RSS

Category Archives: Biển Đông

Biếm họa “Hướng về biển Đông” – những hình ảnh biết nói


Biếm họa “Hướng về biển Đông” – những hình ảnh biết nói

 

Ngày 29-6, Tuổi Trẻ giới thiệu 8 trong tổng số 86 bức tranh biếm họa, ngay lập tức những “hình ảnh biết nói” này thu hút sự chú ý của bạn đọc.

Cũng như bạn đọc CHAU HUYNH, bạn đọc NGUYỄN HỮU THI đề nghị: “Mong các họa sỹ tiếp tục phát hành ra công chúng thật nhiều các tranh biếm họa như vậy nữa. Qua đó, các hình ảnh trên sẽ góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh dài lâu trước một Trung Quốc ngang ngược và hiếu chiến”.

Tương tự, bạn đọc TRIET NGO bày tỏ: “Nếu các họa sĩ cho phép, tôi sẽ in các biếm họa này lên áo thun để phổ biến đại chúng. Tôi tin là sẽ có rất nhiều người hâm mộ và các hình ảnh trên sẽ góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh với Trung Quốc.”

Diễn ra từ ngày 30-6 đến 7-7 tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội), triển lãm tranh biếm họa “Hướng về biển Đông” thu hút được sự chú ý của dư luận bởi nó đã đưa ra góc nhìn rất thời sự khi lên án tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

86 bức biếm họa là cách giới họa sĩ biếm họa thể hiện cái nhìn trực diện về bản chất và tham vọng xâm chiếm vùng biển Đông của nước lớn Trung Quốc.

Đáp ứng yêu cầu bạn đọc, Tuổi Trẻ Online tiếp tục giới thiệu thêm một số ảnh biếm họa tại cuộc triển lãm độc đáo này. 

 

 HÀ HƯƠNG (Nguồn Tuổi trẻ)

 

Biểu Tình chống Trung Quốc tại Berlin 15.06.2014

Biểu Tình chống Trung Quốc tại Berlin 15.06.2014

 

Biểu tình chống China xâm phạm lãnh hải Việt Nam


Một số hình ảnh tại cuộc tuần hành của người Việt Nam phản đối China xâm phạm lãnh hải Việt Nam tại Hannover ngày 14.6.2014







 

Kiến nghị Nhà Trắng trừng phạt Trung Quốc về giàn khoan 981

Kiến nghị Nhà Trắng trừng phạt Trung Quốc về giàn khoan 981

 

Hiện tại đã có 11.248 chữ ký (tính đến 19 giờ ngày 21.5.2014: Chúng ta cần 100 ngàn chữ ký (tính đến ngày 12.6.2014)!
Xin bấm vào đây để ký tên:

http://petitions.whitehouse.gov/petition/put-sanctions-china-invading-vietnam-territory-deployment-oil-rig-haiyang-981/p2b7Rnnv

Trước tiên:
Bước 1- Bấm vào Link trên
Bước 2: Bấm vào CREATE AN ACCOUNT
Bước3: Ghi địa chỉ e-mail –
Điền: First Name (Họ):
– Last Name (Tên):
zip: Bạn hãy cho 1 số nào đó: Ví dụ: 1234
Bước 4: bấm dấu nhân vào ô vuông phía dưới chữ zip
Bước 5: Trả lời câu họ hỏi: What is the 3rd number in the list 14, thirty six, four and twenty six?
Tức là: số thứ 3 của 14 và 36 là gì? trả lời:3
Số thứ 3 của 4 và 26 là gì: Trả lời:: 6

Hoặc nếu họ cho 1 dãy chữ số: 124690 Và họ hỏi: What is the 3rd number in the Number? Trả lời: 4 (Câu hỏi là: số đứng thứ 3 trong dãy số này lá số mấy? Thì ta trả lời: 4)

(đấy là ví dụ như vậy, có thể mỗi người có câu hỏi khác?)
Sau khi xong 5 bước đó, bấm vào: CREATE AN ACCOUNT (ở dưới). Chờ họ trả lời, sau đó mở thư e-mail, copy mật khẩu họ cho và quay lại trang có Link ở trên. Bấm vào Login (cho mật khẩu họ mới cho vào). sau đó thì bấm vào: OPEN PETITIONS – Bấm vào dòng chữ: có chữ China và tên dàn khoan: HD-881… là xong!
(21.5.2014/Trần Kim Lan)

 

 

Kiến nghị Nhà Trắng trừng phạt Trung Quốc về giàn khoan 981

10:03 AM, 21-05-2014
 

 

 

 

 

Bản kiến nghị được một nickname là T.D đến từ San Diego, California, Mỹ, đưa lên trang web chính thức whitehouse.gov của Nhà Trắng đang thu hút sự chú ý.

Trên trang mạng chính thức của Nhà Trắng ngày 13/5 xuất hiện một bản kiến nghị yêu cầu chính quyền Obama trừng phạt Trung Quốc về việc nước này hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Bản kiến nghị được một nickname là T.D ở San Diego, California đưa lên trang web chính thức whitehouse.gov của Nhà Trắng ngày 13/5 đang thu hút sự quan tâm và chú ý. 

Bản kiến nghị viết: “Mối quan hệ đối tác hữu nghị và hòa bình giữa Mỹ và Việt Nam đang ở trên một lộ trình tốt đẹp. Chúng tôi, cộng đồng người Việt Nam trên khắp thế giới kêu gọi Nhà Trắng xem xét các biện pháp trừng phạt thích đáng đối với Trung Quốc bởi các hành vi ngang nhiên, bất chấp những luật lệ hiện hành đã được cộng đồng quốc tế công nhận, cũng như các ranh giới lãnh thổ quốc gia khi nước này hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, phá hủy môi trường sinh thái tại vùng lãnh hải của Việt Nam”.

Tiếp đó, bản kiến nghị nhấn mạnh: “Chỉ lên án và đấu tranh bằng từ ngữ là không đủ. Chúng tôi kêu gọi Nhà Trắng xem xét các biện pháp trừng phạt về mặt kinh tế đối với Trung Quốc. Vì đây là phương pháp hiệu quả nhất”.

Kiến nghị Nhà Trắng trừng phạt Trung Quốc về giàn khoan 981 - Ảnh 1

Bản kiến nghị viết bằng tiếng Anh yêu cầu trừng phạt Trung Quốc về việc nước này hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên trang web của Nhà Trắng. Ảnh cắt từ whitehouse.gov.

Theo quy định của Nhà Trắng, bản kiến nghị cần ít nhất 150 chữ ký để được hiện diện trên trang web Nhà Trắng và cần ít nhất 100.000 chữ ký trước ngày 12/6 để buộc Nhà Trắng phản hồi. 

Tính đến hôm nay, ngày 20.5, đã có 4.868 chữ ký ủng hộ bản kiến nghị nói trên.

Ngày 2/5, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại tọa độ 15 độ 29 phút 58 giây vĩ độ Bắc-111 độ 12 phút 06 giây kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 119 hải lý, vị trí này vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (200 hải lý) của Việt Nam hơn 80 hải lý để tiến hành khoan thăm dò thềm lục địa của Việt Nam là điều không thể chối cãi.
Việc làm trên của phía Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên. Hành động này cũng đã đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN, làm phức tạp tình hình, gây bất ổn định, đe dọa tự do giao thương hàng hải ở khu vực Biển Đông và đang bị cộng đồng quốc tế lên án gay gắt. 

Chính quyền Mỹ cũng đã nhiều lần lên án và cáo buộc việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là khiêu khích. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Marie Harf từng mạnh mẽ tuyên bố trước báo giới rằng: “Chúng tôi rất quan ngại về những hành vi nguy hiểm và đe dọa như vậy (của Trung Quốc)”.

Thậm chí, trong một tuyên bố ngày 15.5, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng bày tỏ “lo ngại nghiêm trọng” về các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đôngbao gồm việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nói rằng các hành động như vậy là “nguy hiểm và khiêu khích”.

THEO DÂN VIỆT

 

 

 

 

 

 

Nhà báo Nhật tác nghiệp tại Hoàng sa “vạch mặt” Trung Quốc

Nhà báo Nhật tác nghiệp tại Hoàng sa “vạch mặt” Trung Quốc

Nhà báo Toshihiro Yatagal, Trưởng Văn phòng đại diện Hãng tin Kyodo News của Nhật Bản tại Bangkok, đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với PV Tiền Phong trực tiếp trên tàu Cảnh sát biển 4033 (vùng 2 CSB Việt Nam), sau những ngày thực tế tác nghiệp tại vùng biển Hoàng Sa.

Nhà báo Toshihiro trả lời phóng viên Việt Nam trên tàu CSB 4033 những ngày qua tại khu vực giàn khoan 981 trái phép của Trung Quốc.

alt

Ảnh: Nguyễn Huy.
Những ngày trực tiếp chứng kiến diễn biến tình hình khu vực giàn khoan Hải Dương 981, ông có nhận định gì?
Tôi thấy tình hình căng thẳng, có phần nguy hiểm. Không chỉ trực tiếp quan sát, tôi cập nhật thông tin qua các bản tin, báo cáo hằng ngày. Những ngày qua, tôi tận mắt chứng kiến căng thẳng diễn ra như thế nào, cái cách Trung Quốc điều tàu, hành xử và đối sách của Việt Nam để giải quyết tình hình.
Cụ thể, thưa ông?
Đập vào mắt tôi là rất nhiều các loại tàu Trung Quốc, tạo thành những lớp bảo vệ dày đặc khu vực giàn khoan 981. Có các tàu chấp pháp, tàu đầu kéo, dịch vụ dầu khí và cả tàu quân sự, tàu hộ vệ tên lửa vòng ngoài. Có một vài lần máy bay quần lượn trên bầu trời. Rõ ràng, cách đưa số lượng lớn tàu này, đặc biệt tàu quân sự là không nên, Trung Quốc chỉ đang làm tình hình trên biển Đông căng thẳng, xấu đi. Khi các tàu Việt Nam đi về phía giàn khoan thì họ quyết liệt ngăn cản bằng nhiều tàu và cách di chuyển của tàu Trung Quốc cũng rất đáng sợ.
Về phía Việt Nam, ông có nhận định gì?
Việt Nam ít tàu hơn và không hề có các tàu quân sự. Việt Nam chỉ điều các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư ra làm nhiệm vụ. Tôi thấy phản ứng Việt Nam rất kiềm chế nhưng kiên trì, kiên quyết. Đối sách Việt Nam phù hợp, thể hiện sự mong muốn hòa bình, không làm gia tăng xung đột, căng thẳng ở biển Đông, nhưng quyết tâm bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn vùng biển.
Trung Quốc từng tuyên bố, tàu Việt Nam “đâm va tàu Trung Quốc đến 171 lần”, sau những ngày thực tế tại hiện trường, ông bình luận gì về tuyên bố này của Trung Quốc, thưa ông?
Người Nhật có câu “được chứng kiến tận mắt hơn là trăm lần nghe”. Như các bạn hay nói “Trăm nghe không bằng một thấy”. Những ngày qua, tôi thấy các tàu Việt Nam chỉ sử dụng biện pháp tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép, rời khỏi vùng biển này. Không có bất kỳ phản ứng nào mang tính “đáp trả” của Việt Nam. Tôi có khá nhiều tư liệu thực tế, khách quan về việc đâm va, xịt vòi rồng của các tàu Trung Quốc đối với tàu Việt Nam. Có thể nói, tuyên bố trên của Trung Quốc là thiếu cơ sở xét về thực tế, tương quan lực lượng.
Ông nhận định gì về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan vi phạm luật pháp quốc tế?
Tôi không phải chuyên gia luật, nhưng nhìn nhận khách quan trên bản đồ, đối chiếu với luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, không nói các bạn cũng biết, vị trí này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam theo quy định.
Cảm ơn ông!
Nhà báo Toshihiro Yatagal, 50 tuổi, từng làm Trưởng văn phòng Kyodo News tại Campuchia, Indonesia, và hiện đang làm Trưởng đại diện Văn phòng hãng tin này tại Bangkok (Thái Lan). Năm 1999, lần đầu tiên ông có chuyến công tác tại Việt Nam và đến nay có 4-5 lần sang Việt Nam. Dù Thái Lan đang có nhiều diễn biến đáng quan tâm, và dù với tư cách Trưởng đại diện ở Thái Lan, nhưng ông vẫn đăng ký sang Việt Nam tác nghiệp ở vùng biển Hoàng Sa. Hỏi về một hình ảnh Trung Quốc trong ông, nhà báo Toshihiro nói: “Đây chỉ là ý kiến cá nhân và không đại diện cho cơ quan báo”, rồi ông thể hiện bằng cách đứng dậy, ưỡn ngực, đi khệnh khạng, và lý giải: “Tôi thấy họ hung hăng, vênh váo”.

(Theo Tấm Gương)

 

 

Người Việt tại nhiều nước tiếp tục phản đối Trung Quốc

Người Việt tại nhiều nước tiếp tục phản đối Trung Quốc

(Dân trí) – Làn sóng biểu tình phản đối các hành động khiêu khích của Trung Quốc tại vùng biển của Việt Nam tiếp tục được cộng đồng người Việt tại các nước Anh, Úc và Angola tổ chức với một lòng hướng về quê hương, Tổ quốc.
 >>  Quốc kỳ Việt Nam đỏ rực một góc Brussels, Bỉ
 >>  Người Việt tại Hàn Quốc xuống đường phản đối Trung Quốc
 >>  Phản đối giàn khoan Trung Quốc: Khi người Việt-Philippines chung sức

Cộng đồng người Việt tại Anh tập trung biểu tình hòa bình ở thủ đô London.

 

Cộng đồng người Việt tại Anh tập trung biểu tình hòa bình ở thủ đô London.

Sau 12h00 trưa ngày hôm qua (18/5), hàng trăm người Việt Nam ở thủ đô London (Anh) đã xuống đường tuần hành đến trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc.

Cuộc biểu tình thu hút 300 – 400 người tham gia với mục đích “phản đối chính sách Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam”. Những người biểu tình mang theo nhiều cờ đỏ sao vàng và băng rôn yêu cầu Trung Quốc chấm dứt gây hấn ở Biển Đông.

“Tôi nghĩ rằng cuộc biểu tình ít nhiều có ảnh hưởng đến dư luận thế giới. Họ sẽ viết, sẽ lên tiếng ủng hộ (Việt Nam) mình”, một người biểu tình cho biết.

Cuộc biểu tình diễn ra trong trật tự và ôn hòa, nhưng không kém phần sôi động, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người qua đường cũng như người dân sống ở khu vực xung quanh.

Gần như cùng thời điểm, cộng đồng người Việt ở Úc cũng biểu tình rầm rộ phản đối hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981, các tàu vũ trang và máy bay hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam.

Hàng trăm người tụ tập trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Canberra và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Melbourne.

Họ giơ cao quốc kỳ Việt Nam cùng các biểu ngữ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lên án hành động của Trung Quốc và kêu gọi chính phủ Trung Quốc hành xử có trách nhiệm, tôn trọng luật pháp quốc tế.

Những người biểu tình còn hát quốc ca và nhiều bài hát ca ngợi sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam, khẳng định trách nhiệm và tâm thế sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ quốc

“Cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới và cộng đồng quốc tế cần tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông”, ông Trần Bá Phúc, Chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam tại Úc kêu gọi.

Đáng chú ý, rất đông bạn bè Úc cũng tham gia vào cuộc tuần hành vì chính nghĩa của người dân Việt Nam. Họ cho biết đến tham gia biểu tình để thể hiện sự ủng hộ, sát cánh cùng Việt Nam phản đối hành động phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

“Việt Nam có quyền bảo vệ vùng biển của mình và Việt Nam sẽ không đơn độc”, một người bạn Úc nói’.

Ông John Hamilton, giảng viên Đại học Victoria, còn cầm loa phóng thanh để nói lên tình cảm tốt đẹp đối với đất nước và con người Việt Nam, phản đối hành động và cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông yêu cầu Trung Quốc hành xử có trách nhiệm, tuân thủ luật pháp quốc tế và tôn trọng hòa bình.

Tại đất nước châu Phi xa xôi Angola, Hội người Việt Nam cũng tổ chức mít- tinh để thể hiện sự gắn kết chặt chẽ với Đảng, Nhà nước, Chính phủ và người dân trong nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Cuộc mít-tinh có sự tham gia của khoảng 200 người Việt Nam và một số bạn bè người Angola với tinh thần chung toát lên là lên án hành vi phi pháp của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS và DOC, tôn trọng thỏa thuận đã được lãnh đạo hai nước ký kết về giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Những người biểu tình kêu gọi nhân dân Trung Quốc nói chung, cộng đồng người Trung Quốc tại Angola và các nước châu Phi nói riêng, cùng với nhân dân Việt Nam ngăn chặn các hành động tác động tiêu cực và làm tổn thương tình cảm hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước Việt – Trung.

Đại diện các chuyên gia y tế, chuyên gia giáo dục, giới doanh nghiệp và Hội thanh niên Việt Nam tại Angola lần lượt phát biểu về tình hình ở Biển Đông với một lòng đoàn kết hướng về Tổ quốc.

Đại diện Hội thanh niên Việt Nam tại Angola, anh Cù Hoàng Thắng, còn nêu cao tình yêu, khát vọng hòa bình, lòng yêu nước và nhiệt huyết của thanh niên Việt Nam tại Angola qua bài thơ gửi thanh niên và nhân dân trong nước:

          “Việt Nam ơi, hãy cùng nắm chặt tay,

Ừ nước bé, nhưng hùng gan, bền chí,

Quyết không để bọn ngoại bang khinh thị,

Bốn ngàn năm phải giữ trọn biển, đất này”

Ngoài ra, Hội thanh niên Việt Nam tại Angola còn viết thư gửi lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam.

“Suốt những ngày qua, chúng tôi luôn quan tâm sát sao đến tình hình biển Đông, hồi hộp dõi theo từng con sóng, từng bước đi của các anh, nhớ từng số tàu 4028, 4032, 4033… như số nhà của chúng tôi vậy”, bức thư có đoạn viết.

“Hình ảnh lực lượng tàu cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân ta trước áp lực của vòi rồng và sự bao vây của dàn tàu Trung Quốc đông gấp nhiều lần làm mỗi trái tim Việt Nam trong chúng tôi như bị bóp nghẹt vì phẫn uất. Nhưng chúng tôi thực sự tự hào vì các anh vẫn ở đó, kiên cường, anh dũng bảo vệ vùng biển máu thịt của Tổ quốc, hiên ngang như tinh thần Việt Nam trong câu thơ của Lý Thường Kiệt “Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư… ” hay lời hiệu triệu ngày nào của Bác “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,…!”. Chúng ta, muôn triệu con tim Việt Nam tha thiết với hoà bình và ổn định để phát triển đất nước, nhưng chúng ta quyết không vì ổn định mà hy sinh sự toàn vẹn lãnh thổ”.

Cũng tại cuộc mít-tinh, những người tham dự đã quyên góp tiền làm quà tặng gửi lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Tính tới ngày 18/5, Hội thanh niên Việt Nam tại Angola đã quyên góp được trên 27.000 USD. Đợt quyên góp kéo dài từ ngày 14/5 đến ngày 14/6 tới.

Vũ Anh

Tổng hợp (nguồn Dân Trí)

 

Biểu tình chống Trung Quốc lớn nhất ở Hà Nội sau nhiều năm

 

Biểu tình chống China ngày 10.05.2014 tại thành phố Frankfurt Main – CHLB Đức

 

Người Việt Nam tại Berlin, Đức Biểu Tình Chống Trung Quốc Gây Hấn

 

Một cách hiểu sai về việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào biển Việt Nam

Một cách hiểu sai về việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào biển Việt Nam

(PetroTimes) – Trong 2 ngày, 7 và 8/5, trong khi cả nước đang sục sôi vì hành động bá quyền ngang ngược của Trung Quốc thì trên một số diễn đàn Internet, mạng xã hội lại xuất hiện ý kiến cho rằng: Việc Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào biển Việt Nam là hành động có thể giải thích được.

Những người này viện dẫn một số kiến thức từ Công ước quốc tế về biển để cho rằng:

1 – Ở vùng lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở:

Đây là vùng chúng ta có “quyền chủ quyền” và “quyền tài phán” trong khi các quốc gia khác có “quyền qua lại không gây hại”.

Tức là Trung Quốc đưa tàu của họ lượn qua lượn lại thì chúng ta không có quyền đánh đuổi, đe doạ hay ngăn cản. Họ cũng chẳng cần phải xin phép. Trừ khi chúng ta phát hiện ra họ có những vấn đề làm phương hại đến chủ quyền của chúng ta thì chúng ta thực thi “quyền chủ quyền” để đuổi họ đi chỗ khác.

2 – Từ vùng lãnh hải, nới rộng ra tiếp 188 hải lý (hay 200 hải lý tính từ đường cơ sở) là vùng đặc quyền kinh tế, là vùng biển mà chúng ta có quyền chủ quyền để thực hiện các việc khai thác. Đồng thời Việt Nam có quyền tài phán để đồng ý hoặc không đồng ý cho quốc gia khác khai thác.

Tuy nhiên việc Trung Quốc được quyền tự do cho tàu, máy bay hoạt động trong khu vực này là có thể phù hợp với tự do hàng hải, hàng không.

Những thông tin này được kết luận: Việc HD 981 thực hiện một hành trình “xuyên qua” vùng đặc quyền kinh tế hoặc vào vùng lãnh hải 12 hải lý ngay sát sườn của Việt Nam cũng là điều chấp nhận được với điều kiện họ không đe dọa hay khai thác tài nguyên trong vùng biển đó.

Ý kiến này còn biện minh cho việc giàn khoan nổi khổng lồ 981 có thể được hiểu như một phương tiện trên biển – vậy nên việc đi lại của nó là bình thường.

Giàn khoan 981.

Từ những quan điểm này, chúng ta có thể thấy ngay những sai lệch thông tin cần điều chỉnh.

Thứ nhất: Không có chuyện giàn khoan 981 của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một cách “vô tư”, tình cờ đi ngang qua mà không có mưu đồ gì.

Đầu tiên là việc ngày 3/5, trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc đã đưa cảnh báo hàng hải số 14033 về việc giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) “tác nghiệp tại Nam Hải”.

Cảnh báo này cho biết, từ ngày 2/5 đến 15/8, giàn khoan HD 981 sẽ hoạt động tại tọa độ 150 29’N/1110 12’E. Cấm tất cả các loại phương tiện không được xâm nhập vào khu vực HD 981 hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải lý.

Đối chiếu theo tọa độ trên thì giàn khoan HD 981 đã xâm phạm vào Lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý. Đây là khu vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Như vậy, không thể hiểu rằng Trung Quốc đang cho giàn khoan nổi “đi qua” vùng biển của Việt Nam. Mà mục đích thăm dò, khai thác và lệnh cấm đã được đưa ra rõ ràng. Trong trường hợp này, Trung Quốc đã ngạo mạn thay nước chủ nhà thể hiện “quyền chủ quyền” và “quyền tài phán”. Đây là sự ngang ngược thứ nhất.

Thông báo cấm tàu bè hoạt động gần giàn khoan 981 của Cục Hải sự Trung Quốc.

Thứ hai: Việc Trung Quốc mang theo 38 tàu, gồm cả tàu chiến đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để bảo vệ cho giàn khoan 981. Đây không phải là vùng biển quốc tế hay lãnh hải của Trung Quốc để nước này có quyền đưa tàu vào với mục đích gây hấn với tàu bè của nước khác.

Trong trường hợp này, vào tận vùng biển Việt Nam để gây hấn với nước chủ nhà lại càng là điều không thể. Điều này trái hoàn toàn với quyền “đi lại không gây hại cho nước chủ nhà” trong công ước về luật biển.

Thứ ba: Đó là việc nhận thức 981 như một phương tiện đường thủy di động (giống tàu biển) là nhận thức máy móc và thiếu thực tế. Trên thực tế thì chính Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã tuyên bố 981 chính là giàn khoan – thì không có cớ gì ta lại phải cố mà suy luận nó là “tàu biển”.

Với tất cả những sự chuẩn bị về mặt chiến thuật, ngoại giao, hành động gây hấn… Trung Quốc đã cho thấy việc làm này thực sự có chủ đích và thể hiện tham vọng bá quyền. Mà những kẻ có tham vọng bá quyền thì thường tìm cách đi ra ngoài luật lệ.

Chúng tôi giải thích thêm một số thông tin để bạn đọc thấy rằng: Hành động của Trung Quốc là sai về luật pháp quốc tế và là điều mà Việt Nam cũng như dư luận quốc tế không bao giờ thừa nhận. Vậy nên, những biện giải trên một số diễn đàn là không cần thiết và cần chấm dứt ngay để tránh việc dư luận hiểu nhầm.

(HTC – Nguồn PetroTimes)