RSS

Monthly Archives: Tháng Mười Một 2011

Mừng Chúa Giáng sinh (2)

Mừng Chúa Giáng sinh (2)


Xem tại đây:
– Chùm thơ Mừng Chúa Giáng sinh
– Mùa Vọng ước

Mừng kính Ngôi Hai ngự cõi trần
Chúa ban ân phước phước ân tràn 
Giáng đời gồng gánh thương yêu rải
Sinh thế chở chuyên bác ái chan
Gieo nghĩa anh em lan mọi nẻo
Trồng tình bạn hữu đến muôn đàng
Đức tin thắp lửa đường Thiên vọng
Thiện tỏa an vui khắp cõi trần.

19.11.2011/Trần Kim Lan 

 

Nhãn: , ,

Hoàng Sa vạn lý (liên khúc) (5)- Tiếp theo

Hoàng Sa vạn lý (liên khúc) (5)- Tiếp theo

(Phỏng theo: Tiểu thuyết: Hoàng Sa vạn lý – TG: Nguyễn Quang Vinh) 

81-“Ra khơi quyết chí đảo Nam thâu

Cổ vật ngàn xưa đã dấu sâu

Bằng chứng đưa ra ta thắng lớn

Cội nguồn chưng dẫn Việt thua đau

Lý Văn muốn cãi đành câm miệng

Quan sử định thưa phải cúi đầu“

Hoàng đế Bắc triều mê mải nghĩ

Gian mưu cứ luẩn quẩn đêm thâu.

(15.11.2011)

Read the rest of this entry »

 

Nhãn: , , ,

Xuân về mang nhớ

Xuân về mang nhớ

(Để nhớ về cô giáo Nguyễn Như Vân, cô giáo Nguyễn Thúy Khang và các thầy cô giáo, các bạn học…)

 

Open in new window

Chắc rằng, cô chẳng thể ngờ

Cô học trò nhỏ yêu thơ, thuở nào

Giờ đây, lạc bước, lao đao

Long đong, tầm gửi, lệ trào nhớ quê.

Cuộc đời, dài thế, lê thê

Tha phương, kiếp sống não nề, sầu thay

Nhớ sao da diết những ngày

Ấm tình bạn hữu, tình thầy, tình cô.

Thật mà, ngỡ chỉ là mơ

Vui sao là thuở thầy trò trường xưa

Đàn cò sải nắng sớm trưa

Hàng tre, khóm trúc, đong đưa gió chiều.

Cô ơi! Nhớ biết bao nhiêu

Đã vào dĩ vãng bao điều đẹp tươi

Xuân về, mang nhớ không vơi

Nhớ cô, nhớ cả một thời yêu thương.

Xuân 1998/Trần Kim Lan


 

Nhãn: , ,

Hoàng Sa vạn lý (liên khúc) (4)- Tiếp theo

Hoàng Sa vạn lý (liên khúc) (4)- Tiếp theo

(Phỏng theo: Tiểu thuyết: Hoàng Sa vạn lý – TG: Nguyễn Quang Vinh)

Lý Bật nhận chiếu chỉ

61-Ai đây như thể chiếu triều ban

Tiểu Tiểu nhìn ra hốt hoảng tràn

Đội Nhất chỉ mặt quân tạo phản

Lý quan cụp mắt dạ hoang mang

Ngỡ rằng án trảm thi hành quyết

Nào biết lệnh treo chuộc tội bàn

Run rẩy gập đầu ti hí liếc

Rỉ tai hắn báo mật tin loan…

(11.11.2011)

Read the rest of this entry »

 

Nhãn: , , ,

Ngày Sa-bát, năm Sa-bát, năm Toàn xá

KTCƯ: 31-Ngày Sa-bát, năm Sa-bát, năm Toàn xá

 Open in new window

Mô-sê vâng lời Chúa, truyền dạy dân Ít-ra-en

Ngày Sa Bát, năm Sa Bát, Toàn Xá

Sau Sáu ngày làm việc, chớ nên quên

Ngày thứ Bảy là Ngày Nghỉ, vì Chúa!

Năm Sa Bát cứ mỗi sau sáu năm

Nhớ ngày này là ngày làm phước đức

Mọi thổ sản, sinh vật… đã hoạch thu

Dành cho đầy tớ, làm thuê, kiều ngụ…

Năm Toàn Xá là năm thứ Năm Mươi

Tức là sau năm thứ bốn mươi chín

Phải thổi kèn vang đến khắp mọi nơi

Ban Phước, Tự do… vì Chúa – Đấng Thánh!

(Dựa theo Lê-vi/23-25/KTCƯ)

7-11-2002/Trần Kim Lan

 

Nhãn: , ,

Luận bàn “Qua đèo Ngang“

 

1-Luận bàn “Qua đèo Ngang“

Bà huyện Thanh Quan dẫu ở xa

Mau về dương thế giúp ngay nha

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ (?) (rợ?) mấy nhà“ (1)

Anh quyết “rợ“ thì như mọi rợ

Chị rằng “rợ“ bởi túp lều ra

Chẳng hay sai đúng là đâu tá

Chấm dứt luận bàn chỉ có bà!

Ghi chú (1): Câu trích trong bài “Qua đèo Ngang“ – TG: Bà huyện Thanh Quan.

3.11.2011/Trần Kim Lan

2-Hỏi bà huyện Thanh Quan

(Họa bài: Hỏi bà huyện Thanh Quan – TG: Hồ Văn Thiện)

Đèo ngang bà tới lúc chiều tà

Có phải hay chăng giữa cỏ hoa                                                   

“Dưới núi lom khom tiều mấy chú

Bên sông lác đác rợ (?) (chợ?) vài nhà“ (1)

Văn đàn tranh cãi xôn xao nước

Báo chí luận bàn náo nhiệt gia

Tóe lửa ngôn từ nay vẫn thế

Suối vàng nữ sĩ thấu không ta?

Nguyên tác: “Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ (?) (rợ?) mấy nhà“ (Trích bài: Qua đèo Ngang– TG: Bà huyện Thanh Quan)

3.11.2011/Trần Kim Lan

3- Một số suy nghĩ về bài “Qua đèo Ngang“ của bà huyện Thanh Quan

Đây là một bài thơ giá trị về nghệ thuật lẫn nội dung, tư tưởng, chính vì thế mà bài thơ đã được đưa vào giảng dạy tại học đường.

Ở đây, tôi chỉ muốn nêu lên suy nghĩ của mình về hai câu:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông (chợ?) (rơ?) mấy nhà“ (Qua đèo Ngang)

Diễn giải ý: Khi tới đèo Ngang bà huyện nhìn thấy: Dưới núi có vài chú tiều đang cúi lom khom (đang làm việc).
Và: Bên sông có rải rác mấy cái nhà, chợ? (nếu là chợ)
Và: Bên sông có rải rác vài nhà rợ (nếu là rợ)

Theo tôi nghĩ từ “chợ“ như lâu nay sách giáo khoa in ấn khó chấp nhận, vì sao?
“tiều vài chú“ –  (vài chú tiều phu), nữ sĩ dùng biện pháp đảo từ: vì đây là thơ, nên biện pháp đảo từ thường gặp, nếu viết văn thì là vài người tiều phu. “Tiều vài chú“, chỉ mấy người ở dưới núi là những người nào? Tiều phu.
Vậy thì: chợ mấy nhà – là vế đối với tiều vài chú (đảo từ)
Vậy chợ mấy nhà ý nghĩa là gì? Có phải bà huyện muốn nói là: ở bên sông có mấy nhà chợ? Vì để đối ý với tiều vài chú?
Tôi nghĩ, chắc chắn, bà huyện không viết như thế, vì không hợp ngữ cảnh và nếu hiểu là mấy nhà và chợ thì vế câu không đối với tiều vài chú. Nữ sĩ Là một trong những người làm thơ Đường luật rất đúng niêm luật, rất chuẩn xác về đối ý, đối từ…
Bây giờ xét đến khả năng có thể là từ “rợ“ hay không và hiểu nghĩa của từ rợ thế nào là chính xác (không cần phải đi khảo sát địa phương).

“Rợ mấy nhà“, để đối với câu trên, thì rợ mấy nhà là đảo từ: mấy nhà rợ (chỉ sự sở hữu) mấy nhà của người rợ, nếu hiểu ra là như thế. Còn “tiều vài chú“, chỉ nghề nghiệp (tính chất). Vậy có thể đối với nhau không? Theo tôi thì không và như vậy, không phải nghĩa của từ rợ là “mọi rợ“. Rợ mấy nhà, chỉ mấy cái nhà ấy làm bằng gì (nhà mái tranh, rạ…). Chắc là nhà (chòi, điếm, nơi nghỉ ngơi, trú chân) của mấy chú tiều. Có thể từ “rợ“ là từ “rạ“ chăng, theo cách nói, đọc của người địa phương? Rạ mấy nhà (đảo từ)  hay là mấy nhà rạ, thì vế đối “tiều vài chú“ có thể chấp nhận được chăng? Bà huyện Thanh Quan, tuy chỉ còn lại rất ít bài thơ, nhưng đều là nhưng bài thơ rất xuất sắc và ngụ ý sâu sa, dùng nhiều điển tích, để nói lên tâm trạng, suy tư… Lại càng không thể dùng từ “rợ“ để chỉ mấy người thiểu số được, theo tôi  nghĩ.
 Khi học trong nhà trường, thì thầy cô dạy thế nào, biết thế ấy thôi, lúc đó, cũng chỉ hiểu những nét cơ bản về thơ Đường luật thôi. Rồi sau này, khi tôi làm nghề dạy học, bình giảng về bài thơ này, tôi cũng chỉ lặp lại những gì mà thầy cô trong trường đã giảng dạy cho tôi và tôi không thấy được những gì mà tôi đã viết ở trên. Phải, có lẽ, chỉ tới giờ đây , khi tôi tự mình viết những bài thơ Đường luật, tôi mới rõ hơn về niêm luật của thơ Đường luật mà một người viết phải tuân thủ.

Nay tình cờ đọc được sự tranh luận về bài thơ này trên mạng ảo, tôi mới biết có cuộc tranh luận “nảy lửa“ về hai từ “chợ“ hay “rợ“. Có người vẫn cho từ “chợ“ là chính xác, người lại cho từ “rợ“ nghĩa là “mọi rợ“. Tất cả chỉ là do sao chép, do có thể hiểu sai ý của Tác giả mà làm giảm giá trị của bài thơ, mà theo tôi, đó là một bài thơ hoàn mỹ cả về nội dung, lẫn nghệ thuật, nếu đó là cụm từ “rạ mấy nhà“. đối với “tiều vài chú“. tại sao không? Bà huyện chỉ thoáng nhìn thấy mấy mái nhà lợp rạ, vài chú tiều… và bà ghi lại cảm xúc của mình…

 Mong rằng, các nhà nghiên cứu sẽ sớm xem xét lại nguồn gốc và bản viết chính xác của bài thơ “Qua đèo Ngang“, để trả bài thơ về giá trị đích thực, như Tác giả đã để tâm huyết vào đó.

Mong lắm thay!

3.11.2011/Trần Kim Lan


 
7 bình luận

Posted by trên 19.11.2011 in Thơ Đường Luật

 

Nhãn: , ,

Hoàng Sa vạn lý (liên khúc) (3)- Tiếp theo

Hoàng Sa vạn lý (liên khúc) (3)- Tiếp theo

(Phỏng theo: Tiểu thuyết: Hoàng Sa vạn lý – TG: Nguyễn Quang Vinh)

Lý Bật và đoàn người phương Bắc

41-Bình an hưởng thụ mấy ngày liền

Lý Bật đắm chìm gái rượu nghiền

Khấp khởi vui mừng ngồi chẳng đặng

Bồn chồn nao nức đứng không yên

Đảo vàng thấp thoáng ngời tiên cảnh

Ráng đỏ chập chờn tỏa diệu huyền

“Quyền chức giầu sang đà trước mắt”

Hắn cười mơ nghĩ bước thăng thiên…

(30.10.2011)

Read the rest of this entry »

 

Nhãn: , , ,

Hoàng Sa vạn lý (liên khúc) (2) – Tiếp theo

Hoàng Sa vạn lý (liên khúc) (2) – Tiếp theo

(Phỏng theo: Tiểu thuyết: Hoàng Sa vạn lý – TG: Nguyễn Quang Vinh)

Cứu người

21-Đường còn xa thẳm lắm gian nan

Bão táp phong ba bất chợt tràn

Ào ạt gió lay lay cảnh vật

Ầm ầm biển động động non ngàn

Lốc xoay tung hất mồ vùng dậy

Sóng xoáy lật nhào thuyền vỡ tan

Văng vẳng tiếng kêu la cấp cứu

Thủy binh hối hả giúp người nan.

(25.10.2011)

Read the rest of this entry »

 

Nhãn: , , ,

Hoàng Sa vạn lý (liên khúc) (1) – Tiếp theo

 Hoàng Sa vạn lý (liên khúc) (1)

 (Phỏng theo: Tiểu thuyết: Hoàng Sa vạn lý – TG: Nguyễn Quang Vinh)

1-“Hoàng Sa vạn lý“ chứng nhân đây

Thiên sử biên niên đảo Việt nay

Dẫu mới mở đầu nhà cắm mốc

Dù vừa khai khoáng đất chăng dây

Ơn vương triều Lý ghi muôn thuở

Công Đội Nhất đoàn nhắc mãi ngày

Sự thật luôn luôn là sức mạnh

“Hoàng Sa vạn lý“ chứng nhân đây.

(18.10.2011)

Read the rest of this entry »

 

Nhãn: , , ,

Tông Đồ Công Vụ: Chương 28: Ông Phao-lô tại đảo Man-ta

Ông Phao-lô tại đảo Man-ta

1 Được cứu rồi, chúng tôi mới biết đảo ấy gọi là Man-ta.2 Dân địa phương đối xử với chúng tôi một cách nhân đạo hiếm có. Họ đốt một đống lửa to và tiếp đón tất cả chúng tôi, vì trời đã bắt đầu mưa và lạnh.3 Ông Phao-lô vơ được một mớ cành khô và đang bỏ vào lửa, thì một con rắn độc bị nóng bò ra, cuốn vào tay ông.4 Người địa phương thấy con vật lủng lẳng ở tay ông thì bảo nhau: “Chắc chắn người này là một tên sát nhân: hắn vừa được cứu khỏi chết dưới biển, nhưng Thần Công Lý đã không để cho sống.”5 Nhưng ông giũ con vật vào lửa mà không hề hấn gì.6 Họ cứ đợi ông sẽ sưng phù lên hoặc lăn ra chết; nhưng đợi lâu mà không thấy có gì khác thường xảy đến cho ông, thì đổi ý và bảo ông là một vị thần.

7 Gần nơi ấy, có đồn điền của viên quan lớn nhất đảo, tên là Púp-li-ô. Ông tiếp đón chúng tôi và niềm nở cho chúng tôi trú ngụ trong ba ngày.8 Có ông thân sinh ông Púp-li-ô đang liệt giường vì bị sốt và kiết lỵ. Ông Phao-lô vào thăm, cầu nguyện, đặt tay trên ông và chữa khỏi.9 Thấy thế, các bệnh nhân khác trên đảo cũng đến với ông và được chữa lành.10 Họ trọng đãi chúng tôi, và khi chúng tôi xuống tàu, họ đã đem tới những gì chúng tôi cần dùng.

Từ Man-ta tới Rô-ma

11 Ba tháng sau, chúng tôi ra khơi trên một chiếc tàu đã qua mùa đông tại đảo; tàu này của thành A-lê-xan-ri-a và mang huy hiệu hai thần Đi-ốt-cu-ri.12 Chúng tôi ghé vào thành Xy-ra-cu-xa và ở lại đó ba ngày.13 Từ nơi ấy, chúng tôi đi men theo bờ biển và tới thành Rê-gi-ô. Ngày hôm sau có gió nam nổi lên, và sau hai ngày chúng tôi tới cảng Pu-tê-ô-li.14 Ở đây chúng tôi gặp được những người anh em, họ mời chúng tôi ở lại với họ bảy ngày. Chúng tôi đến Rô-ma như thế đó.

15 Các anh em ở Rô-ma nghe tin chúng tôi tới thì đến tận chợ Áp-pi-ô và Ba Quán đón chúng tôi. Thấy họ, ông Phao-lô tạ ơn Thiên Chúa và thêm can đảm.16 Khi chúng tôi vào Rô-ma, ông Phao-lô được phép ở nhà riêng cùng với người lính canh giữ ông.

Ông Phao-lô tiếp xúc với kiều bào Do-thái ở Rô-ma

17 Ba ngày sau, ông mời các thân hào Do-thái đến. Khi họ đã tới đông đủ, ông nói với họ: “Thưa anh em, tôi đây, mặc dầu đã không làm gì chống lại dân ta hay các tục lệ của tổ tiên, tôi đã bị bắt tại Giê-ru-sa-lem và bị nộp vào tay người Rô-ma.18 Sau khi điều tra, họ muốn thả tôi, vì tôi không có tội gì đáng chết.19 Nhưng vì người Do-thái chống đối, nên bó buộc tôi phải kháng cáo lên hoàng đế Xê-da; tuy vậy không phải là tôi muốn tố cáo dân tộc tôi.20 Đó là lý do khiến tôi xin được gặp và nói chuyện với anh em, bởi chính vì niềm hy vọng của Ít-ra-en mà tôi phải mang xiềng xích này.”

21 Họ nói với ông: “Về phía chúng tôi, chúng tôi không nhận được thư nào từ Giu-đê nói về ông, cũng chẳng có ai trong các anh em đến đây báo cáo hoặc nói gì xấu về ông.22Chúng tôi muốn được nghe ông trình bày ý nghĩ của ông, vì chúng tôi biết là phái của ông đến đâu cũng gặp chống đối.”

Ông Phao-lô tuyên bố với kiều bào Do-thái ở Rô-ma

23 Họ hẹn ngày với ông, và hôm đó đến gặp ông tại nhà trọ đông hơn. Ông trình bày cho họ và long trọng làm chứng về Nước Thiên Chúa; từ sáng đến chiều, ông dựa vào Luật Mô-sê và các ngôn sứ mà nói về Đức Giê-su, để cố thuyết phục họ.24 Nghe ông nói, người thì được thuyết phục, người thì không chịu tin.25 Khi giải tán, họ vẫn không đồng ý với nhau; ông Phao-lô chỉ nói thêm một lời: “Thánh Thần đã nói rất đúng khi dùng ngôn sứ I-sai-a mà phán với cha ông anh em26 rằng: Hãy đến gặp dân này và nói: Các ngươi có lắng tai nghe cũng không hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy;27 vì lòng dân này đã ra chai đá: chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành.

28 “Vậy xin anh em biết cho rằng: ơn cứu độ này của Thiên Chúa đã được gửi đến cho các dân ngoại; họ thì họ sẽ nghe.”29 Ông nói thế rồi thì người Do-thái đi ra, tranh luận với nhau rất sôi nổi.

30 Suốt hai năm tròn, ông Phao-lô ở tại nhà ông đã thuê, và tiếp đón tất cả những ai đến với ông.31 Ông rao giảng Nước Thiên Chúa và dạy về Chúa Giê-su Ki-tô, một cách rất mạnh dạn, không gặp ngăn trở nào.

Tông Đồ Công Vụ 

 

 

Nhãn: ,