phí này trong khu vực toàn EU. Nghĩa

là bạn đi bất đâu trong EU cũng chỉ phải trả giá cước thông thường như chính ở nước bạn ký hợp đồng nhà mạng viễn thông.

Tuy nhiên sẽ có qui định giới hạn việc chuyển

vùng tín hiệu Roaming để tránh việc lạm dụng ký hợp đồng SIM-CARD với một nhà mạng giá rẻ ở một nước rồi đem sang nước khác dùng lâu dài! Cái được gọi là “Fair-Use-Klausel”!

2/ Nhà cung cấp dịch vụ

Internet (Internet-Provider) phải bảo đảm tính minh bạch

Kể từ giữa năm 2017 Nhà cung

cấp dịch vụ Internet phải đảm bảo chất lượng dịch vụ băng thông đúng theo hợp đồng.

Về điều này nhiều năm nay

thường vẫn xảy ra hiện tượng các nhà cung cấp dịch vụ mạng ký hợp đồng với khách hàng ví dụ: 16Mb/s, 32Mb/s hay 50 Mb/s hoặc nay 100 Mb/s nhưng trên thực tế băng thông không đạt được chất lượng như hợp đồng. Nay họ phải có trách nhiệm đúng với hợp đồng cam kết.

Ngoài ra nhà dịch vụ cũng

phải minh bạch rõ ràng các quyết toán hàng tháng, thời hạn hợp đồng, thời hạn hủy hợp đồng v.v..

3/ Ngừng phát sóng truyền hình Analog DVB-T

Từ 29.3.2017 sẽ ngừng phát

sóng Analog DVB-T(miễn phí). Thay vào đó sẽ chuyển sang hệ phát sóng Digital TV: DVB-T2 HD, chất lượng hình ảnh HD.

DVB-T2 HD sẽ phát khoảng 40 kênh.
Nhược điểm: bắt buộc phải mua

DVB-T2-Receiver, để hộ trợ DVB-T2 HD theo chuẩn mới Digital.

Lưu ý: ai mua TV mới nên để ý

nhất thiết phải có chuẩn DVB-T2 Receiver, để sau này không cần phải mua thêm DVB-T2-Receiver.

Ngoài ra DVB-T2 không còn miễn phí các kênh tư nhận như RTL, Sat1 hay Pro7. Mà phải mua với giá: 69 Euro/

cho 1 TV cho 1 năm.

Tiền GEZ-Rundfunk vẫn như cũ

17.50€/ tháng /1 Wohnung

4/ Số hoá sở thuế – Das digitale Finanzamt

Từ 1. 1.2017 luật mới về thuế

có hiệu lực. Trong đó hóa đơn thuế được tính toán và thông qua trong một quá trình hoàn toàn tự động. Việc ấn định thuế là hoàn toàn xử lý bởi máy tính.

Việc khai thuế về căn bản đến

năm 2018 cũng dần thay đổi về căn bản sẽ không phải nộp các chứng từ lên sở tài chính mà thay vào là khai báo hỏi đáp. Việc khai thuế được hạn đến 31.7 cho thuế của năm trước điều này bắt đầu từ năm 2018.

-Miễn thuế cho những người:

độc thân thu nhập đến 8.820 Euro/năm. Có gia đình thu nhập đến 17.640 Euro /năm.

5/ Khám bệnh trực tuyến

Online-Sprechstunde beim Arzt
Từ tháng 7 năm 2017 luật

“E-Health-Gesetz” sẽ có hiệu lực.

Từ tháng 7 – Người đóng bảo

ghiểm sức khoẻ có thể dùng dịch vụ Telemedizin như khám bệnh trực tuyến qua đường truyền Video. Thay vì phải tới phòng bệnh của bác sĩ khám bệnh thì người đóng bảo hiểm có thể được chăm sóc sức khoẻ hay kiểm tra định kỳ với Bác sĩ thông qua gọi điện Video.

6/ Dùng mạng WiFi miễn phí trên tàu ICE – WLAN in ICE-Zügen der Deutschen Bah . Trong năm 2017 khi bạn đi tàu ICE sẽ được dùng WLAN miễn phí. Những người đi vé hạng 2 (2. Klasse) sẽ bị hạn chế dung lượng ở mức 200 Megabyte/ ngày. Đường truyền sẽ là

1Mb/s. Sau 200 Megabyte sẽ vẫn được dùng với tốc độ chậm.

Khách hạng 1 (1. Klasse) sẽ được dùng không hạn chế.

7/ Năng lượng nhà ở, giao thông

-Từ 1.2017 bằng lái xe chỉ

còn loại A++ đến E. Loại F trước đây bị huỷ bỏ.

-Kaminöfen có Typenschild

ngày 1. Januar 1985 sẽ phải thay thế hoạc huỷ bỏ.

-Từ 1.9.2017 máy hút bụi chỉ

được phép công xuất lớn nhất 900 Watt. Hiện nay được phép đến 1.600 Watt.

8/ TV

Bóng đá Die Fußball-Bundesliga

năm 2017/18 sẽ không chỉ như trước đây truyền trên kênh trả tiền như Sky, mà sẽ truyền cả trên các kênh như Pay-TV- qua Eurosport.

(Sưu tầm tin tức)

 
 

Chàng trai du học sinh chứng minh Hoàng Sa và Trường sa của Việt Nam khiến cả nước Trung quốc nghiêng mình thán phục

ĐÂY MỚI LÀ TRÍ TUỆ VÀ KHÍ PHÁCH VIỆT NAM !

Chàng trai du học sinh chứng minh Hoàng Sa và Trường sa của Việt Nam khiến cả nước Trung quốc nghiêng mình thán phục

Trong nội bộ Trung quốc bắt đầu có sự phân tán rất mạnh, sau khi Chàng trai du học sinh đưa ra công trình nghiên cứu, chứng minh Hoàng sa và Trường Sa là của Việt Nam. Rất nhiều bản đồ cổ của chính nước Trung Hoa chỉ ra rằng. Cực Nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Đó là điều không thể chối cãi. PV Đô thị- hut ham cau binh duong lược dịch

Có tới trên 50 bản đồ Hoàng sa và 170 bản đồ cổ Trung quốc, cùng 4 bộ sách Atlas được chàng trai sưu tầm. Và công trình nghiên cứu của anh được công bố tại DH Yale cuối tuần qua. Chàng trai nghiên cứu sinh Trần Thắng đã làm cho bất cứ ai tham gia hội thảo phải thán phục. Trong đó có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ đến từ Trung quốc đại lục phải ngả mũ. Đây được coi là nguồn tư liệu từ chính trong đất nước Trung Hoa. Khi mà Thắng cất công sang tận Trung Hoa để sưu tầm từ 2010. Được biết cha ruột của Thắng rước công tác tại đội xe hut ham cau binh duong. Ông đã có gắng tạo điều kiện cho con mình ra ngoài thế giới.

Trong đó có đến 3/4 là bản đồ cổ của Trung quốc, và 1/4 bản đồ do Phương Tây và Việt nam vẽ gần đây, từ năm 1618 đến 1859. Rất nhiều bản đồ cổ xưa nhất của Trung quốc, có tính liên tục, hệ thống suốt hàng ngàn năm trước và sau công nguyên. Đều chỉ ra rằng điểm cực Nam của Trung quốc dừng lại đảo Hải Nam. Chỉ duy nhất bắt đầu từ năm 1946 chính quyền Tưởng Giới Thạch mới vẽ ra định nghĩa vùng biển 11 đoạn, sau đó dần dần chuyển thành 9 đoạn. Điều đặc biệt hơn nữa, Chính nhà nước Trung quốc vào năm 1933, cũng đã phát hành lãnh thổ chỉ đến đảo Hải Nam.

Nhưng vì thấy bên Tưởng Giới Thạch vẽ cả vùng biển tiếp dưới. Do vậy không để mất mặt trước chính quyền Tưởng. Chính quyền Trung Hoa đại lục đã cho thu hồi hết và ra lại bản đồ mới. Nhưng họ vô tình không thể thu hồi hết những gì mình đã phát hành, có đóng dấu chính quyền.

Các nhà nghiên cứu Trung quốc cũng phải công nhận sự thật. Và trong nội bộ Trung quốc đại lục bắt đầu có dấu hiệu không rõ ràng. Chỉ vì một vài nét bút vẽ thêm vào bản đồ của Tưởng, đã khiến cho chính Quyền Trung quốc đại lục bây giờ phải đối phó với hầu hết các nước xung quanh. Theo công trình nghiên cứu, khi đi sâu vào hồi ký của Tưởng, hoàn toàn có thể nhận ra rằng. Tưởng cảm nhận được tương lại, và yếu thế trong việc đối phó với Công sản do Mao trạch Đông đứng đầu. Ông ta liền suy nghĩ mưu kế lâu dài. Sẽ chuyển hết quân tinh nhuệ của mình ra ngoài đảo Đài Loan.

Nhưng không quên để lại 11 nét bút bằng bút mực. Để tạo cho chính quyền Mao phải giải quyết vụ việc với các nước láng giềng, thay vì chăm chăm đối đầu với mình. Chính mưu kế (thâm độc , hèn hạ – mượn gió bẻ măng) và 11 nét bút nguệch ngoạc của chính quyền Tưởng. Mà giờ đây, toàn hệ thống chính quyền cộng sản Trung quốc phải căng mình đối phó. Họ không thể từ bỏ, vì họ đã chót cố đấm ăn xôi. Giờ bỏ, thì chắc chắn dân chúng sẽ lật đổ chính quyền. Còn nếu họ cố gắng chiếm, thì giờ đây họ phải đối mặt thách thức không chỉ là các nước láng giềng, mà còn rất nhiều nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật… và đặc biệt là dự luận và cộng đồng thế giới.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, cũng phải thốt lên rằng :
Người Việt thật quá tài năng!
Niềm tự hào của nước Việt trên đất Mỹ…
Thật đáng ngưỡng mộ!

Ông cũng nhận xét bộ sưu tập của Chàng trai Trần Thắng sẽ chỉ ra điểm mẫu thuẫn lớn trong tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa.

Trao đổi với PV Đô thị – rut ham cau, anh Thắng cho biết. Hiện công trình nghiên cứu sẽ được anh dịch sang nhiều thứ tiếng, để truyền bá rộng rãi đến mọi người dân trên thế giới, nếu muốn tìm hiểu. Và đặc biệt là người dân tại chính Trung quốc đại lục, đang khá phân vân trước ngã tư đường. Khi mà họ đang bị chính quyền Cộng sản trung quốc che đậy và dẫn dắt thông tin.

hut ham cau binh duong

“Việt Nam đã và đang được các học giả quốc tế đấu tranh bảo vệ lợi ích trên Biển Ðông. Chính phủ nước Việt Nam nên lập quỹ về Biển Ðông, giúp điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ ngân sách này, chúng ta có thể dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc”, ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển Ðông.

 

Chàng trai du học sinh chứng minh Trường sa của VN khiến cả nước Trung quốc nghiêng mình thán phục

Trong nội bộ Trung quốc bắt đầu có sự phân tán rất mạnh, sau khi Chàng trai du học sinh đưa ra công trình nghiên cứu, chứng minh Hoàng sa và Trường Sa là của Việt Nam. Rất nhiều bản đồ cổ của chính nước Trung Hoa chỉ ra rằng. Cực Nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Đó là điều không thể chối cãi. PV Đô t…

– http://huthamcau.com/chang-trai-du-hoc-sinh-chung-minh-truong-sa-cua-vn-khien-ca-nuoc-trung-quoc-nghieng-minh-than-phuc-801.aspx 

 
 

Đờn ca tài tử thành di sản văn hóa nhân loại

Đờn ca tài tử thành di sản văn hóa nhân loại

– Trong phiên họp chiều 5/12 (giờ VN) của Ủy ban Di sản Unesco diễn ra tại Ai Cập, Đờn ca tài tử đã chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tu bổ Khuê Văn Các: “Hỏng đến đâu, sửa đến đó”

Khánh thành bảo tượng 75 tỷ đồng

Đờn ca tài tử, di sản văn hóa phi vật thể, UNESCO
Đờn ca tài tử gắn bó mật thiết với người dân Nam Bộ

Tại phiên họp diễn ra từ 2/12-8/12 tại Ai Cập, nhiều vấn đề về di sản được bàn bạc, thảo luận trong đó có việc xem xét hồ sơ Đờn ca tài tử của Việt Nam. Việc Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại sau phiên bảo vệ chiều 5/12 của Việt Nam là một tin vui đối với những người yêu mến nghệ thuật này.

Theo quy định của UNESCO, mỗi quốc gia trong một năm chỉ được gửi 1 hồ sơ đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể. Theo kế hoạch ban đầu, hồ sơ Đờn ca tài tử Việt Nam dự định đăng ký vào danh sách xét duyệt năm 2011. Tuy nhiên, do ưu tiên hồ sơ về “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” nên hồ sơ về Đờn ca tài tử phải lùi lại.  

Hiện tại có rất nhiều nghiên cứu của GS. Trần Văn Khê, GS. Trần Quang Hải (con trai GS. Trần Văn Khê), nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo (96 tuổi), nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên (giảng viên âm nhạc tại Đại học Quốc gia Úc) và nhạc sĩ Huỳnh Văn Khải (trưởng khoa Âm nhạc dân tộc, Nhạc viện TP. HCM)… đã và đang đóng góp rất nhiều cho Đờn ca tài tử.

Đờn ca tài tử hình thành vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 ở Nam Bộ. Các nhạc sĩ, nhạc quan của triều Nguyễn theo phong trào Cần Vương vào Nam đã đem theo truyền thống ca Huế vào vùng Nam Bộ. Trên đường đi, các nhạc sĩ dừng chân ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, từ đó tiếng đờn cùng với giọng ca xứ Huế mang thêm chút hương vị xứ Quảng.

Khi vào đến miền Nam thì tiếng đờn miền Trung đã thay đổi. Một số bài bản tuy cùng tên nhưng nét nhạc đã khác xa so với ban đầu. Bản chất phóng khoáng của con người và nếp sống tại miền Nam khiến cho các bài bản không y khuôn bản gốc. Người đàn, người ca cũng không muốn giữ nguyên như thầy đã dạy mà luôn có đôi nét thêm thắt, thay đổi, tô điểm, khiến những bài bản đậm đà thấm thía hơn.

 T.Lê (Theo VietNamNET)

 
1 bình luận

Posted by trên 06.12.2013 in 360°

 

Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tai Hà Nội ngày 12.10.2013

Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tai Hà Nội ngày 12.10.2013

 

Chuyện bất ngờ ở phút cuối Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 

12H ĐÊM, KHI CÁNH CỔNG NHÀ TANG LỄ QUỐC GIA ĐÃ KHÉP CHẶT, PHÍA BÊN NGOÀI NHỮNG CON PHỐ VẪN ĐÔNG NGHỊT NGƯỜI DÂN XẾP HÀNG CHỜ VÀO VIẾNG ĐẠI TƯỚNG. HỌ NHẤT QUYẾT KHÔNG VỀ DÙ BIẾT ĐÃ HẾT GIỜ VÀ CUỐI CÙNG MỘT ĐIỀU BẤT NGỜ ĐÃ XẢY RA.

 

23h. Khi Ban Tổ chức lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà tang lễ quốc gia thông báo sẽ kết thúc lễ viếng vào lúc 24h để chuẩn bị mọi thứ cho lễ truy điệu vào 6h sáng ngày hôm sau, đoàn người xếp hàng chờ vào viếng vẫn dài dằng dặc suốt từ đầu đường Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Tăng Bạt Hổ…

 

Họ âm thầm, kiên nhẫn xếp hàng bên nhau trên con phố vắng và tối mịt. Những ánh mắt đau đáu hướng về địa chỉ số 5 Trần Thánh Tông – nơi người Đại tướng của họ đang nằm.

 

Họ đi và tất nhiên không thể thiếu những bức ảnh chân dung của Đại tướng.

 

Dù đã gần hết giờ viếng, nhưng dòng người vẫn dài tưởng chừng như bất tận.

 

Với sự thành kính luôn luôn cao nhất.

 

Gần hết giờ, hơn 1.000 thanh niên tình nguyện đang tham gia phục vụ lễ tang được đặc cách vào viếng Đại tướng.

 

Những người cuối cùng.

 

Và họ cũng không thể kìm được nước mắt.

 

Những chiến sỹ thuộc đội tiêu binh, cán bộ của Nhà tang lễ bây giờ mới được vào viếng.

 

 

 

Họ chào người thủ trưởng của mình lần cuối.

 

 

 

 

Đây là 2 người cuối cùng rời khỏi Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông sau giờ viếng chính thức. Anh Nguyễn Ngọc Đỉnh, 40 tuổi, còn chị là Nguyễn Thị Thanh Mai, 38 hiện đang ở tại Trần Quang Khải, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, lúc này, mặc dù Ban Tổ chức thông báo đã kết thúc lễ viếng nhưng ở các con phố xung quanh nhà tang lễ, vẫn còn hàng nghìn người dân tập trung, có rất nhiều người ở các tỉnh xa về Hà Nội. Họ không muốn chấp nhận việc mình đã mất nhiều tiếng đồng hồ xếp hàng mà không được vào chào tiễn biệt người Đại tướng của nhân dân. Tất cả tụ họp về ngã tư Trần Hưng Đạo – Lê Thánh Tông và cố gắng thuyết phục lực lượng cảnh sát bảo vệ.

Cảm động trước tình cảm của người dân, những chiến sỹ cảnh sát làm nhiệm vụ ở vòng ngoài đã điện đàm với cấp chỉ huy, đề nghị mở cửa Nhà tang lễ thêm một khoảng thời gian nữa để bà con có thể vào viếng Đại tướng. Sau khoảng 20 phút thảo luận và lên các kế hoạch, lời đề nghị này được chấp nhận.

Và cũng rất nhanh chóng, lực lượng thanh niên tình nguyện lại triển khai công tác thiết lập đường dẫn cho người dân vào viếng. Dù đã rất mệt nhưng họ lại nắm tay nhau, liên tục nhắc nhở bà con chỉnh đốn trang phục, tắt chuông điện thoại di động, xếp hàng nghiêm chỉnh….

 

 

Dòng người nhanh chóng nối dài, hướng về Nhà tang lễ.

 

Người cựu chiến binh này đã không kìm được xúc động khi niềm hy vọng được vào thắp hương, cúi đầu trước linh cữu và tiễn biệt thủ trưởng của mình đã trở thành hiện thực sau khi tưởng như đã “lỡ hẹn”.

 

(Sưu tầm TTHNOnline)

 

Video: Dòng người vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 
 

Hình ảnh người dân tới viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hình ảnh người dân tới viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

DO LƯỢNG NGƯỜI ĐỔ VỀ VIẾNG THĂM ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP NGÀY MỘT ĐÔNG NÊN CHIỀU 9/10, BAN TỔ CHỨC ĐÃ SẮP XẾP ĐỂ NGƯỜI DÂN ĐỨNG THÀNH 2 HÀNG, GIỜ VIẾNG KÉO ĐẾN TẬN 20H TỐI.

18h chiều ngày 4/10/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, vị tướng tài kiệt xuất của dân tộc đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Quân Y 108, thọ 103 tuổi.  

 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi là một nỗi mất mát lớn lao đối với toàn thể người dân Việt Nam. Thời gian này, hàng triệu người dân Việt Nam như dồn cả ánh mắt và trái tim về ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, nơi Đại tướng và gia đình đã sinh sống hơn nửa thế kỉ qua. 

 

Để thể hiện lòng tiếc thương trước sự ra đi của Đại tướng, trong suốt những ngày qua, hàng vạn người dân Việt Nam đã tập trung xếp hàng chờ đợi đến lượt được viếng thăm vị tướng vĩ đại của dân tộc.  

 

Lượng người viếng Đại tướng chiều nay tăng đột biến, giờ viếng kéo dài đến 8h tối 1

Trong lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày hôm nay, dòng người đứng xếp hàng vẫn dài mãi không ngừng. 

 

Lượng người viếng Đại tướng chiều nay tăng đột biến, giờ viếng kéo dài đến 8h tối 2

Do lượng người đổ về viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày một đông nên chiều hôm nay, ban tổ chức đã sắp xếp để người dân đứng thành 2 hàng.

 

Lượng người viếng Đại tướng chiều nay tăng đột biến, giờ viếng kéo dài đến 8h tối 3

Một tốp học sinh mặc đồng phục tranh thủ thời gian được nghỉ học để tới xếp hàng chờ viếng Đại tướng.

 

Lượng người viếng Đại tướng chiều nay tăng đột biến, giờ viếng kéo dài đến 8h tối 4
Các bình nước được đặt cách nhau đều đặn để phục vụ nhu cầu của người dân xếp hàng giữa trời nắng.

Lượng người viếng Đại tướng chiều nay tăng đột biến, giờ viếng kéo dài đến 8h tối 5

Ngoài ra, quạt giấy cũng được phát miễn phí cho người dân.

Lượng người viếng Đại tướng chiều nay tăng đột biến, giờ viếng kéo dài đến 8h tối 6

Trong buổi viếng Đại tướng ngày hôm 9/10, nhiều người dân phải lặn lội từ các tỉnh thành xa xôi để có cơ hội thể hiện lòng thành kính với vị tướng vĩ đại của dân tộc.

 

Lượng người viếng Đại tướng chiều nay tăng đột biến, giờ viếng kéo dài đến 8h tối 7

Dù trời đã tối mịt nhưng lượng người đến viếng Đại tướng vẫn không ngừng. Bởi vậy, ban tổ chức lễ viếng đã quyết đinh mở cửa để người dân có thể viếng thăm tới 8h tối nay.
 

Lượng người viếng Đại tướng chiều nay tăng đột biến, giờ viếng kéo dài đến 8h tối 8

Mọi người vẫn nhẫn nại chờ đợi tới lượt vào viếng Đại tướng.

 

Lượng người viếng Đại tướng chiều nay tăng đột biến, giờ viếng kéo dài đến 8h tối 9
Các thanh niên tình nguyện vẫn dốc sức giữ gìn trật tự cho buổi viếng dù đã khá muộn. 

Lượng người viếng Đại tướng chiều nay tăng đột biến, giờ viếng kéo dài đến 8h tối 10
Nhiều người không có đủ điều kiện xếp hàng để vào viếng Đại tướng, bởi vậy đã tỏ lòng thành kính, tiếc thương trước sự ra đi của Người từ phía bên ngoài.

Lượng người viếng Đại tướng chiều nay tăng đột biến, giờ viếng kéo dài đến 8h tối 11
Phía trước nhà Đại tướng, người dân vẫn tập trung rất đông.

 
 

Chữ “Nhẫn” hay chữ “Nhân”?

Chữ “Nhẫn” hay chữ “Nhân”?

 Ngày hôm nay đoàn người đến tưởng niệm đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn kéo dài hơn 2km tới tận lăng bác.

 Sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi và đám tang của ông đã mấy ngày nay là đề tài bàn luận sôi nổi khắp cả nước. Các cựu chiến binh và người về hưu, những người từng có thời gian là “ lính Tướng Giáp” hoặc từng gặp gỡ Đại tướng,  càng có nhiều chuyện giãi bày.
Ngẫm lại cuộc đời của Đại tướng, người ta bàn nhiều đến chữ 忍“Nhẫn”.
– Ông sống được với các đồng chí của mình cho đến tuổi Trời 103 là nhờ ông biết thờ chữ 忍 “ Nhẫn”. Kiên nhẫn. Nhẫn nhịn. Nhẫn nại. Thậm chí  Nhẫn nhục.
Mở đầu cuộc bàn luận trong  buổi thể dục sáng của các cụ về hưu trong khu dân cư của tôi, là chuyên đề về Tướng Giáp và chữ “Nhẫn” .
– Chữ  忍“Nhẫn” trong chữ Hán gồm chữ 刀“Đao” ở trên và chữ 心“Tâm” ở dưới. Đao thọc vào tim mà vẫn sống bình thường là người biết tự kiềm chế, biết nhẫn nhịn lắm – Một cụ nói.
Cụ khác chữa lại:
– Trong các loại từ điển Hán – Việt, từ Khang Hi tới Từ Hải, tới Đào Duy Anh đều giải thích: chữ 忍“Nhẫn” gồm chữ 刃“ Nhận”( chứ không phải “Đao” ở trên, chữ 心“Tâm” ở dưới. “Nhận” tức là mũi dao nhọn.
Giáo sư  Nguyễn Đình Chú, nhà Hán học thâm thuý, nhà sư phạm tài danh, từ nãy chỉ tủm tỉm cười, giờ mới nói:
– Không phải chữ “Nhận” mà cũng không chỉ có chữ “Đao”. Các vị nhìn tinh ý mới thấy một nét phẩy của bộ 丿“phiệt” dưới chữ 刀 “Đao” không? Đó là chữ乂(刈)“Nghệ” ẩn. 刈“ Nghệ” tức là tài giỏi, là trị vì, được dân yêu.Vậy chữ “Nhẫn” gồm ba chữ 刀,乂(刈),心“Đao”, “Nghệ”, “Tâm” hợp thành. Giáo gươm đâm vào tim thì đau đớn, nhưng biết cách chế ngự, có tài nghệ vượt qua thì được dân tin, dân yêu…
Mọi người gật gù tâm đắc, cho là kiến giải cao sâu.
Một cụ nói:
– Thế thì chữ 忍“Nhẫn” này hợp với Đại tướng. Nhưng theo thiển ý của tôi, nếu nói về Ông thì chỉ một chữ “Nhân” , tức là chữ Người Viết Hoa là đủ …
Đợi mọi người ra về, giáo sư Nguyễn Đình Chú kéo tôi lại, nói nhỏ:
– Hôm qua hội 翹學“Kiều học” bọn mình vừa đến 30 Hoàng Diệu kính viếng Đại tướng. Người đến viếng đông hơn sức tưởng tượng. Ông biết mình đã ghi vào sổ tang thế nào không?
– Dạ – Tôi không dám trả lời mà chú ý lắng nghe.
– Tất nhiên ngoài cảm xúc tiếc thương, ngưỡng vọng, lúc ấy tôi chợt nghĩ đến những biến cố lịch sử của đất nước, như Cải cách ruộng đất; Nhân văn giai phẩm; Chiến dịch Mậu thân 1968; Thành cổ Quảng Trị 1972, Cải tạo tư sản ở miền Nam, sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, phá nhà Quốc Hội, khai thác Bôxite ở Tây Nguyên  vv…, những sự kiện mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp (武元甲大將) không được trực tiếp tham gia, hoặc bị vô hiệu hoá, hoặc có ý kiến không đồng tình… Tôi có viết một câu thế này: “ … Trong những công lao vĩ đại của Đại Tướng với Đất nước, còn có công lao này:  Ông là người đứng ngoài mọi sai lầm của lịch sử”.
Tôi chắp hai tay lạy vị  giáo sư, hậu duệ của Đại công thần triều Lê, Nguyễn Xí , một nhà Hán học uyên thâm và mẫn tuệ bất chấp tuổi tám mươi.

Hà Nội, 9/10/2013/Hoàng Minh Tường

 
 

Ngày thơ Việt Nam 2013 làm sống dậy hào khí yêu nước

Ngày thơ Việt Nam 2013 làm sống dậy hào khí yêu nước

Từ âm vang hào sảng của ‘Nam quốc sơn hà’ tới những vần thơ về Tổ quốc bật ra từ tấm lòng những người trẻ, không khí yêu nước lan truyền khắp hội thơ 2013.

Cả những người trình diễn lẫn những người đi xem hội thơ năm nay dường như mang sẵn ngọn lửa yêu nước âm ỉ trong lòng, chỉ chờ “ngọn lửa thơ” thắp lên để cùng sẻ chia và lan tỏa. “Ngọn lửa thơ” ấy, vào 9h sáng 24/2 đã bùng cháy. Trong tiếng chiếng trống rộn ràng, kiệu hoa, cờ lọng, Ngày thơ Việt Nam 2013 khai cuộc bằng màn rước thơ linh đình và long trọng. Đám rước do các nghệ sĩ Nhà hát kịch Việt Nam hóa trang, ăn mặc như vua, hoàng hậu, quan quân, tướng sĩ triều đình oai vệ đi qua Văn Miếu Môn, qua Đại Trung Môn. Ngang Thiên Quang tỉnh, bóng kiệu hoa, cờ lọng in xuống mặt giếng mùa xuân, cơ hồ trong phút chốc, thời gian như ngược lại mấy trăm năm, thấp thoáng bóng dáng của những vương triều Việt Nam trọng thị văn chương, thơ phú. Người đi xem hội tưởng như lạc vào một đám rước thơ rằm tháng Giêng của một thời kỳ lầu son gác tía đã lùi vào quá vãng trong lịch sử Việt Nam.

Rước thơ chào mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 11.

Rước thơ chào mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 11.

Sau bài phát biểu khai mạc Ngày thơ 2013 của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam – nhà thơ Hữu Thỉnh – những câu thơ trong bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” – lời sấm truyền khẳng định chủ quyền dân tộc từng hai lần vang lên trong lịch sử dân tộc – lại một lần nữa cất lên đanh thép và hào sảng trên sân khấu Ngày thơ Việt Nam lần thứ 11.

“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Những câu thơ với lý lẽ hùng hồn – không gì có thể xâm phạm núi sông bờ cõi nước Việt – không xa lạ với bất cứ ai tới hội thơ. Nhưng khi bài thơ đường hoàng vang lên trên sân Thái Miếu, trong bối cảnh đất nước đang sôi sục vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, nó khiến không ít người xúc động. Chính từ đây, ngọn lửa yêu nước được đốt lên, lan tỏa trong lòng người xem hội. Đó cũng là mạch nguồn chính xuyên suốt ngày hội thi ca lớn nhất cả nước diễn ra ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám năm nay. Khi đám rước thơ đã lui, sân khấu nhường chỗ cho màn đọc thơ cầu quốc thái dân an của đại đức Thích Trường Xuân, trụ trì chùa Long Đẩu. Những em gái mặc dài trắng, rắc hoa trong tiếng thơ của đại đức là một khoảnh khắc đẹp, hợp với khí trời mát lành, thanh tịnh của ngày Rằm tháng Giêng Quý Tỵ.

IMG-7417-jpg-1361708227_500x0.jpg

Bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” vang lên hào sảng trên sân khấu Ngày thơ Việt Nam 2013.

Nếu như ngọn lửa thơ – ngọn lửa yêu nước được thắp lên trên sân thơ truyền thống, thì Sân thơ trẻ mới là nơi đốt cho ngọn lửa này bùng cháy mãnh liệt. Mở màn với “Bay qua biển Đông” của ban nhạc M4U và màn nhảy hiphop của nhóm MA-NIA, Sân thơ trẻ đã báo hiệu một sự đột phá. Điểm mới mẻ và khác biệt của Sân thơ trẻ năm nay là không chỉ có sự tham gia của những nhà thơ tiêu biểu trên khắp vùng miền đất nước mà còn có sinh viên của các trường đại học với những tiết mục đã tham gia cuộc thi sáng tác và trình diễn thơ do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức, diễn ra trong hai ngày trước đó – 22 và 23/2. Phần trình diễn thơ – nhạc của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Học viện Báo chí – tuyên truyền, Đại học Đại Nam, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách Khoa với chủ đề chính là “Tuổi trẻ với Tổ quốc” mang một luồng nhiệt huyết tươi mới, năng động và khỏe khoắn cho Ngày hội thơ.

Lần đầu tiên góp mặt trên sân khấu Ngày thơ Việt Nam, những gương mặt trẻ trung đến từ các trường đại học không giấu nổi sự tự hào và thể hiện hết mình. Nữ sinh viên Phan Thị Ngọc Mai đến từ Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội sau khi đọc bài thơ “Các cô gái trên đài quan sát” (tác giả Bùi Công Minh) chia sẻ: “Khi được biết chủ đề của ngày thơ năm nay là Tuổi trẻ với Tổ quốc, em nghĩ ngay đến bài thơ được sáng tác từ cách đây 40 năm nhưng mới được công bố vào ngày kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Em muốn đọc bài thơ này để thể hiện thông điệp về sứ mệnh của những người thanh niên đối với đất nước. Bốn mươi năm trước, các cô cũng bằng tuổi bọn em, cũng là những người thanh niên như thế, nhưng khi đất nước có chiến tranh, các cô đã thể hiện tình yêu, trách nhiệm của mình. Giờ đây, là thời bình nhưng đất nước trong những hoàn cảnh khác nhau đều cần đến sứ mệnh khác nhau của người sinh viên”. Ngọc Mai chia sẻ, tình yêu đất nước ở trong ai cũng có, nhất là sinh viên – những con người luôn sẵn bầu nhiệt huyết, vấn đề là biết cách đánh thức nó dậy, làm cho nó sống lên và cùng tạo thành một phong trào. “Dù Tổ quốc có thể nào thì tất cả thanh niên đều sẽ đứng lên và đứng về phía Tổ quốc mình”, cô sinh viên năm thứ ba nói.

IMG-7495-jpg-1361708227_500x0.jpg

Màn trình diễn thơ – nhạc về Tổ quốc của Đại học Đại Nam.

Tuy vậy, sự góp mặt của sinh viên tại Ngày thơ năm nay vẫn thiên về tính phong trào, khơi dậy khí thế hơn là đi vào chiều sâu, sức nặng của thơ. Ấn tượng trên Sân thơ trẻ năm nay vẫn là phần trình diễn của 9 nhà thơ do Ban Nhà văn Trẻ Hội nhà văn Việt Nam tổ chức và dàn dựng. Năm nay, khác mọi năm, không có màn trình diễn tách biệt nào. Các nhà thơ cùng kết hợp tạo thành hai tổ khúc: Tổ Quốc và Tình yêu. Thụy Anh, Nguyễn Minh Cường, Miên Di, Quang Hưng, Vũ Thiên Kiều, Lữ Thị Mai, Du Nguyên, Bình Nguyên Trang, Nguyễn Anh Vũ cùng sống trong cảm xúc đầy suy nghiệm về Tổ Quốc với hình hài, vóc dáng, những tấc đất như da thịt máu xương con người: “Mẹ Tổ Quốc tôi / đôi bầu ngực đảo / bốn nghìn năm nhức sữa nuôi con”. Cao trào là khi những vần thơ về Trường Sa vang lên: “Trường Sa ơi! Sự bất diệt tạc trong dáng hình người chiến sĩ / Hiên ngang như cột mốc chủ quyền” hay khi 9 nhà thơ cùng hòa giọng: “Đứng trước biển chiều váng vất / Cổ tích còn rắc lông ngỗng đến ngày nay / Đứng trước biển buổi chiều sự thật / Có một ngày nén lại bởi hờn căm”.

Tổ khúc Tình yêu lại mang đến những cung bậc từ hồn nhiên, thơ trẻ, vụng dại của buổi ban đầu như “Có một chùm một chùm những tiếng chim non / có một chùm một chùm hoa nắng/ một chùm em thẩn thơ ô cửa mùa hè” của Lữ Thị Mai tới những giận dỗi, yêu thương, tha thứ, bao dung trong giọng thơ của những nhà thơ còn lại. Vũ Thiên Kiều đến từ Kiên Giang chia sẻ, cái hay của chương trình năm nay đó là đạo diễn Phan Huyền Thư đã xây dựng một kịch bản lồng ghép hoàn hảo và xúc động mà ở mỗi tổ khúc, các nhà thơ vừa đọc được tiếng thơ riêng của mình lại vừa hòa giọng làm nên một trường ca về Tổ quốc hay một bản tình ca đa giọng điệu, đa sắc thái như chính cảm xúc của mỗi con người.

IMG-7600-jpg-1361708228_500x0.jpg

Tổ khúc Tổ quốc của 9 nhà thơ gây xúc động tại Sân thơ trẻ năm nay.

Dường như Ngày thơ Việt Nam đã trở thành một phần không thể thiếu, một ngày hội chung của những người yêu thơ Rằm tháng Giêng mỗi năm. Và Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng là địa chỉ thân thuộc mà mỗi tín đồ thi ca đều cảm thấy trân trọng, thiêng liêng hơn khi bước chân tới những ngày này. Ngày hội thơ 2013 đông nghịt người, từ già tới trẻ, từ bạn yêu thơ trong nước tới du khách nước ngoài. Sân Thái Miếu chật kín từ khi lễ rước thơ khai màn và chỉ giãn ra một phần khi giới trẻ đổ về sân chơi của mình – Sân thơ trẻ. Tình yêu thơ vẫn hân hoan trên nhiều gương mặt. Trong số những con người đó, có ba anh em trong một gia đình ở Hà Nội. Họ đặc biệt bởi cả ba đều đã về hưu, ở độ tuổi trên dưới thất thập. Họ yêu thơ và đã cùng nhau tới Ngày thơ Việt Nam hơn 10 năm nay. Người ít tuổi nhất trong ba anh em, bà Phùng Thị Vân Anh, phân trần trong vui vẻ: “Tôi bận lắm nhưng vì hai anh ấy giục đi nên tôi phải bỏ việc mà đi đấy”. Bà còn liên tục giục ông Phùng Tiến Đức – anh trai của mình – bằng giọng điệu trìu mến của một cô em: “Anh phải nói đi. Nói anh yêu thơ như thế nào, vì sao mà năm nào anh cũng đến hội thơ này”. Ông Đức chia sẻ: “Chúng tôi tham dự hội thơ từ 10 năm nay. Những năm trước tôi ở Nam Định nhưng cứ đến Ngày thơ thì lại lên đây. Tôi đến vì tấm lòng yêu thơ, vì có thơ thì mới thấy cuộc sống này có ý nghĩa. Mỗi năm tôi lại thấy có nhiều điều mới mẻ, đặc biệt là Sân thơ trẻ. Và tôi đi tìm những điều mới mẻ đó như đi tìm mùa xuân của mình. Tại Sân thơ trẻ năm nay, tôi thấy tình yêu với Tổ quốc được khơi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nó giúp cho thế hệ trẻ cũng như bản thân tôi hướng về biển đảo, để cho chúng ta có được một quyết tâm cao bảo vệ quê hương, đất nước”.

Ông Đức, bà Vân Anh đều cảm động trước tổ khúc Tổ quốc của các nhà thơ trẻ Việt Nam. Bà Vân Anh xen vào khi anh mình đang nói: “Nghe, xem thì thấy những người trẻ họ có trách nhiệm lắm, họ yêu quê hương, đất nước lắm”. Bà Vân Anh cho biết, ba anh em đến Ngày thơ để “Nghe, nhìn và cảm nhận. Có khi không nghe, không nhìn thấy gì cụ thể nhưng cảm nhận được, chia sẻ được với bạn bè, với những người yêu thơ”.  Ông Nguyễn Văn Ưởng đi cùng ông Đức, bà Vân – anh rể của hai người – đau họng nhưng liên tục gật đầu đồng tình với hai người em. Cả ba cùng nhau nghe thơ, xem sách, mua sách về nhà. Họ chia sẻ với nhau một thứ cảm xúc hồn nhiên với thơ, sự đồng điệu với nhau, dù tuổi đã cao, điều mà chỉ những người phải giữ được tâm hồn thơ trẻ lắm mới có được.

IMG-7625-jpg-1361708228_500x0.jpg

Ba anh em: Bà Vân An, ông Ưởng, ông Đức đi xem hội thơ.

Cũng tại Ngày thơ Việt Nam 2013, Chu Thị Thu Hằng, giáo viên văn tại trường PTTH Sơn Tây, thị xã Sơn Tây, Hà Nội đi xe máy mấy chục cây số tới Văn Miếu để tham dự. Chị chia sẻ: “Đến với Sân thơ trẻ năm nay, tôi cảm nhận được những điều mình băn khoăn trăn trở mà chưa nói ra được, những điều mình còn đang suy nghĩ, chiêm nghiệm thì các nhà thơ trẻ đã nói hộ và cảm nhận được sự nối kết rất lớn với các nhà thơ”. Trên tay cầm cuốn “Lolita”, chị Hằng nói: “Tôi muốn mua quyển sách này để khi có thời gian rảnh rỗi sẽ giở ra đọc và để nhắc rằng ngày hôm đó mình đã đến với ngày hội thơ Văn Miếu, như một kỷ niệm đẹp của bản thân”.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 11 kết thúc bằng màn thả thơ truyền thống, hứa hẹn một năm khởi sắc của Thơ với Tuổi trẻ, với Tổ quốc và Tình yêu.

Hoàng Anh

(Nguồn vnexpress)

 
 

Nhãn: ,

Nông Dân Dương Nội – Hà Đông giữ đất

 
 

Nhãn: ,

Xin bạn hãy dành ra 2 phút để đọc cái này: Phòng tránh HIV

Xin bạn hãy dành ra 2 phút để đọc cái này!

Sẽ rất nguy hiểm nếu như bạn bỏ qua

 

 Hình ảnh: XIN BẠN HÃY DÀNH RA 2 PHÚT ĐỂ ĐỌC CÁI NÀY!<br />SẼ RẤT NGUY HIỂM NẾU NHƯ BẠN BỎ QUA</p><p>... Cách đây vài tuần, trong một rạp hát, một người cảm thấy có vật gì đó chĩa ra từ ghế của cô ấy. Khi cô ấy đứng dậy để xem đó là vật gì thì thấy một cây kim nhô ra khỏi ghế kèm theo một mảnh giấy ghi là:</p><p>“Bạn vừa mới nhiễm HIV”…<br />Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật báo cáo rằng gần đây nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra tại nhiều thành phố khác. Tất cả các cây kim được xét nghiệm đều là HIV dương tính.</p><p>Trung tâm này cũng báo cáo rằng người ta tìm thấy những cây kim như vậy tại các máy rút tiền công cộng (máy ATM). Chúng tôi yêu cầu mọi người hãy cực kỳ cẩn trọng khi đối mặt với tình huống như vậy. Cần phải xem xét thận trọng tất cả các ghế ngồi nơi công cộng trước khi ngồi. Kiểm tra kỹ lưỡng bằng mắt là đủ. Thêm vào đó, các bạn hãy chuyển thông điệp này đến các thành viên trong gia đình của mình và bạn bè để họ biết về mối hiểm nguy tiềm tàng này.</p><p>Gần đây một bác sĩ đã thuật lại một trường hợp tương tự đã xảy đến với một trong những bệnh nhân của ông tại rạp hát. Một cô gái đã đính hôn và chuẩn bị kết hôn trong vài tháng nữa, đã bị đâm phải khi đang xem phim. Mảnh giấy đi kèm theo chiếc kim có thông điệp sau:</p><p>“Chào mừng bạn đến với thế giới của gia đình HIV”.<br />Mặc dù các bác sĩ nói với gia đình cô ấy là phải mất 6 tháng vi-rút mới đủ mạnh để bắt đầu phá huỷ hệ miễn dịch và một bệnh nhân khoẻ mạnh có thể sống khoảng 5 – 6 năm, nhưng cô gái đã chết sau 4 tháng, có thể chủ yếu là do bị sốc</p><p>Một số đối tượng dùng kim tiêm dính máu HIV trả thù đờ<br />Tất cả chúng ta đều phải cẩn thận khi ở những nơi công cộng. Cầu Trời phù hộ! Hãy nghĩ rằng các bạn sẽ cứu lấy một cuộc đời bằng cách chuyển thông điệp này đi. Vui lòng bỏ ra một vài giây để chuyển nó đi…<br />Bị dẫm kim tiêm chứa HIV. Đừng lo lắng mà bĩnh tĩnh xử lý theo những bước sau:<br />1) Bạn phải nặn máu ra</p><p>2) Ghé vào nhà người dân gần nhất xin xà phòng bôi vào vết thương để sát trùng rồi rửa sạch</p><p>3) Trong vòng 24h đến cơ sở y tế gần nhất mua thuốc chống phôi nhiễm HIV. Lưu ý thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 72h, uống liên tục trong vòng 4 tuần.</p><p>Vì lợi ích của cộng đồng hãy send tin này cho tất cả mọi người. Vì chỉ bằng tin nhắn này của bạn, bạn có thể cứu sống được một mạng người đấy!</p><p>CÁC BẠN HÃY CẨN THẬN</p><p>HÃY SHARE CÁI NÀY ĐỂ MỌI NGƯỜI BIẾT ĐỂ ĐỀ PHÒNG

… Cách đây vài tuần, trong một rạp hát, một người cảm thấy có vật gì đó chĩa ra từ ghế của cô ấy. Khi cô ấy đứng dậy để xem đó là vật gì thì thấy một cây kim nhô ra khỏi ghế kèm theo một mảnh giấy ghi là:

 

“Bạn vừa mới nhiễm HIV”…

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật báo cáo rằng gần đây nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra tại nhiều thành phố khác. Tất cả các cây kim được xét nghiệm đều là HIV dương tính.

 

Trung tâm này cũng báo cáo rằng người ta tìm thấy những cây kim như vậy tại các máy rút tiền công cộng (máy ATM). Chúng tôi yêu cầu mọi người hãy cực kỳ cẩn trọng khi đối mặt với tình huống như vậy. Cần phải xem xét thận trọng tất cả các ghế ngồi nơi công cộng trước khi ngồi. Kiểm tra kỹ lưỡng bằng mắt là đủ. Thêm vào đó, các bạn hãy chuyển thông điệp này đến các thành viên trong gia đình của mình và bạn bè để họ biết về mối hiểm nguy tiềm tàng này.

 

 

Gần đây một bác sĩ đã thuật lại một trường hợp tương tự đã xảy đến với một trong những bệnh nhân của ông tại rạp hát. Một cô gái đã đính hôn và chuẩn bị kết hôn trong vài tháng nữa, đã bị đâm phải khi đang xem phim. Mảnh giấy đi kèm theo chiếc kim có thông điệp sau:

 

“Chào mừng bạn đến với thế giới của gia đình HIV”.

Mặc dù các bác sĩ nói với gia đình cô ấy là phải mất 6 tháng vi-rút mới đủ mạnh để bắt đầu phá huỷ hệ miễn dịch và một bệnh nhân khoẻ mạnh có thể sống khoảng 5 – 6 năm, nhưng cô gái đã chết sau 4 tháng, có thể chủ yếu là do bị sốc

 

 

Một số đối tượng dùng kim tiêm dính máu HIV trả thù đời

Tất cả chúng ta đều phải cẩn thận khi ở những nơi công cộng. Cầu Trời phù hộ! Hãy nghĩ rằng các bạn sẽ cứu lấy một cuộc đời bằng cách chuyển thông điệp này đi. Vui lòng bỏ ra một vài giây để chuyển nó đi…

Bị dẫm kim tiêm chứa HIV. Đừng lo lắng mà bĩnh tĩnh xử lý theo những bước sau:

1) Bạn phải nặn máu ra

 

2) Ghé vào nhà người dân gần nhất xin xà phòng bôi vào vết thương để sát trùng rồi rửa sạch

 

3) Trong vòng 24h đến cơ sở y tế gần nhất mua thuốc chống phôi nhiễm HIV. Lưu ý thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 72h, uống liên tục trong vòng 4 tuần.

 

Vì lợi ích của cộng đồng hãy send tin này cho tất cả mọi người. Vì chỉ bằng tin nhắn này của bạn, bạn có thể cứu sống được một mạng người đấy!

 

Các bạn hãy cẩn thận

 

Hãy share cái này để mọi người biết để đề phòng

(Sưu tầm)

 
 

Nhãn: ,

Nghệ sĩ Việt ngậm ngùi tiếc nhớ Phạm Duy

Nghệ sĩ Việt ngậm ngùi tiếc nhớ Phạm Duy

Ánh Tuyết bùi ngùi vì không kịp ra đĩa nhạc tặng Phạm Duy còn Tùng Dương buồn đến nỗi ngừng ngang công việc thu âm anh đang làm khi nghe nhạc sĩ tài hoa qua đời.

Ánh Tuyết: “Buồn khi không kịp mang đĩa đến tặng ông!”

Từ khi học lớp 3, lớp 4 tôi đã biết hát và yêu nhạc Phạm Duy. Ngày ấy, tuy chưa hiểu hết ý nghĩa của những ca khúc như Tình hoài hương, Đưa em tìm động hoa vàng, Ngày xưa Hoàng Thị, Áo anh sứt chỉ đường tà… tôi đã say mê và ngấm vào lòng những giai điệu trữ tình ấy. Ngày đó, ở quê, tôi còn được mọi người gọi với nickname là “Tình hoài hương” vì còn bé tý mà đã thể hiện thành công nhạc phẩm này.

pham-duy-2-jpg-1359284292-1359284296_500

Ánh Tuyết thăm Phạm Duy ngày ông nằm cấp cứu ở bệnh viện cách đây không lâu.

Trên con đường âm nhạc của mình, tôi dành cho Phạm Duy sự kính trọng, yêu mến gia tài âm nhạc đồ sộ mà ông để lại. Trong nhạc Phạm Duy có tình yêu quê hương, yêu đất nước, cuộc sống… nhưng nhiều nhất là sự đa tình – tình yêu đôi lứa…. thứ tình yêu duyên dáng, mặn mà, rất Việt Nam mà hiện đại.

Từ lâu tôi đã ấp ủ thực hiện album nhạc riêng về nhạc sĩ Phạm Duy. Nhưng do thời gian, do bận bịu và nhiều yếu tố khách quan, đến gần đây tôi mới có thể bắt tay vào thực hiện. Những ngày cuối đời, ông đều giữ sự vui vẻ, lạc quan và rất vui khi mỗi khi tôi ghi âm được bài hát nào đó gửi qua email cho ông nghe. Tôi rất buồn khi chưa kịp hoàn thành bộ 3 album này để đến khoe với ông như mong muốn.

Cẩm Vân: “Ông ra đi để lại mất mát lớn cho nền âm nhạc!”

Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời là một mất mát lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Tôi nhớ tiếc vừa ở góc độ một người ca sĩ thể hiện nhạc phẩm của ông vừa như một khán giả yêu thích các ca khúc của Phạm Duy. Chỉ cần nhìn vào gia tài hàng nghìn sáng tác của ông, mà phần lớn đều hay, đều đi vào lòng người nhờ vào sự hòa quyện giữa nét hiện đại và truyền thống, mới thấy được sức làm việc đáng nể cũng như sự đóng góp rất lớn của ông cho âm nhạc Việt.

Ca khúc của ông, dù sáng tác hay phổ thơ, đều tinh tế, tài hoa về giai điệu, truyền thống ra truyền thống, hiện đại ra hiện đại. Trong số các sáng tác ấy, tôi yêu nhất là bài hát Áo anh sứt chỉ đường tà. Mỗi lần thể hiện nhạc phẩm này, tôi đều cảm phục nhạc sĩ ở việc ông dồn nén được mọi cung bậc cảm xúc vào bài hát. Mọi hỷ, nộ, ái, ố… đều được gửi vào nhạc điệu.

Quang Hà: “Ông có nhiều ca khúc đi vào lòng người!”

Quang Hà khá bàng hoàng khi nhận được tin Phạm Duy Mất. Anh cho biết, những ca khúc của Phạm Duy đã đi vào lòng người mộ điệu trong và ngoài nước. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn cho nền âm nhạc Việt Nam. Nam ca sĩ Hà Nội chia sẻ, anh thường chọn ca khúc Cây đàn bỏ quên để hát thường xuyên trong các phòng trà ca nhạc tại TP HCM và được nhiều người yêu mến. Đây cũng là bài hát “tủ” của anh trong sự nghiệp ca hát.

19-1350380996-480x0-jpg-1359284178_500x0

Ca sĩ Mỹ Lệ.

Mỹ Lệ: “Phạm Duy đã sống trong sự yêu thương của mọi người”

Đang chuẩn bị cho đêm nhạc Cặp đôi hoàn hảo, khi được biết thông tin Phạm Duy qua đời, Mỹ Lệ cũng không khỏi chua xót.

Chị bùi ngùi, hiếm có một nhạc sĩ nào có tinh thần lạc quan và yêu đời như Phạm Duy. “Con người già rồi cũng có lúc phải ra đi nhưng nhìn lại quãng đời của nam nhạc sĩ, ông có phúc vì được sống trong sự yêu thương của người hâm mộ”, chị nói.

Nữ ca sĩ cho biết, chị từng có vinh dự thể hiện các tác phẩm của ông: Tôi đang mơ giấc mộng dài,  Kiếp nào có yêu nhauTiếng đàn tôiKiếp nào mói yêu nhau. Theo chị, nhạc Phạm Duy đòi hỏi ca sĩ có một quãng rộng và nội lực thâm hậu. Chị cho rằng, âm nhạc của ông vừa bác học vùa gần gũi, thân quen.

Nhạc sĩ Quốc Bảo: “Phạm Duy để lại màu sắc âm nhạc chỉ riêng ông có!”

Nhạc sĩ Quốc Bảo chia sẻ trên trang các nhân: “Ở ngoài đời, tôi chỉ trò chuyện với ông đúng ba lần: khi ông về nước lần đầu, khi làm đĩa Những bài tình Duy Quang(2005) và khi làm concert Đêm Hiền cho chị Thái Hiền (2006). Nhưng Phạm Duy là nguồn cảm hứng và ảnh hưởng lớn đến âm nhạc của tôi (giai đoạn Vàng Son) vì bằng tài năng của ông, ông đã ‘bắt’ tiếng Việt và ngũ cung Việt phải vang lên một cách đẹp đẽ nhất, thiết tha nhất, giàu âm hưởng nhất. Gần như một mình một cách không lẫn vào đâu, bằng những sáng tạo về lai ghép điệu thức, ông đã rải thảm hoa với màu sắc chỉ riêng ông có, cho khu vườn ca khúc Việt. Tôi viết đoạn này để tưởng niệm ông”.

duong-jpg-1359283458_500x0.jpg

Ca sĩ Tùng Dương bên nhạc sĩ Phạm Duy.

Tùng Dương: “Quá buồn về sự ra đi của ông”

Tôi đang thu âm thì nhận được tin về cái chết của Phạm Duy. Tôi quá buồn và không thể hát được nữa trước hung tin này. Không thể buồn hơn được nữa… Tôi là một trong nhiều ca sĩ yêu nhạc của ông. Sự ra đi của ông khiến không chỉ tôi mà hàng ngàn người yêu nhạc Việt Nam phải tiếc thương. Tôi dành một phút cúi đầu trước vong linh của ông.

Tang lễ nhạc sĩ Phạm Duy được tổ chức tại tư gia ở Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11, TP HCM. Lễ nhập quan diễn ra lúc 9h ngày 28/1. Lễ động quan lúc 6h ngày 3/2. Nhạc sĩ Phạm Duy sẽ yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.

Hoàng Dung – Thoại Hà ghi

(Nguồn vnexpress)

 
1 bình luận

Posted by trên 27.01.2013 in 360°

 

Nhãn: ,